Thứ năm, 25/04/2024 17:32 (GMT+7)

NamABank quyết tâm nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong năm nay

MTĐT -  Thứ hai, 21/10/2019 15:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) vừa ra thông báo về việc chốt danh sách cổ đông để phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2018.

Theo Trí Thức Trẻ, kết thúc năm 2018 tổng tài sản của Nam A Bank đạt hơn 75 nghìn tỷ đồng, tăng 37,8% so với năm 2017 và đạt 114% kế hoạch. NamABank lãi ròng 591 tỷ đồng, sau khi trích lập các quỹ theo quy định, lợi nhuận còn lại là 500 tỷ đồng. 

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 743 tỉ đồng, tăng 147% so với cuối năm 2017 và đạt 232% kế hoạch cổ đông thông qua. 

NamABank quyết tâm nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong năm nay.

 Theo thông tin từ Vietstock, vốn điều lệ của NamABank tại thời điểm 31/12/2018 là 3.353 tỷ đồng. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, HĐQT NamABank đã xin ý kiến cổ đông về việc tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 16%, chào bán cổ phiếu riêng lẻ, chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động...

Trong đó, phát hành trên 53,65 triệu cổ phần để trả cổ tức; chào bán hơn 110,99 triệu cổ phần (chào bán cho cổ đông hiện hữu trên 43,9 triệu cổ phần; chào bán cổ phiếu riêng lẻ trên 50,3 triệu cổ phần; phát hành trên 16,7 triệu cổ phần theo chương trình lựa chọn cho người lao động NamABank).
Ngân hàng cũng đã thông qua kế hoạch phát triển mạng lưới, kế hoạch niêm yết trên sàn HoSE và lợi nhuận hơn 800 tỷ cùng quyết tâm nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong năm nay. Ngày chốt danh sách cổ đông là 17h ngày 30/10/2019.
Nguồn để chia cổ tức là lợi nhuận giữ lại chưa chia tính đến 31/12/2018 là 542 tỷ đồng, trong đó, ngân hàng trích hơn 536 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu là 16%.
Theo bizlive, nhằm đảm bảo cho các cổ đông liên quan, NamABank sẽ không nhận hồ sơ chuyển nhượng cổ phần từ 17h ngày 24/10/2019 đến thời điểm chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, NamABank đã trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ mức 3.353 tỷ đồng lên mức 5.000 tỷ đồng. Trong đó, phát hành trên 53,65 triệu cổ phần để trả cổ tức; chào bán hơn 110,99 triệu cổ phần (chào bán cho cổ đông hiện hữu trên 43,9 triệu cổ phần; chào bán cổ phiếu riêng lẻ trên 50,3 triệu cổ phần; phát hành trên 16,7 triệu cổ phần theo chương trình lựa chọn cho người lao động NamABank).
Theo NamABank, nguồn vốn thu được từ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ năm 2019 nhằm mục đích: mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, xây dựng cơ sở vật chất các đơn vị kinh doanh hiện tại và tương lai; cải tiến, hoàn thiện thương hiệu; bổ sung nguồn vốn cấp tín dụng.
Tại thời điểm ngày 21/10/2019, thị giá của cổ phiếu NamABank trên OTC đang được chào mua – bán quanh mức 9.000 đồng/cổ phần.
Đây là mức dưới mệnh giá mà cổ phiếu này duy trì từ ngày 22/6/2019 đến nay. Trong vòng 01 năm qua, cổ phiếu NamABank đã lập đỉnh ở mức giá 10.838 đồng/cổ phần vào ngày 04/5/2019.

H.T (t/h)

Bạn đang đọc bài viết NamABank quyết tâm nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong năm nay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.