Thứ tư, 17/04/2024 06:51 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 18/6: Bước vào thời kì giằng co

MTĐT -  Thứ ba, 18/06/2019 14:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá xăng dầu hôm nay 18/6 đang bước vào thời kì giằng co trên thị trường. Hôm qua (17/6), giá xăng dầu trong nước đã đồng loạt giảm mạnh.

Giá xăng dầu thế giới

Giá xăng dầu hôm nay 18/6 đang bước vào thời kì giằng co trên thị trường. theo ông Kilduff, kinh tế giảm tốc đang khiến nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu tăng chậm lại, lấn át ảnh hưởng của căng thẳng Mỹ-Iran đối với giá dầu.

Giá xăng dầu hôm nay 18/6, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:

Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 7): 52,38 USD/thùng – gần như không đổi

Giá dầu Brent (giao tháng 7): 61.89 USD/thùng - giảm 22 cent

Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 7): 38.730 JPY/thùng - gần như không đổi

Giá xăng dầu hôm nay 17/6: Lặng sóng trên thị trường (Ảnh minh họa).

Trong một báo cáo vào ngày 15/6, IEA đã 2 tháng liên tiếp hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2019, một phần do đà giảm tốc kinh tế toàn cầu. Cơ quan này đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu từ 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng trước xuống 1,2 triệu thùng/ngày. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm nay.

Ngay cả Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng dự đoán nhu cầu thấp hơn trong nửa sau của năm đối với dầu thô mà tổ chức sản xuất. OPEC đang tìm cách tăng cường giảm nguồn cung khi nhóm họp vào cuối tháng này vì các nước ngoài OPEC, dẫn đầu là Mỹ, đang sản xuất nhiều hơn.

Theo ông Olivier Jakob của hãng tư vấn PetroMatrix, hiện tại, chiến tranh thương mại có tác động lớn hơn tới giá dầu, thay vì cuộc chiến tàu chở dầu, và các thành phần tham gia thị trường không quá lo ngại về trận tấn công tàu chở dầu, ít nhất là cho tới khi một tàu chở dầu cực lớn bị bắn hỏng hoàn toàn.

Thị trường xăng dầu trong nước đã đến đợt điều chỉnh giá theo chu kỳ và theo nhiều thông tin, giá nhiên liệu trong nước sắp giảm sốc.

Tính toán theo mức giảm của giá xăng dầu thế giới 15 ngày qua thì xăng E5RON92 có thể giảm ở mức 1.500 - 1.600 đồng/lít.

Trong một báo cáo hàng tháng, EIA đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2019 giảm 160.000 thùng mỗi ngày (bpd) còn 1,22 triệu thùng/ngày.

Nhận định về giá dầu, EIA cho biết giá dầu thô Brent Biển Bắc giao ngay đạt trung bình 71 USD/ thùng trong tháng 5/2019, gần như không thay đổi so với tháng 4/2019 và giảm gần 6 USD/thùng so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, Nga đang cân nhắc liệu rằng việc gia hạn giảm sản lượng có khiến thị phần dầu thô nước này vào tay Mỹ hay không và vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy nước quyết định có tiếp tục thực hiện thỏa thuận hay không.

Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sắp diễn ra trong thời gian 25-26/6, khi quyết định chính sách sản lượng khai thác cho những tháng còn lại của năm.

Nga, đồng minh chính của OPEC, vẫn chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng về việc cắt giảm sản lượng, vì Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói rằng "cần theo dõi (thị trường) dầu mỏ để đưa ra quyết định cân bằng trong tháng 7".

OPEC + đã cố gắng tăng giá dầu thô hơn 40% trong năm nay cho đến cuối tháng 4 thông qua thỏa thuận cắt giảm ít nhất 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong thời gian sáu tháng.

Fereidun Fesharaki, chủ tịch công ty tư vấn năng lượng FGE cho biết "do lo sợ chung về suy thoái kinh tế và thực sự tăng trưởng nhu cầu đang chậm lại... không ai sẽ tranh cãi về việc từ bỏ hiệp ước OPEC+".

FGE cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu có thể giảm dưới 1 triệu thùng/ngày trong năm 2109, giảm từ dự đoán 1,3 tới 1,4 triệu thùng/ngày trước đó.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih, cho biết hôm 7/6 rằng OPEC đã gần đạt được đồng thuận gia hạn hiệp ước cắt giảm nguồn cung dầu sau tháng 6, mặc dù vẫn còn nhiều cuộc đàm phán với các nước ngoài OPEC, như là một phần của thỏa thuận.

Falih cho biết Saudi Arabia đã cắt giảm nguồn cung hơn mức yêu cầu của thỏa thuận OPEC + trong nỗ lực ngăn chặn hàng tồn kho tăng. Vương quốc này đã bơm 700.000 thùng mỗi ngày dưới mức mục tiêu 10,311 triệu bpd, tương đương sản lượng khoảng 9,60 triệu bpd.

Bên cạnh đó, Nga đang cân nhắc liệu rằng việc gia hạn giảm sản lượng có khiến thị phần dầu thô nước này vào tay Mỹ hay không và vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy nước quyết định có tiếp tục thực hiện thỏa thuận hay không.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng năng lương Nga cho biết hiện nay vẫn có rủi ro các nước khai thác quá nhiều dầu thô gây áp lực lên giá dầu.

Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một leo thang khi mới đây Tổng thống Trump cho biết một đợt áp thuế mới sẵn sàng được kích hoạt sau khi cuộc họp thượng đỉnh G20 kết thúc vào tháng này nếu như không đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 5/6 cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục 12,4 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 31/5, tăng 1,63 triệu thùng/ngày kể từ tháng 5/2018. Dự trữ dầu thương mại của Mỹ trong cùng thời gian này tăng 6,8 triệu thùng lên 483,26 triệu thùng - mức cao nhất kể từ tháng 7/2017. 
Chuyên gia phân tích Alfonso Esparza thuộc công ty OANDA cho rằng sự gia tăng sản lượng dầu mỏ của Mỹ đang lấn át nỗ lực cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, dẫn đầu là Nga (còn gọi là OPEC+).

Giá dầu thế giới giảm mạnh trong bối cảnh thị trường đón nhận thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh. Cụ thể, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 31/5 đã tăng tới 6,8 triệu thùng so với tuần trước.

Cũng theo cơ quan này thì đến hết tuần kết thúc vào ngày 31/5, dự trữ dầu của Mỹ ở mức 483,3 triệu thùng, tăng khoảng 6% so với mức trung bình cùng kỳ 5 năm trước.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cùng với Nga, đã gợi ý mạnh mẽ rằng sẽ có cắt giảm sản xuất mở rộng để hỗ trợ giá dầu.

Nhóm này và các đồng minh đã hạn chế nguồn cung từ đầu năm, và sẽ quyết định vào cuối tháng này hoặc đầu tháng 7 xem có nên tiếp tục cắt giảm sản xuất hay không.

Lãnh đạo thực tế của OPEC, Ả Rập Saudi, cho biết hôm 3/6 rằng có khả năng sẽ tiếp tục cắt giảm trong nửa cuối năm nay để đảm bảo sự ổn định của thị trường.

"Chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết để duy trì sự ổn định của thị trường sau tháng 6. Đối với tôi, điều đó có nghĩa là rút hết hàng tồn kho từ mức hiện tại", Bộ trưởng Năng lượng của Khalid al Falih được trích dẫn bởi tờ báo Arab News thuộc sở hữu của Saudi hôm 3/6.

Thị trường dầu mất khoảng 3% vào cuối tuần qua sau khi Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối với tất cả hàng hóa đến từ Mexico, bắt đầu ở mức 5% và tăng cao hơn cho đến khi dòng người nhập cư ngừng lại.

