Thứ sáu, 26/04/2024 04:43 (GMT+7)

Lệ Thủy -Quảng Bình: Ngư dân Ngư Thủy Nam được mùa sứa

QUỐC HUY -  Thứ sáu, 16/03/2018 08:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày qua, ngư dân tại thôn Liêm Tiến, xã Ngư Thủy Nam (Quảng Bình) đang rất phấn khởi bởi vụ sứa năm nay có nhiều khởi sắc.

Sau mấy ngày biển động, hôm nay bà con ngư dân xã Ngư Thủy Nam (huyện Lệ Thủy – Quảng Bình) lại tiếp tục ra khơi đánh bắt vụ sứa chỉ có duy nhất trong năm. Mới đầu vụ mà bà con ngư dân tại đây ai cũng đều hồ hởi, vui mừng bởi vụ sứa năm nay được mùa.

Theo chia sẻ của mọi người, vụ sứa chỉ kéo dài từ đầu tháng 2 cho đến hến tháng 3 (AL) hàng năm. Tuy nhiên, năm nay các ngư dân khai thác sớm hơn, từ rằm tháng giêng là thuyền lớn thuyền nhỏ đã ra khơi bắt sứa.

Nhờ sứa được mùa nên bà con đi gánh sứa thuê với thu nhập 150 – 200 ngàn mỗi ngày.

Loại sứa mà bà con khai thác là sứa đỏ, loại sứa rất thông dụng trong các nhà hàng, quán ăn. Thông thường vụ mùa chính kéo dài hai tháng, tuy nhiên hiện tại bà con tại Ngư Thủy Nam chỉ mới khai thác đúng 5 ngày mà đã thu về gần 300 tấn sứa biển, điều này khiến bà con rất phấn khởi về một vụ mùa bội thu.

Thời điểm PV có mặt tại ngư trường khai thác, có rất nhiều phụ nữ trung niên đang nhịp nhàng đôi chân gánh lộc biển vào bờ. Cô Hoàng Thị Hiệu (thôn Liêm Tiến, xã Ngư Thủy Nam) cho biết, từ sáng đến giờ cũng đã gánh được  5 – 7 tấn sứa rồi.

“Ở đây đàn ông thanh niên họ đi biển hết, chỉ còn phụ nữ với người già cả ở nhà thôi chú. Tranh thủ lúc nhàn rỗi, mấy chị em kéo nhau đi khiêng sứa để kiếm thêm mớ rau, cân thịt”, bà Hiếu cho hay.

                               Bà con ai cũng vui mừng, phấn khởi vì được mùa sứa.

Theo bà Hiếu, trung bình mỗi đội quân gánh sứa có khoảng 30 – 50 người, đa số đều là phụ nữ được chủ thu mua sứa thuê để gánh sứa từ các thuyền lên bãi tập kết. Mỗi tấn sứa gánh thuê sẽ được trả công 150 ngàn và chia đều cho tất cả mọi người. Trung bình mỗi ngày họ có thể gánh từ 70 – 100 tấn tùy từng thời điểm, tính ra thu nhập rơi vào khoảng 150 – 200 ngàn đồng một người mỗi ngày.

Ông Nguyễn Văn Thụ, chủ thu mua sứa tại đây cho hay, giá thu mua sứa tại gốc là  800d/kg. Mỗi thuyền gồm 4 người, đánh bắt được tối đa 7 – 10 tấn sứa, như vậy mỗi ngày các ngư dân trên thuyền cũng kiếm được khoảng 1triệu đồng.

Thời điểm PV có mặt tại ngư trường, mặc dù chỉ mới 1h chiều nhưng bà con đã gánh được hơn 70 tấn sứa, các ngư dân ước tính hôm nay cũng được hơn 100 tấn: “mấy ngày biển động, hôm nay mới ra khơi lại mà sứa về nhiều ri nên ai nấy cũng phấn khởi lắm”, một chị đang gánh sứa vui mừng nói.

 Ngư dân xã Ngư Thủy Nam phấn khởi vì năm nay trúng lộc biển.

Mới khởi đầu mùa vụ mà đã có nhiều khởi sắc, theo ông Thụ ước tính năm nay có thể sẽ thu về 1200 – 1500 tấn sứa, bởi sản lượng trung bình các năm cũng đã ngót nghét 1000 tấn.

Sau sự cố môi trường biển do Fomosa gây ra, ngư dân vùng biển dọc các tỉnh miền Trung phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự cố này, thủy hải sản dưới biển cũng chết dần chết mòn bởi các hóa chất độc hại.

Hiện tại hệ sinh thái tại các vùng biển này  đang dần hồi phục trở lại. Năm nay bà con xã Ngư Thủy Nam được mùa sứa cũng là một tin đáng mừng, khích lệ các ngư dân ra khơi bám biển, ổn định cuộc sống.

Bạn đang đọc bài viết Lệ Thủy -Quảng Bình: Ngư dân Ngư Thủy Nam được mùa sứa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.