Thứ bảy, 20/04/2024 18:13 (GMT+7)

Bộ trưởng TN&MT yêu cầu làm rõ nguyên nhân khiến Phú Quốc bị ngập

MTĐT -  Thứ sáu, 16/08/2019 14:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan đến trận ngập lịch sử tại Phú Quốc, mới đây, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà đã giao các cơ quan chuyên môn kiểm tra, làm rõ nguyên nhân khiến Phú Quốc bị ngập lụt.

Trao đổi với Zing.vn, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, đã giao các cơ quan chuyên môn kiểm tra, làm rõ nguyên nhân khiến Phú Quốc bị ngập lụt vừa qua. Người đứng đầu ngành TN&MT nhấn mạnh khi đưa ra nguyên nhân phải dựa trên cơ sở khoa học.

Trong đó, một phần nguyên nhân đến từ việc Phú Quốc đã gánh chịu lượng mưa khoảng 1.000 mm chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, ông Hà cho biết sẽ làm rõ nguyên nhân gì khiến hệ thống thoát nước tại đảo bị tê liệt và không loại trừ tác động của con người.

“Cần phải xem xét nguyên nhân tại sao hệ thống thoát nước lại bị tê liệt như thế? Xem xét tắc ở đâu, thoát lũ ở đâu”, ông Hà nói.

Bộ trưởng TN&MT cũng nhấn mạnh cần xem xét lại thiết kế hệ thống thoát. Ngoài ra, còn có các hoạt động của con người tại đảo đã không tính đến quy hoạch xây dựng, không tính toán hết khả năng thoát lũ.

Khi được hỏi liệu có phải Phú Quốc đang phát triển quá “nóng”, cấp phép dự án một cách ồ ạt, là một phần gây ra trận lũ vừa qua hay không, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng chưa thể kết luận ngay được mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, dựa trên cơ sở khoa học.

“Cần phải tính toán lại hạ tầng xã hội, phân bố dân cư, hệ thống thoát nước… như thế nào, có đáp ứng được không”, ông Hà chia sẻ thêm.

Trước đó, từ ngày 8-9/8, Phú Quốc có mưa lớn liên tục và triều cường dâng cao gây ngập cục bộ một số nơi.

Chỉ trong 10 ngày đầu tháng 8 tổng lượng mưa tại Phú Quốc là 1.167,4 mm trong đó đáng kể nhất là ngày 5/8, ngày 7, ngày 8 ở Phú Quốc có mưa rất lớn, ngày 5/8 lượng mưa là 265 mm, ngày 7/8 lượng mưa là 190 mm, đặc biệt vào ngày 9/8 lượng mưa ngày ở Phú Quốc lên tới 378 mm.

Phú Quốc ngập lụt chưa từng có. Ảnh: Internet.

Tại huyện đảo Phú Quốc tổng lượng mưa trung bình mỗi năm vào khoảng 2.800 mm, nhưng chỉ trong 10 ngày đầu tháng 8 lượng mưa trung bình đã lên tới tới 1.167 mm, trong khi trung bình 10 ngày tháng 8 ở Phú Quốc lượng mưa chỉ khoảng 163 mm, như vậy trong 10 ngày đầu tháng 8 năm 2019 lượng mưa đã vượt tới 7 lần so với trung bình và bằng gần một nửa so với lượng mưa cả năm và đây cũng là số liệu mưa đo được cao nhất trong lịch sử quan trắc từ 1978 đến nay.

Nói về lý do ngập lụt ở Phú Quốc, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang) Mai Văn Huỳnh cho rằng là do biến đổi khí hậu, trong đó từ 1-9/8, tổng lượng mưa đạt 1.170mm.

Đây là lượng mưa kỷ lục, lớn hơn so với trung bình nhiều năm, diễn ra trong thời gian ngắn, trùng với thời điểm nước biển dâng cao, gây thoát nước từ sông, suối ra biển bị cản trở rất nhiều”, ông Huỳnh cho biết.

Ngoài ra, lúc xảy ra lượng mưa lớn, gió mùa Tây Nam thổi mạnh làm sóng biển lên cao gây cản trở đáng kể lưu lượng nước thoát của các cửa sông ra biển.

“Hệ thống thoát nước trong nội ô thị trấn được đầu tư xây dựng từ năm 2003, Đến nay, dân cư Phú Quốc phát triển nhanh quy mô đầu tư thời điểm đó phù hợp với mật độ dân cư sinh sống thưa thớt., khách du lịch và cơ sở sản xuất, kinh doanh làm thay đổi hiện trạng ao hồ tự nhiên để điều hoà khi nước thoát không kịp. Một số điểm bị san lấp tôn nền xây dựng kè, làm hẹp dòng chảy…”, ông Huỳnh nêu.

Trước nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân khiến Phú Quốc bị ngập là do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, chưa quan tâm đến việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc nói: "Chúng tôi không chối cãi những yếu kém trong quản lý nhà nước. Rất nhiều địa phương cũng có những hạn chế nhất định, và chúng tôi đang dần khắc phục.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng TN&MT yêu cầu làm rõ nguyên nhân khiến Phú Quốc bị ngập. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất