Thứ năm, 25/04/2024 15:34 (GMT+7)

Có dễ kích hoạt điều khoản “bất khả kháng” với ngân hàng?

Cẩm Anh -  Thứ tư, 01/04/2020 16:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù dịch bệnh Covid - 19 được đánh giá là điều bất khả kháng vẫn được đề cập trong hợp đồng giao kết, tuy nhiên không phải tất cả trường hợp đề xuất cũng được ngân hàng xét duyệt.

Có thể kích hoạt điều khoản “bất khả kháng”

Hiện nay, dịch bệnh Covid -19 lây lan nhanh chóng đã gây ra thiệt hại đáng kể đến nhiều ngành kinh tế trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã phải phá sản, số khác phải tạm ngừng hoạt động, nhiều doanh nghiệp phải phá vỡ một số điều khoản hợp đồng đã ký kết do tác động ngoại cảnh không mong muốn.

Không chỉ các doanh nghiệp mà vay tiều dùng cá nhân, vay tiền ngân hàng mua nhà… cũng đang điêu đứng, rất nhiều người đang gặp khó do mất việc, giảm thu nhập không biết lấy gì để trang trải tiền nợ, lãi hằng tháng nếu không được giãn nợ, giảm lãi suất.

Lúc này, yếu tố pháp lý về “điều khoản bất khả kháng” trong các hợp đồng giao kết được chú ý.

Việt Nam đang thực hiện cách ly toàn xã hội. 

Nhiều chuyên gia nhận định, với hàng loạt tác động gây thiệt hại lớn tới nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, Covid - 19 hoàn toàn có thể được coi là một điều "bất khả kháng" vẫn được đề cập trong các hợp đồng giao kết. Nó có tác động trực tiếp đến hợp đồng giữa các doanh nghiệp, hoặc giữa doanh nghiệp với cá nhân.

Theo đó, Khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra ngoài ý chí của con người khiến chúng ta không thể lường trước và khắc phục được, mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép.

Như vậy, một sự kiện được xem là bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau: (1) Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng; (2) Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm; (3) Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép.

Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tùy vào từng hợp đồng 2 bên ký kết để chỉ ra dịch bệnh tác động trực tiếp đến điều khoản nào trong hợp đồng, 2 bên thống nhất với nhau rằng điều khoản đó sẽ phải chậm thực hiện, hoặc không thể thực hiện được theo đúng hạn định trong hợp đồng, vì lý do Covid - 19.

Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Không phải tất cả trường hợp đề xuất đều được xét duyệt

Nhiều ngân hàng thương mại cho biết khoảng một tháng nay liên tục nhận được đơn, cuộc gọi từ khách hàng hỏi về việc miễn, giảm lãi hoặc giãn nợ cho các khoản vay đến hạn.

Tuy nhiên, để được xét giảm lãi suất, giãn nợ, khách hàng phải thỏa mãn nhiều điều kiện mà ngân hàng đặt ra như phải nằm trong những ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch, nguồn thu nhập bị ảnh hưởng và nguồn này phải là khoản thu nhập mà khách hàng kê khai trong hồ sơ vay ban đầu với ngân hàng. Mặt khác, mỗi ngân hàng sẽ có quy định khác nhau và mức giảm tùy theo từng đối tượng chứ không có mẫu số chung.

Một giám đốc ngân hàng cổ phần cho hay ngân hàng có chính sách giảm lãi, giãn nợ để hỗ trợ người vay nhưng phải xét trên từng trường hợp cụ thể. Khách hàng phải chủ động đề nghị ngân hàng và trình bày nguồn thu nhập bị sụt giảm như thế nào, trên cơ sở đó ngân hàng sẽ thẩm định lại. Do vậy không phải tất cả trường hợp đề xuất đều được xét duyệt. Cũng không có công thức chung mà căn cứ vào mức độ giảm thu nhập của khách hàng.

Nhiều hàng quán tạm đóng cửa trong mùa dịch Covid - 19. 

Được biết, theo quy định hiện nay, nếu điều chỉnh cơ cấu nợ sẽ ảnh hưởng đến lãi dự thu của ngân hàng, tức là thu nhập của ngân hàng trước mắt, do đó các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cơ cấu lại nợ.

Theo chuyên gia Bùi Quang Tín, để người vay được hỗ trợ nhiều hơn, khó chỉ trông vào tiền túi của các ngân hàng. Vì các ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh. Do vậy họ phải cân đong đo đếm nguồn thu - nguồn chi và sẽ thực hiện rất chừng mực cũng như xem xét, chọn lựa các khách hàng.

Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch Covid - 19 ảnh hưởng ngày càng nặng nề đến người vay, ông Tín đề xuất cần có gói hỗ trợ mạnh hơn từ Chính phủ và có sự tiếp sức từ nguồn tiền ngân sách mới hi vọng chính sách gỡ khó đến với người vay vốn.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng trong thời gian qua cũng đã chủ động có sự điều chỉnh, giảm lãi suất cho vay từ 1% - 1,5%, kèm theo đó là phương án giãn thời hạn trả nợ và không tính lãi phạt đối với khách hàng bị thiệt hại do dịch bệnh này.

Bạn đang đọc bài viết Có dễ kích hoạt điều khoản “bất khả kháng” với ngân hàng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.