Thứ sáu, 29/03/2024 02:39 (GMT+7)

Đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt xuống còn 5 bậc

MTĐT -  Thứ ba, 05/11/2019 12:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng nay (5/11), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lấy ý kiến về Đề án Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam.

PGS. TS Bùi Xuân Hồi- Bộ môn Kinh tế năng lượng (Đại học Bách khoa Hà Nội) - đơn vị tư vấn đã trình bày về nghiên cứu cải tiến cơ cấu giá bán lẻ điện.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 phương án tính giá điện bậc thang, rút ngắn so với 6 bậc thang trước đây. Cụ thể, với phương án giá bán lẻ điện 3 bậc: Bậc 1 từ 0-100kWh, giá bán lẻ bằng 95% giá bán lẻ điện bình quân; Bậc 2 từ 101-400 kWh, giá bán bằng 115% giá bán lẻ điện bình quân; Và bậc 3 từ 401 kWh trở lên, giá bán lẻ bằng 152% giá bán lẻ điện bình quân.

Về phương án chia giá bán lẻ điện làm 4 bậc thang, nhóm nghiên cứu đề xuất như sau: Bậc 1 từ 0-100kWh, giá bán lẻ bằng 95% giá bán lẻ điện bình quân; Bậc 2 từ 101-300 kWh, giá bán lẻ bằng 114% giá bán lẻ điện bình quân; Bậc 3 từ 301-600kWh, giá bán lẻ bằng 135% giá bán điện bình quân; Bậc 4 từ 601kWh trở lên, giá bán bằng 154% giá bán lẻ điện bình quân.

Phương án giá điện chia làm 5 bậc thang, bậc 1 sẽ từ 0-100kWh, giá bán lẻ vẫn bằng 95% so với giá bán lẻ điện bình quân; Bậc 2 từ 101-200kWh, giá bán lẻ bằng 113% giá bán lẻ điện bình quân; Bậc 3 từ 201-400 kWh bằng 127% giá bán lẻ điện bình quân; Bậc 4 từ 401-700kWh, giá bán lẻ bằng 139% giá bán lẻ điện bình quân và bậc 5 từ 701 kWh trở lên, giá bán lẻ bằng 155% giá bán lẻ điện bình quân.

So với phương án 6 bậc thang hiện hành, phương án biểu giá điện 5 bậc thang giữ nguyên bậc thang thứ hai, từ 101-200kWh/tháng, vì tỷ lệ hộ gia đình tiêu dùng điện trong khoảng này cao nhất.

Theo ông Bùi Xuân Hồi, cả ba phương án trên đều không gây tác động nhiều đến hộ tiêu dùng, xã hội trong khi doanh thu của EVN giảm nhẹ.

Trong đó, đối với phương án 3, bậc triển khai thực tế cũng sẽ đơn giản hơn 4 bậc và 5 bậc. Tuy nhiên đây cũng là phương án mà hộ từ 101-200 kWh sẽ trả chi phí tăng nhiều nhất.

Phương án 5 bậc phù hợp hơn với các mục tiêu định giá, bởi theo đánh giá của đơn vị tư vấn, hộ tiêu dùng bậc 101-200 kWh/tháng chịu tác động ít nhất trong 3 phương án.

Việc chia các bậc thang dùng nhiều điện chi tiết hơn cũng phù hợp hơn với đặc điểm tiêu dùng hiện nay.

Ngoài ra, 5 bậc thang sản lượng cũng phù hợp với 5 bậc thang thu nhập của hộ gia đình. Do đó, đơn vị tư vấn đề xuất nên điều chỉnh theo phương án 5 bậc thang.

TS Trần Văn Bình, Viện Kinh tế và Quản lý (Đại học Bách khoa Hà Nội), nhấn mạnh với mùa mưa hoặc năm không hạn hán, thủy điện chiếm ưu thế thì sẽ có chi phí phát điện rẻ. Ngược lại, mùa khô hoặc những năm hạn hán, phải huy động nguồn nhiệt điện sẽ khiến chi phí cao hơn. Ông đồng tình với việc thay đổi chu kỳ tính giá 2 lần mỗi năm.

GS TS Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cũng cho rằng cần phải thay đổi chu kỳ tính giá điện để tiệm cận theo cơ chế thị trường.

“Theo cơ chế thị trường thì giá điện thay đổi hàng ngày theo các biến động thị trường. Tuy nhiên, nếu thay đổi chu kỳ theo 2 mùa sẽ dung hòa được thị trường và việc điều hành mặt hàng thiết yếu của Chính phủ”, ông Long nói.

Ông Long cũng dẫn ví dụ ở Thái Lan, giá điện được thay đổi theo chu kỳ 3 lần mỗi năm, 4 tháng/lần.

“Cứ đến chu kỳ ấy, EVN báo cáo thay đổi giá, quản lý Nhà nước thông qua hoặc thông qua thì nên quy định thì thành luật. Cơ chế điều chỉnh giá theo đầu vào như thế nào, theo tỷ giá, hay thời điểm điều chỉnh giá có thể cho ý kiến thêm”, ông nói.

TS Trần Văn Bình, Viện Kinh tế và Quản lý (Đại học Bách khoa Hà Nội), nhấn mạnh với mùa mưa hoặc năm không hạn hán, thủy điện chiếm ưu thế thì sẽ có chi phí phát điện rẻ. Ngược lại, mùa khô hoặc những năm hạn hán, phải huy động nguồn nhiệt điện sẽ khiến chi phí cao hơn. Ông đồng tình với việc thay đổi chu kỳ tính giá 2 lần mỗi năm.

GS TS Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cũng cho rằng cần phải thay đổi chu kỳ tính giá điện để tiệm cận theo cơ chế thị trường.

“Theo cơ chế thị trường thì giá điện thay đổi hàng ngày theo các biến động thị trường. Tuy nhiên, nếu thay đổi chu kỳ theo 2 mùa sẽ dung hòa được thị trường và việc điều hành mặt hàng thiết yếu của Chính phủ”, ông Long nói.

Ông Long cũng dẫn ví dụ ở Thái Lan, giá điện được thay đổi theo chu kỳ 3 lần mỗi năm, 4 tháng/lần.

“Cứ đến chu kỳ ấy, EVN báo cáo thay đổi giá, quản lý Nhà nước thông qua hoặc thông qua thì nên quy định thì thành luật. Cơ chế điều chỉnh giá theo đầu vào như thế nào, theo tỷ giá, hay thời điểm điều chỉnh giá có thể cho ý kiến thêm”, ông nói.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt xuống còn 5 bậc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.