Một nhà phân tích đầu tư tại công ty chứng khoán Rivkin của Úc cho biết: "Giá dầu giảm do những lo ngại thương mại mới sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gây căng thẳng thương mại toàn cầu bằng cách đe dọa thuế quan đối với Mexico, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và là nhà cung cấp dầu thô lớn".

Trong tháng 5, dầu WTI mất 16% trong khi Brent mất 11%, ghi nhận khoản lỗ hàng tháng tồi tệ nhất trong vòng 6 tháng qua.

Trước đó, tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế với Mexico bắt đầu từ mức 5% đã ảnh hưởng tới thị trường giá dầu toàn cầu. Mỹ đe dọa mức thuế này sẽ tăng hàng tháng cho đến khi Mexico kiểm soát được sự gia tăng của những người nhập cư không có giấy tờ từ bên kia biên giới.

Hiện mỗi ngày Mexico chuyển 600.000 đến 700.000 thùng dầu đến Mỹ, chủ yếu là sản phẩm từ các nhà máy lọc dầu chế biến dầu thô thành xăng, dầu diesel và các sản phẩm khác.

Mexico mua hơn 1 triệu thùng dầu thô và nhiên liệu của Hoa Kỳ mỗi ngày, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Mới đây, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết tồn kho dầu thô nước này giảm 0,3 triệu thùng trong tuần trước. Con số này thấp hơn so với dự báo của các chuyên gia phân tích là giảm 0,9 triệu thùng.

Trước thời điểm Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo, giá dầu thô diễn biến trái chiều với giá dầu Brent giảm 1% do thị trường lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gây áp lực lên nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, giá dầu WTI đi ngang trong bối cảnh Viện dầu khí Mỹ đưa ra dự báo tồn kho dầu thô giảm mạnh.

Dữ liệu tuần trước cho thấy không chỉ hàng tồn kho mà các sản phẩm đều tăng. Tổng lượng xăng tồn kho tăng 3,7 triệu thùng so với dự báo giảm gần 816.000 thùng. Các kho dự trữ chưng cất gồm dầu diesel và nhiên liệu khác tăng 800.000 thùng so với kì vọng giảm 48.000 thùng.

Bên cạnh đó, những lo ngại về kinh tế do căng thẳng thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc gây tác động tới thị trường toàn cầu, với chỉ số MSCI All Country hướng đến mức giảm hàng tuần vượt quá 1%, tuần thứ ba trong sắc đỏ.

Sản lượng dầu thô của Mỹ tăng cũng ảnh hưởng đến giá dầu. Một sự bùng nổ đã giúp Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, trước Ả Rập Saudi và Nga.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Năm (13/6), giá dầu thô phục hồi mạnh trở lại sau vụ tấn công hai chiếc tàu chờ dầu vịnh Oman, cách bờ biển Iran 40 km.Điều này khiến thị trường lo ngại căng thẳng khu vực Trung Đông leo thang.

Hai tàu chở dầu cỡ lớn, được xác định là tàu Front Altair của Quần đảo Marshall và Kokuka Courageous mang cờ Panama, đều đã được sơ tán toàn bộ và thủy thủ đoàn đã được an toàn. Sau khi vụ việc xảy ra, giá dầu thô tăng mạnh hơn 2%.

Cụ thể, giá dầu Brent tăng 2,1% lên 61,2 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu WTI tăng 2,2% lên 52,2 USD/thùng.

Hiện tại vẫn chưa có cá nhân, tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công này. Tuy nhiên, vụ việc xảy ra trong bối cảnh Trung Đông vẫn đang căng thẳng và mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran vẫn chưa được giải quyết.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Sáu (14/6), giá dầu thô tiếp tục đà tăng sau vụ hai tàu chở dầu ở vịnh Oman bị tấn công, khiến thị trường lo ngại về khả năng nguồn cung dầu thô bị gián đoạn.

Hai tàu chở dầu cỡ lớn, được xác định là tàu Front Altair của Quần đảo Marshall và Kokuka Courageous mang cờ Panama, đều đã được sơ tán toàn bộ và thủy thủ đoàn đã được an toàn.

Cụ thể, giá dầu Brent tăng 1,1% lên 62 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu WTI tăng 23 cent lên 52,7 USD/thùng.

Giá dầu đã tăng mạnh ngay sau cuộc tấn công hôm 13/6 tại Vịnh Oman vì lo ngại rủi ro tăng cao đối với các chuyến tàu chở dầu. Tuy nhiên, đến phiên tiếp theo, giá dầu đã phải trật vât để duy trì đà tăng vì lo ngại về nhu cầu dầu thô yếu.

Mặc dù ghi nhận hai ngày tăng liên tiếp, giá dầu thô ngọt nhẹ WTi đã giảm gần 3% trong tuần và giá dầu Brent giảm 2%.

Các nhà phân tích đưa ra nhiều lí giải cho sự biến động này. Trong số đó là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu; số liệu dự trữ dầu thô Mỹ được Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) công bố hôm 12/6; và dự báo nhu cầu dầu toàn cầu ít hơn từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 14/6.

Giá xăng dầu trong nước

15h chiều 17/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông tin về điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, theo đó, giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm.

Lý giải về nguyên nhân khiến giá xăng, dầu giảm Liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/6 là: 64,283 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92; 66,017 USD/thùng xăng RON95; 72,713 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 72,874 USD/thùng dầu hỏa; 381,093 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S.

Liên Bộ cũng cho biết, trong những tháng đầu năm 2019, mặc dù giá thế giới có xu hướng tăng nhưng Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều hành chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu liên tục và ở mức cao nhằm giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước hoặc hạn chế mức tăng giá bán xăng dầu trong nước trong những giai đoạn nhạy cảm, do đó Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phục vụ công tác điều hành giá đang ở mức âm.

Trong 15 ngày vừa qua, bình quân giá các mặt hàng thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới có xu hướng giảm. Để bảo đảm giá xăng dầu trong nước có sự điều chỉnh phù hợp với xu hướng giá thị trường thế giới, góp phần bình ổn giá cả các mặt hàng tiêu dùng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; căn cứ tình hình địa chính trị trên thế giới phức tạp, khó lường và tình hình thực tế của Quỹ bình ổn giá, trong kỳ điều hành này Liên Bộ Công Thương – Tài chính thực hiện không chi Quỹ Bình ổn giá thời điểm hiện tại.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Mục 1 nêu trên, điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:

Xăng RON95-III: giảm 1.085 đồng/lít; Xăng E5RON92: giảm 986 đồng/lít;

Dầu diesel 0.05S: giảm 737 đồng/lít; Dầu hỏa: giảm 614 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 239 đồng/kg.

Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:

Xăng E5RON92: không cao hơn 19.233 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 20.134 đồng/lít;

Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 16.657 đồng/lít; Dầu hỏa: không cao hơn 15.611 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.115 đồng/kg.

Trước đó, tại kỳ điều hành giá xăng gần đây nhất (1/6), xăng RON95 được điều chỉnh giảm 380 đồng/lít; xăng E5 RON 92 giảm 269 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 220 đồng/lít; dầu hỏa giảm 197 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 182 đồng/kg.

Theo đó, ngày 17/6/2019, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức tăng giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau: 

Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 17 tháng 6 năm 2019 cho đến khi có thông cáo báo chí (TCBC) mới.  

Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 17/6/2019:

Bạn đang đọc bài viết Giá xăng dầu hôm nay 18/6: Bước vào thời kì giằng co. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

H.Hà

Cùng chuyên mục

Hoàn thiện khuôn khổ nghề nghiệp cho hoạt động kiểm toán
30 năm xây dựng và phát triển của một tổ chức chưa phải là chặng đường dài, nhất là với một tổ chức chưa từng có tiền lệ, song được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Tin mới