Thứ ba, 19/03/2024 15:14 (GMT+7)

Ngành bán lẻ Việt vực dậy sau đại dịch Covid-19

MTĐT -  Thứ bảy, 23/05/2020 18:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến ngành bán lẻ. Hàng loạt các ông lớn bán lẻ đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, thế nhưng, theo các chuyên gia kinh tế, ngành bán lẻ sẽ sớm phục hồi sau dịch

Báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 cho thấy, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ lớn bị sụt giảm mạnh về doanh thu.

Một số doanh nghiệp phân phối xác nhận, dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp tình hình kinh doanh của hệ thống, so với tháng 1, tháng 2 năm 2019 doanh số bán hàng có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn; nhóm hàng hóa thiết yếu là lương thực, thực phẩm có tăng do tâm lý tích trữ trước diễn biến phức tạp của dịch; nhóm hàng hóa khác giảm.

Hoạt động kinh doanh trong 2 tháng đầu năm của các doanh nghiệp đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019, dự kiến đến hết quý I/2020 sẽ còn tiếp tục giảm.

Các "ông lớn" trong ngành bán lẻ như Lotte, Aeon Việt Nam, Saigon Co.op... đều không tránh khỏi ảnh hưởng trong kinh doanh.

Lotte cho biết, doanh thu của doanh nghiệp giảm khoảng 50% so với tháng 01 năm 2020 và giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019.

Aeon Việt Nam ghi nhận mức sụt giảm doanh thu 2% trong tháng 1 và giảm 6% trong tháng 2/2020 so với kế hoạch đề ra.

Saigon Co.op có mức doanh thu bán lẻ trong 2 tháng đầu năm giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước và có thể bị sụt giảm 1.000 tỷ đồng nếu dịch được kiểm soát trong quý II, và giảm 2.000 tỷ đồng nếu dịch tiếp tục kéo dài.  Doanh thu cho thuê mặt bằng của đơn vị cũng giảm 50%.

Tuy nhiên, đến nay, cơ bản Việt Nam đã khống chế thành công dịch bệnh khi hơn 1 tháng qua không xuất hiện ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng. Việt Nam được coi là điểm sáng trong cuộc chiến chống Covid-19 và được dự báo sẽ nhanh chóng vực dậy lại nền kinh tế.

Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, điểm sáng là kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội trên toàn quốc từ ngày 23/4.

Đài CNBC (Mỹ) dẫn lời các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định Việt Nam có thể tránh được suy thoái kinh tế trong năm nay nhờ các biện pháp ngăn dịch COVID-19 kịp thời trước đó.

"Họ sẽ không thể miễn dịch với sự suy giảm nhu cầu ở ngoài thế giới... Nhưng chúng tôi không đoán rằng họ sẽ rơi vào suy thoái" - ông Sian Fenner, trưởng kinh tế gia về châu Á tại Oxford Economics, nhận định.

Theo ông Fenner, Việt Nam có thể đạt được điều này nhờ sớm hạn chế đi lại và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, giúp ngăn đợt sóng lây nhiễm rộng khắp toàn quốc. Ngoài ra, kinh tế Việt Nam còn hưởng lợi nhờ chuỗi cung ứng dần được đa dạng hóa.

“Ngoài ra, kinh tế Việt Nam còn hưởng lợi nhờ chuỗi cung ứng dần được đa dạng hóa do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”, Sian Fenner, nhà kinh tế trưởng về châu Á tại Oxford Economics, nói với CNBC.

Đánh giá về khả năng phục hồi của ngành bán lẻ Việt Nam, các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, với hàng loạt chính sách hỗ trợ cùng các gói kích cầu của Chính phủ như: gói 180.000 tỷ đồng theo Nghị định 41 nhằm “tiếp sức” cho doanh nghiệp thông qua việc gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất; gói 62.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 42 hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19; giảm giá điện và mới đây nhất là hạ lãi suất để cứu doanh nghiệp… thị trường bán lẻ cũng được tiếp thêm luồng sinh khí mới.

Cùng với hoạt động sản xuất, sự nhộn nhịp của kinh doanh bán lẻ được coi là tấm gương phản chiếu tốc độ phát triển của nền kinh tế. Vì thế, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích thêm, các gói hỗ trợ của Chính phủ dù trực tiếp hay gián tiếp đều phát huy tác dụng khi giúp duy trì được tổng cầu có khả năng thanh toán của xã hội.

“Doanh nghiệp khi được hỗ trợ sẽ giảm chi phí, giá thành sản xuất, giúp kích thích tiêu dùng. Đồng thời, khi sản xuất phục hồi thì thu nhập của người dân tăng lên, tức là gián tiếp thúc đẩy thị trường bán lẻ phát triển”, ông Phong nói.

Theo bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, ngành bán lẻ không chỉ rất biết thích ứng với sự biến đổi của xã hội mà còn có tốc độ hồi phục nhanh hơn các ngành khác, nhờ những tiềm năng sẵn có cũng như những triển vọng được mở ra sau dịch bệnh.

Trước hết, chính thói quen của người Việt như sử dụng thực phẩm tươi, văn hóa chuộng giao lưu và sở thích mua sắm hàng hóa trực tiếp đã tác động tích cực tới thị trường bán lẻ ngay sau khi xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Đây chính là những yếu tố mang tới sự phát triển ổn định cho thị trường bán lẻ Việt Nam.

 Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Ngành bán lẻ Việt vực dậy sau đại dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Im lặng để mất nhau
Anh im lặng , em cũng sẽ lặng im////Dù con tim hình bóng anh khuất lấp///Niềm nhớ thương dành cho anh duy nhất///Cũng im lìm chẳng nhắn gọi anh đâu...
Bài thơ: Lòng cỏ
Đôi khi lòng đau như cỏ///Vết chân vô ý lướt qua,///Có khi lòng vui như cỏ///Bàn chân mềm mại thướt tha.