Thứ tư, 24/04/2024 22:32 (GMT+7)

Làng nghề Đồng Kỵ lao đao, thêm bài học về phụ thuộc thị trường TQ

MTĐT -  Thứ ba, 08/10/2019 16:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Câu chuyện TQ ngưng thu mua, nông sản Việt Nam rớt giá, hàng hóa đóng băng đã không còn là chuyện hiếm thấy nhiều năm qua. Thế nhưng vòng luẩn quẩn đó vẫn chưa kết thúc.

Điệp khúc Trung Quốc ngưng mua, thịt heo, dưa hấu, thanh long,…mất giá thê thảm nhiều năm qua

Chắc hẳn mọi người vẫn chưa quên câu chuyện giá heo rớt thảm hại vào tháng 5/2016. Giá heo rớt từng ngày, người chăn nuôi đứng ngồi không yên, heo bị giảm trọng lượng, mỗi con mất 5-10kg, thậm chí nhiều con còn bị chết trên xe nên đành bán tống bán tháo.

Đầu tuần, giá heo hơi khoảng 55.000 đồng/kg nhưng tới chiều 13-5 chỉ còn 51.000 đồng/kg. Trung Quốc không thu mua nữa, người nuôi cầm chắc lỗ. Đến cuối ngày 13-5, theo ghi nhận của Tuoitre, tại xã Quảng Nghĩa, Móng Cái - nơi có điểm xuất heo sang Trung Quốc, khoảng 10 xe ước 1.500 con heo với tổng trọng lượng khoảng 150 tấn vẫn nằm chờ.

Câu chuyện đó những tưởng đã trở thành bài học thấm thía cho bà con khi kì vọng cảm tính vào một thị trường thất thường như Trung Quốc, nhưng không, sau đó, bà con tiếp tục lao đao vì dưa hấu, thanh long,… tiếp tục mất giá vì thương lái Trung Quốc ngừng mua.

Tiếp tục, năm 2018, người dân cả nước lại phải chung tay “giải cứu” dưa hấu Phú Ninh, Quảng Nam do người dân “được mùa, mất giá”. Nếu như năm trước đó, dưa được mùa, giá khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg, với 1 ha dưa sau khi trừ chi phí gia đình tôi có thể thu lãi khoảng 10 - 15 triệu đồng, thì năm 2018, khi thương lái Trung Quốc ngưng thu mua, giá mua tại ruộng rớt thảm hại chỉ còn chưa đầy 1.000 đồng/kg. Thậm chí người dân ngậm ngùi mang về chăn bò vì có bán cũng không ai mua.

Dưa hấu Quảng Nam được mùa - mất giá vào năm 2018, giá còn 1.000 đồng/kg do thương lái Trung Quốc không thu mua.

Theo Vietnamnet, ở Khánh Hoà, cuối tháng 7 vừa qua, người nuôi tôm hùm cũng như ngồi trên đống lửa vì giá giảm kỷ lục do Trung Quốc không mua.

Giá tôm hùm xanh vì thế chỉ còn 400.000-550.000 đồng/kg, tức giảm 50.000-100.000 đồng/kg; tôm hùm bông giảm còn 1-1,1 triệu đồng/kg (loại 1), giảm 500.000-600.000 đồng/kg so với tháng trước.

Chưa kết thúc, đến đầu tháng 9/2019, bà con lại tiếp tục đứng ngồi không yên vì nhiều mặt hàng trái cây của Việt Nam như dưa hấu, thanh long đã mất giá tới 50%, chỉ còn khoảng 6.000 đồng/kg.

Theo Zing, các mặt hàng hiện đều có mức giá giảm khoảng 50% so với tháng trước. Cụ thể, dưa hấu chỉ ở mức hơn 6.000 đồng/kg; thanh long ruột trắng giá còn 6.000-7.000 đồng/kg.

Thậm chí, mặt hàng dừa xiêm còn giảm tới hơn 50% khi xuống mức giá 40.000 đồng/chục, so với mức giá 90.000 đồng/chục trước đó. Với các mức giá sau sụt giảm, nhà vườn không có lãi, thậm chí thua lỗ.

Nguyên nhân giảm giá chính được Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định là nhu cầu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc không ổn định. Bên cạnh đó, phía Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ vận chuyển qua lại cửa khẩu đã làm cho đầu ra của trái cây bấp bênh.

Làng nghề Đồng Kỵ lao đao, thêm bài học đắt giá vì phụ thuộc thị trường Trung Quốc

Khi thị trường nông sản Việt Nam liên tiếp chịu ảnh hưởng từ tính thất thường tại thị trường Trung Quốc, thì thị trường đồ gỗ mỹ nghệ cũng không ngoại lệ.

Làng tỷ phú” Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh) từng được xem là khu vực kinh tế trọng điểm trong những năm đầu 2000 cho đến 2015 vì sự phát triển thăng hoa của nghề gỗ mỹ nghệ. Tuy nhiên, thời gian này Đồng Kỵ ế ẩm đến đáng kinh ngạc.

Làng nghề Đồng Kỵ ế ẩm, vắng vẻ khi Trung Quốc ngừng thu mua.

Lý do cả tình trạng ế ẩm này là bị động đầu ra. Trước giờ tất cả các các cơ sở sản xuất tại Đồng Kỵ đều xuất sang thị trường Trung Quốc. Khi thương lái Trung Quốc dừng thu mua sản phẩm thì tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải hoạt động cầm chừng, nếu không muốn phá sản.

Thị trường Trung Quốc đóng băng thì kéo theo các doanh nghiệp nhập khẩu tại Đồng Kỵ cũng lao đao. Hiện nay do hàng hóa ế ẩm nên Đồng Kỵ chỉ còn khoảng 100 doanh nghiệp vẫn giữ nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, hơn 40 % các hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất đã bỏ nghề chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác để cầm chừng và trả nợ, nhiều hộ gia đình lâm vào tình trạng phá sản.

Điều đó cho thấy sự phụ thuộc và bị động đáng báo động của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại về thị trường Trung Quốc để thoát khỏi vòng luẩn quẩn “Trung Quốc ngưng mua, hàng Việt Nam mất giá” như hiện nay.

Cần nhìn nhận lại

Nếu vẫn coi Trung Quốc là thị trường dễ tính, từ đó sản xuất chạy theo số lượng mà không quan tâm đến nhu cầu thị trường như gạo, thanh long,... và sản xuất ra với số lượng lớn nhưng chất lượng phẩm cấp thấp hoặc trung bình, thì có thể bà con Việt Nam sẽ còn tiếp tục nhận trái đắng.

Thực tế có thấy, Trung Quốc đang liên tục thay đổi các quy định trong nhập khẩu chính ngạch, đòi hỏi nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra của hàng hóa Việt Nam, việc này vừa là cơ hội, vừa là thách thức rất lớn.

Thời điểm tháng 5 năm ngoái, phía Trung Quốc chính thức phát đi thông tin về việc siết chặt quy định nhập khẩu với trái cây Việt Nam. Muốn xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, nước này yêu cầu sản phẩm phải được cấp mã số vùng trồng và cấp mã số cơ sở đóng gói để có thể truy xuất nguồn gốc.

Theo Bộ NN-PTNT, do chưa đáp ứng được yêu cầu về thủ tục, quy cách bao gói, nhãn mác,... nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam đã bị trả lại, ách tắc từ đầu 8/2019 đến nay tại khu vực cửa khẩu Móng Cái.

Trong đó, tôm Khánh Hòa ùn tắc trên 129 tấn; mực, cá từ Vũng Tàu trên 34 tấn; cá chỉ vàng Tiền Giang gần 60 tấn; tép khô Phan Thiết 14 tấn,...

Cũng vì Trung Quốc thay đổi quy định về nhập khẩu nên giữa năm nay, có tới hàng 1.000 tấn mực khô của ngư dân bị tồn kho, không xuất khẩu được.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường vẫn khẳng định Trung Quốc là một thị trường cực kỳ tiềm năng cho nông sản Việt. “Hãy nhìn vào bài học xuất khẩu vải của Bắc Giang, nhãn của Hưng Yên, Sơn La để thấy nếu làm chuẩn, đồng bộ, đáp ứng tốt yêu cầu của họ, chúng ta sẽ thắng”, ông Cường tự tin.
Theo Thanhnien, ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho biết các loại quả xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc tăng một cách đáng kể.
Trung Quốc đã cho phép 9 loại quả tươi được xuất khẩu chính ngạch gồm: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.
Phía Trung Quốc cũng đã cấp tổng số hơn 1.309 mã số vùng trồng trên 42 tỉnh thành và 1.435 mã số cơ sở đóng gói trên 32 tỉnh, thành cho 8 loại quả tươi.
Xuất khẩu một số mặt hàng rau quả đã vượt, thậm chí tăng gấp 2 lần so với cả năm 2018 như vải, chuối, dưa hấu. Con số này cho thấy, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường Trung Quốc, nông sản Việt vẫn còn rất nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu”, ông Hòa nói.

H.T (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Làng nghề Đồng Kỵ lao đao, thêm bài học về phụ thuộc thị trường TQ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.