Thứ năm, 25/04/2024 20:57 (GMT+7)

Lợi nhuận của Vinasun, Mai Linh thi nhau lao dốc vì Grab

MTĐT -  Thứ hai, 23/04/2018 10:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dù đã và đang tìm mọi cách để giải quyết bài toán cạnh tranh với "ông lớn" Grab nhưng kết quả kinh doanh của cả Mai Linh và Vinasun dường như không mấy khởi sắc.

Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2018.

Báo cáo cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 489,2 tỷ đồng, giảm tới 52% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, mảng kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi giảm nhiều nhất, sụt tới 80% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân sụt giảm được cho là do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với taxi công nghệ.

Trong quý I/2018, Vinasun đã phát triển thêm mảng nhượng quyền thương mại và khai thác taxi với doanh thu mang về hơn 211,5 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Vinasun, công ty đang dần thay đổi sang nhượng quyền với cách thức chậm và chắc, để nhận được sự đồng thuận của toàn bộ nhân viên. Cùng với việc phát triển thêm mảng nhượng quyền, Vinasun cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ.

Mặc dù vậy, doanh thu sụt giảm dẫn đến lợi nhuận sau thuế trong quý I của Vinasun chỉ đạt 11,6 tỷ đồng; giảm mạnh tới 79% so với cùng kỳ.

Báo cáo cũng cho thấy, tính đến hết quý 1/2018 tổng nợ phải trả của Vinasun là 1.097,8 tỷ đồng, giảm 77 tỷ đồng so với đầu năm. Mức giảm chủ yếu đến từ khoản nợ ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn giảm, chi phí tài chính (chi phí lãi vay) trong quý I/2018 cũng giảm được 6,7 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Cũng theo báo cáo, quý 1 Vinasun báo lãi sau thuế 11,6 tỷ đồng, chỉ bằng 21% lợi nhuận đạt được trong quý 1/2017. Nếu so với chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó (95,2 tỷ đồng) thì Vinasun mới thực hiện được hơn 12% kế hoạch. 

Trước đó, theo báo cáo tại ĐHCĐ thường niên năm 2018 của công ty, tổng lượng xe công ty sở hữu đến cuối năm 2017 là 5.835 chiếc, trong đó có 3.651 xe 7 chỗ và 2.184 xe 4 chỗ.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VNS của Vinasun giảm giá khá mạnh so với đầu năm, từ mức giá hơn 16.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 13.650 đồng hiện nay.

Dự kiến trong năm 2018 công ty chỉ đầu tư thêm khoảng 700 chiếc các loại và đưa ra thanh lý bớt khoảng 662 chiếc – duy trì lượng xe ở hữu đến cuối năm 2018 khoảng 5.873 chiếc. Trong đó riêng công ty mẹ sở hữu 5.503 chiếc. 

Tình hình kinh doanh của Vinasun lại giảm sút. Ảnh minh họa.

Trong khi Vinasun khốn đốn ở miền Nam, ở miền Bắc, Mai Linh cũng đang chật vật không kém. Trong năm 2017, công ty đã phải cắt giảm hơn 3.000 nhân sự, doanh thu đến phần lớn từ việc… bán xe.

Doanh thu của công ty trong năm 2017 chỉ đạt 1.039 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Hoạt động kinh doanh chính nối dài những năm tháng thua lỗ trước đó khi báo lỗ 54 tỷ đồng.

Để bù đắp cho khoản thua lỗ do kinh doanh, Mai Linh rất tích cực bán xe. Lợi nhuận từ việc thanh lý xe cũ và bán xe giúp Mai Linh miền Bắc luôn có lãi trong những năm qua.

Mai Linh cũng khốn đốn vì Grab.

Trong khi kinh doanh taxi khó khăn, Vinasun và Mai Linh cũng đưa ra nhiều sáng kiến. Vinasun thì đổi sang mô hình nhượng quyền để giảm áp lực cho công ty. Trong khi đó, Mai Linh cố gắng thử nghiệm với mô hình xe ôm. Tuy nhiên, những thay đổi này chưa mang lại hiệu quả rõ rệt.

Quy mô thu hẹp khiến các tài xế của Vinasun hay Mai Linh ít được hỗ trợ hơn. Số cuốc xe họ nhận được mỗi ngày cũng ít dần.Thống kê cho thấy trong năm 2017, số lượng cuộc gọi bình quân mỗi ngày của Vinasun giảm hơn 12.000 cuộc gọi, chỉ đạt 36,3 nghìn cuộc. Nếu tính trung bình, mỗi tài xế Vinasun chỉ nhận được 6,2 cuộc gọi xe mỗi ngày, giảm hẳn so với 2016 và những năm trước đó.

“Việc cạnh tranh bằng giá thấp phi lý, liên tục dùng nguồn tài lực để khuyến mãi cho khách hàng, tài trợ cho chủ xe, lái xe nhằm xâm chiếm thị phần của các Công ty nước ngoài đã gây tác động lớn đến thị phần của công ty”, phía Vinasun đánh giá.

Cả Vinasun và Mai Linh đều đang tìm cách giải quyết bài toán hóc búa trước mắt, nhưng cả hai đang tỏ ra chậm chạp trước đối thủ cạnh tranh chính là Grab. Hiện tại, cả trên thị trường taxi lẫn xe ôm, Grab đều đang là đơn vị thống trị, với quy mô khoảng trên 30.000 xe.

Tổng hợp theo (Dân trí, Zing)

Bạn đang đọc bài viết Lợi nhuận của Vinasun, Mai Linh thi nhau lao dốc vì Grab. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng