Thứ sáu, 19/04/2024 21:29 (GMT+7)

Ô tô nhập khẩu Thái Lan sắp đổ bộ Việt Nam, giá xe sẽ “giảm sốc”?

MTĐT -  Thứ tư, 28/02/2018 10:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chính phủ Thái Lan đã cung cấp được giấy chứng nhận cho xe xuất khẩu về Việt Nam. Liệu người tiêu dùng có được mua xe ô tô giá rẻ khi thuế nhập khẩu chỉ còn 0%?

Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chấp nhận mẫu giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô do Chính phủ Thái Lan cung cấp cho xe xuất khẩu từ nước này vào Việt Nam. Đây là loại giấy tờ quan trọng nhất, chìa khóa để mở cánh cửa vốn gần như khép lại với xe nhập khẩu từ Thái Lan.

Đại diện VAMA, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng trưởng ban kế hoạch chiến lược Toyota Việt Nam cho biết, các hãng đã trình loại giấy này một thời gian.

Ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Khoa học công nghệ cho biết, Bộ GTVT đồng ý với loại giấy chứng nhận mà Thái Lan đưa ra. Ông cũng nói thêm, nếu các nước như Indonesia, Malaysia, hay ngoài ASEAN là Nhật Bản, Mỹ, châu Âu cung cấp đủ giấy sẽ nhanh chóng chấp nhận bởi đây đều là những nước có nền công nghiệp ôtô phát triển hơn Việt Nam.

Các hãng đang ráo riết lên kế hoạch đưa hoạt động nhập khẩu liền mạch trở lại sau nhiều tháng gián đoạn.

Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, trong suốt tháng 1 chỉ có khoảng 17 xe ô tô con dưới 9 chỗ ngồi được nhập khẩu vào Việt Nam. Sang tháng 2, số lượng xe du lịch nhập về Việt Nam cũng chỉ khoảng 10 chiếc, số lượng giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều này lý giải vì sao thị trường vắng bóng những mẫu xe nhập khẩu ăn khách như Toyota Fortuner hay Honda CR-V.

Việc Bộ GTVT chấp nhận mẫu giấy chứng nhận do Chính phủ Thái Lan cung cấp xem như bước đầu giải quyết được cơn khát thiếu xe nhập khẩu tại thị trường Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay.

Đây được coi là tín hiệu tích cực với những doanh nghiệp nhập khẩu xe từ Thái Lan và đáng mừng đối với người tiêu dùng. Lượng xe nhập khẩu đang khan hiếm, trong khi Thái Lan lại là quốc gia có số lượng ô tô du lịch xuất khẩu sang Việt Nam nhiều nhất.

Bộ GTTVT đã chấp nhận giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô do Chính phủ Thái Lan cung cấp - Ảnh: Internet.

Đại diện Honda cho biết: "Việc Bộ giao thông Vận tải chấp nhận mẫu giấy chứng nhận từ Thái Lan sẽ giúp hãng này nhanh chóng nhập khẩu lô hàng tiếp theo của mẫu xe CR-V vốn mới nhập được 750 xe từ trước tháng 1/2018".

Đồng thời, hãng cũng cho biết có thể sẽ điều chỉnh giá bán của mẫu xe này sau khi nhập khẩu được lô hàng mới, do những chính sách thuế, phí tác động ảnh hưởng đến giá bán của mẫu xe.

Tuy nhiên, đại diện Ford cho rằng không nên quá khả quan về việc ô tô nhập Thái Lan sẽ ngay lập tức về Việt Nam. Là bởi, hiện tại nhiều hãng xe đã hủy số lượng nhập khẩu quý I, vì vậy để nhập khẩu được xe cần lên phương án và đơn hàng trước ít nhất 2 - 3 tháng.

Hiện tại, cả Ford, GM, Honda, Toyota... đều có xe nhập khẩu từ Thái. Theo nguồn tin từ Honda Việt Nam, những chiếc CR-V thế hệ mới sẽ về Việt Nam trong tháng 3. Ngoài ra, với giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại, các dòng xe khác như Honda Accord, Honda Civic, Honda Jazz, Chevrolet Colorado, Ford Ranger hay Toyota Yaris... đều có thể nhập về Việt Nam trong thời gian tới.

Để những chiếc xe nhập khẩu về đến tay người tiêu dùng còn phải trải qua nhiều quy trình kiểm định - Ảnh: Internet.

Nhưng dự tính, những chiếc xe này phải chờ kiểm định mất 1-2 tháng và trong thời gian chờ đợi, phía doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải chịu chi phí lưu kho nên khi đến tay người tiêu dùng sẽ khó mà mua được xe giá rẻ dù có đủ điều kiện hưởng chính sách thuế nhập khẩu 0%.

Theo các chuyên gia, vấn đề của Nghị định 116 đến thời điểm này không còn nằm ở việc các hãng có cung cấp được giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại hay không, mà nằm ở thời gian.

Quản lý cấp trung một hãng xe châu Âu cho biết, "nếu các hãng xe còn muốn bán ôtô vào Việt Nam, họ sẽ tự biết cách tìm ra giấy chứng nhận". Do vậy, vấn đề chỉ cần nới khoảng thời gian rộng hơn để chuẩn bị thì sẽ không có những tranh cãi như hiện nay.

Trái ngược với các hãng xe nhập từ châu Á, hầu hết các thương hiệu có nhập xe từ Đức như Porsche, Mercedes, Volvo, Volkswagen cho biết nhà sản xuất sẽ cung cấp được giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại, những thủ tục để nhập xe về tiến hành bình thường.

Trong khi đó, do vướng mắc Nghị định 116, trước đó nhiều doanh nghiệp đã âm thầm chuẩn bị cho việc đầu tư lắp ráp xe tại Việt Nam.

Mới đây, trao đổi với báo Tuổi trẻ, ông Phạm Anh Tuấn - Tổng trưởng ban kế hoạch chiến lược của Toyota Việt Nam xác nhận, hãng này đã nghiên cứu lên kế hoạch lắp ráp xe, đặc biệt dòng xe Fotuner tại Việt Nam thay vì lắp ráp tại Indonesia nếu thời gian tới việc nhập khẩu vẫn không thuận lợi.

Toyota lên kế hoạch lắp ráp xe Fotuner tại Việt Nam - Ảnh: Internet.

Ông Tuấn thừa nhận nếu nhập khẩu xe thuận hơn, hãng sẽ không lắp ráp tại Việt Nam vì nhập khẩu rẻ hơn nhiều.

"Tùy thuộc vào thị trường, nếu thời gian tới không nhập được mới lắp ráp" - ông Tuấn nói.

Cũng ngay trong tháng đầu tiên của năm 2018, Tập đoàn Mitsubishi Motors đã gặp gỡ nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam để thông báo nghiên cứu việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi thứ hai với quy mô 250 triệu USD, công suất 50.000 xe/năm.

Liên quan đến những vấn đề tại Nghị định 116, tại buổi đối thoại với các doanh nghiệp mới đây, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, sẽ sớm họp các Bộ và cơ quan liên quan để xem xét từng khía cạnh, từng vấn đề của Nghị định 116 và Thông tư 03, sau đó đề xuất với Thủ tướng giải pháp sửa đổi, bổ sung cho hợp lý.

P.V (tổng hợp theo VNE, Zing, TTO)

Bạn đang đọc bài viết Ô tô nhập khẩu Thái Lan sắp đổ bộ Việt Nam, giá xe sẽ “giảm sốc”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...