Thứ sáu, 29/03/2024 21:46 (GMT+7)

Tập đoàn FLC đang nợ nần ra sao?

MTĐT -  Thứ hai, 20/08/2018 08:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Báo cáo tài chính mới công bố, tổng nợ phải trả của FLC tăng nhanh chóng trong nửa đầu năm 2018. Câu hỏi đặt ra, rủi ro về nợ tăng lên có ảnh hưởng gì việc đầu tư vào Bamboo Airways?

Với hơn 7.000 tỷ đồng vốn điều lệ, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) chỉ xếp sau những ông lớn thuộc “hệ sinh thái” của Vingroup như Vinhomes; Vincom Retail hay Novaland, và cao hơn nhiều so với Đất Xanh, Phát Đạt hay Nam Long… Dù FLC đã tăng vốn rất nhanh từ mức 772 tỷ đồng năm 2012 lên 7.100 tỷ đồng hiện tại (gấp khoảng 9 lần sau 6 năm), gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên gần 8 lần, nhưng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hiện đã lên tới 2,03 lần.

Quý 2 năm 2018, báo cáo tài chính hợp nhất tập đoàn FLC cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng gấp 5 lần lợi nhuận sau thuế cùng kỳ năm trước: Quý 2 năm 2017 là 5,1 tỷ đồng, trong khi quý 2 năm 2018 LNST là 25,4 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC công ty mẹ quý 2 năm 2018.

Vậy lý do nhờ đâu mà lợi nhuận sau thuế của tập đoàn tăng vượt trội như vậy?

Đầu tiên phải kể đến là từ đầu năm 2018 đến hết quý 2, tập đoàn đã có sự khởi sắc trong việc kinh doanh, doanh thu tăng nhanh. Quý 2 năm ngoái là hơn 1,3 nghìn tỷ đồng trong khi doanh thu cùng kỳ năm nay là gần 3 nghìn tỉ đồng, gấp 2,3 lần.

Doanh thu từ bán hàng tăng 1,8 lần từ 2,9 nghìn tỷ từ quý 2 năm trước đến cùng kỳ năm nay là gần 5,3 nghìn tỉ. Đặc biệt doanh thu hoạt dộng tài chính tăng gấp 1,26 lần so vơi cùng kỳ năm ngoái, trong đó lãi từ tiền gửi gấp 4 lần cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, có thực lợi nhuận đó là lợi nhuận thực sự hay chỉ là tăng nhanh tức thì?

Phải kể đến các khoản nợ ngắn hạn tăng những hơn 2 nghìn tỉ so với cùng kỳ năm trước trong khi vốn chủ sở hữu chỉ huy động được hơn 129 triệu đồng.

Như vậy việc lợi nhuận sau thuế của tập đoàn tăng chỉ là nhờ việc kinh doanh có khởi sắc từ việc đi vay ngắn hạn. Điều này đồng nghĩa với việc, tập đoàn đang có một khoản nợ ngắn hạn lớn cần thanh toán.

Tính đến 30/6/2018, tổng nợ phải trả của FLC là 17.600 tỷ đồng, trong đó 14.364 tỷ đồng là vay ngắn hạn. Tổng nợ vay và thuê tài chính của FLC ở mức 4.080 tỷ đồng.

So với số đầu năm 2018, tổng nợ phải trả của FLC đã tăng gần 2.800 tỷ đồng, còn so với 2016 thì đã tăng 1,85 lần. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của FLC cũng tăng mạnh qua các năm, từ tỷ lệ dưới 1, hiện tại hệ số này đang là hơn 2 lần, mức cao nhất kể từ khi thành lập.

Để có tiền đầu tư các dự án bất động sản, FLC đã và đang thế chấp rất nhiều dự án của mình tại ngân hàng, như FLC Twin Towes, FLC Star Tower, Khu đô thị Đại mỗ - giai đoạn 1, FLC Samson Golflinks, hay Quần thể sân Golf &Resort…

Các ngân hàng hiện nay đang cho FLC vay vốn lên đến số tiền hơn 3.500 tỷ đồng gồm: Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP HCM, Ngân hàng OCB, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng BIDV, Ngân hàng PVcomBank, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng TPBank, Ngân hàng Quốc dân,

Việc FLC vay nợ lớn như con dao 2 lưỡi, nếu doanh thu tăng, lợi nhuận tăng thì khả năng thanh toán nợ cao nhưng ngược lại, chỉ cần doanh thu giảm thì lợi nhuận cũng sẽ giảm nhanh khiến cho khả năng thanh toán nợ giảm xuống.

Trước đó, để phục vụ cho hoạt động bay, tháng 3/2018, Tập đoàn FLC đã ký thỏa thuận mua 24 máy bay A321 NEO của Airbus. Đến tháng 6/2018, FLC tiếp tục ký kết thỏa thuận mua 20 máy bay 787-9 Dreamliner của Boeing.

Có thể thấy ông Trịnh Văn Quyết đang rất tự tin và sốt sắng với dự án này.

Với tình nợ hiện tại, rủi ro sẽ tăng lên đáng kể đối với FLC nếu dự án mới hoạt động không hiệu quả. Bởi hàng không là một ngành đòi hỏi nguồn lực rất lớn cả về tài chính, khả năng, công sức và thời gian. Chi phí cố định của các hãng hàng không bao gồm tiền thuê, mua máy bay, chi phí nhân công hàng nghìn người, chi phí nhiên liệu, tiền trả lãi vay… đây là những chi phí rất lớn mà các hãng luôn phải trả đủ dù tình hình kinh doanh có thuận lợi hay không. Bên cạnh đó, yêu cầu khắt khe về nhân sự, an toàn bay và hạ tầng hàng không cũng là những vấn đề lớn mà một hãng bay mới phải đối mặt.

Ngày 9/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt dự án cho phép thành lập Bamboo Airways. Hãng dự kiến những chuyến bay đầu tiên sẽ được cất cánh vào tháng 10 năm nay, đồng thời lên kế hoạch mở 37 tuyến bay nội địa và quốc tế trong thời gian tới.

Cùng nhiều thông tin tích cực, nhất là sự kiện ra mắt hãng hàng không Tre Việt nhưng cổ phiếu FLC vẫn không thể nào đột phá, chỉ dao động quanh mốc 6.000 đồng/cp.

Theo ANTT

Bạn đang đọc bài viết Tập đoàn FLC đang nợ nần ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới