Thứ năm, 25/04/2024 06:05 (GMT+7)

Những thương hiệu Việt Nam

MTĐT -  Thứ năm, 15/03/2018 15:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi hoạch định một chiến lược marketing cho từng sản phẩm, người bán phải đứng trước việc quyết định nhãn hiệu. Việc gắn nhãn là một vấn đề quan trọng trong chiến lược sản phẩm.

Mặt khác việc phát triển của một sản phẩm có gắn nhãn mác đòi hỏi phải chi rất nhiều cho việc đầu tư dài hạn, đặc biệt là quảng cáo.

Hiệp hội marketing Mỹ định nghĩa: “Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng, hay kiểu dáng, hoặc sự kết hợp những yếu tố đó nhằm xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hàng hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với những thứ của đối thủ cạnh tranh”

 Một nhãn hiệu có thể mang theo 6 cấp độ ý nghĩa:

Đầu tiên là thuộc tính: Một nhãn hiệu trước tiên gợi lên ý nghĩa những thuộc tính nhất định. Ví dụ như Mercedes gợi lên cho chúng ta những tính chất đắt tiền, sang trọng, thiết kế hoàn hảo, bền, uy tín cao, giá trị bán lại lớn, tốc độ lại cao… Công ty có thể sử dụng một hay một số thuộc tính trong số này để quảng cáo cho ô tô. Trong nhiều năm Mercedes được quảng cáo là “chiếc xe được thiết kế không giống chiếc xe nào khác trên thế giới”. Điều này đã làm nền tảng xác định vị trí để thiết kế những thuộc tính khác của chiếc xe.

Thứ hai là lợi ích: Một nhãn hiệu không chỉ là tập hợp những thuộc tính. Khách hàng không mua những thuộc tính mà họ mua những lợi ích các thuộc tính cần được chuyển thành những lợi ích thực tế hay tình cảm. Thuộc tính bền có thể chuyển thành lợi ích thực dụng, thuộc tính đắt tiền có thể chuyển thành lợi ích tình cảm, “chiếc xe giúp ta cảm thấy mình sang trọng và được kính nể”. Thuộc tính chắc chắn có thể chuyển thành lợi ích thực dụng và tình cảm, ta cảm thấy an toàn trong những trường hợp xẩy ra tai nạn giao thông.

Thứ ba là giá trị: Nhãn hiệu cũng nói lên một điều gì đó về giá trị người sản xuất. chẳng hạn như Mercedes thể hiện một sự hoàn hảo, an toàn, uy tín,… người làm marketing nhãn hiệu phải phát hiện những nhóm người mua xe đặc biệt đang tìm kiếm những giá trị đó.

Thứ tư là văn hóa: Nhãn hiệu còn có thể thể hiện một nền văn hóa nhất định. Mercedes thể hiện văn hóa Đức.

Tiếp theo là nhân cách: Nhãn hiệu cũng có thể phác họa một nhân cách nhất định. Nếu nhãn hiệu là một người, một động vật, hay một công trình, thì nó gợi ý cho ta điều gì? Mercedes có thể gợi ý về một ông chủ không phải kém cỏi (người) một con sư tử làm chúa tể (động vật), hay một cung điện tôn nghiêm (công trình). Đôi khi nó có thể mượn nhân cách của một nhân vật hay một người phát ngôn nổi tiếng có thực.

Cuối cùng là người sử dụng: Nhãn hiệu thể hiện khách hàng mua hay sử dụng sản phẩm đó. Ta sẽ ngạc nhiên khi thấy một cô thư ký 20 tuổi lái một chiếc xe Mercedes. Ta sẽ trông đợi được thấy sau tay lái là một nhân viên cao cấp trạc tuổi 55. Những người sử dụng phải là những người biết tôn trọng giá trị, văn hóa và nhân cách của sản phẩm đó.
Một quốc gia giàu mạnh, đương nhiên phải có một đội ngũ doanh nhân hùng hậu. Và hiển nhiên trong nền kinh tế thị trường đang được xã hội hóa như bây giờ thì vai trò của từng cá nhân là vô cùng lớn.

Nói chung, một thương hiệu, nhất là của tư nhân muốn bền bỉ, chính danh, luôn phải gắn với một tên tuổi của một doanh nhân đàng hoàng nào đó. Nhân cách của thương nhân sẽ không phải là cái kiểu người chỉ biết hùng hục kiếm tiền rồi nhân một ngày đẹp trời nhân văn đi làm từ thiện. Họ phải là người có tâm, có tầm, có lòng nồng nàn yêu quê hương đất nước. Tuy họ có nhà cao xe đẹp nhưng luôn đau đáu mong những người xung quanh cũng sẽ được giống họ. Và hơn ai hết, họ phải có nghĩa vụ tạo ra hình ảnh chính đáng về chính họ, một lớp thương gia sẽ là niềm tự hào của một dân tộc. Nhưng có điều buồn bã là cho tới tận ngày nay, có thể nói, vẫn hiếm hoi, các thương gia Việt minh bạch thành danh.

Hình như vấn đề ở đây là cốt cách văn hóa. Một thương gia lớn bắt buộc phải sở hữu một tầm văn hóa cao. Tuyệt đối không phải là chuyện bằng cấp những thương gia lỗi lạc đương đại như Steve jobs hay như Bill Gates là những tấm gương sáng. Ngày xưa cũng chưa xưa lắm, khi người Pháp mới vào xâm lược nước ta thì ở ta đã có manh nha xuất hiện những người hao hao như vậy. Họ là những nhà buôn thật danh thật sự giàu, thường được sách báo trân trọng gọi là tư sản dân tộc. Đó là những Trịnh Văn Bô, Bạch Thái Bưởi hay Nguyễn Sơn Hà... chẳng hạn. Họ đại diện cho một thế hệ thương gia tương đối ưu tú, vừa đĩnh đạc vừa luôn đồng hành với những bước đi của cả dân tộc. Việc thương gia Trịnh Văn Bô đã hiến hàng nghìn cây vàng ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến kiến quốc chống thực dân Pháp, luôn là một câu chuyện cảm động. Tất nhiên, họ sở hữu một tài sản đáng kể vì biết cách giỏi giang đàng hoàng trung thực làm kinh tế. Và những “thật” thương gia biết sang, biết giàu đẫm đầy văn hóa đấy, chính là một trong vài nguồn tạo nên nền tảng một tầng lớp tinh hoa, bay bướm chữ nghĩa thì gọi là quý nhân. Và chính những quý nhân này, sẽ là động lực thúc đẩy cho xã hội thoát nghèo.

Ảnh minh họa

Mọi người chúng ta hãy còn nhớ đi làm bằng xe đạp Thống Nhất, nhóm bếp bằng diêm Thống Nhất, đau đầu sổ mũi thì xoa cao Sao Vàng, và giấc mơ nhuốm màu xa xỉ của trẻ em tỉnh lẻ là được ăn kem Tràng Tiền, kem Thủy Tạ ở Bờ hồ. Thế hệ 7x, 8x lớn lên cùng những cái tên quen thuộc ấy, nhưng rồi đất nước đổi mới, hội nhập, cho đến hôm nay, nhiều thương hiệu Việt đã chỉ còn lại ký ức thời dĩ vãng. Xe đạp, diêm Thống Nhất, cao Sao Vàng… những thương hiệu hơn 60 năm tuổi vang bóng một thời, nay đâu?

Sau một thời gian im ắng, Công ty cổ phần Dược phẩm OPC và Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3, hai đơn vị sản xuất cao Sao Vàng đã đưa sản phẩm này trở lại tái xuất mạnh mẽ trên thị trường. Điều đáng nói là sản phẩm này vẫn ảm đạm ở trong nước nhưng bỗng dưng được người nước ngoài ưa chuộng. Số lượng bán ra của cao Sang Vàng luôn trong tình trạng “cháy hàng” tại các website bán hàng trực tuyến nổi tiếng như eBay hay Amazon, các gian hàng dược phẩm online ở nhiều nước như Anh, Mỹ, Australia… Ngay cả phải mua với giá lẻ khoảng 40 nghìn đồng mỗi hộp, đắt gấp 10 lần giá nội địa, chưa kể phí vận chuyển mà khách hàng vẫn chấp nhận. Cao Sao Vàng giờ đã có mặt ở 15 nước, nhưng trên quê hương của mình lại đang chật vật tìm chỗ đứng…
Ngoài xe đạp, diêm Thống Nhất, cao Sao Vàng, còn có những thương hiệu 60 năm tuổi như giày Thượng Đình, kem Thủy Tạ đang vật lộn tìm lại hào quang đã mất ở tuổi trên 60. Câu chuyện của các thương hiệu này nằm trong bức tranh chung của các thương hiệu truyền thống thời hội nhập, những nguyên nhân như thiếu tầm nhìn chiến lược, kém linh hoạt, chậm đổi mới, thiếu vốn và nhiều vướng mắc cơ chế, “ngủ quên” quá lâu đã khiến cho những doanh nghiệp từ vị thế dẫn đầu đã bị tụt lại phía sau, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thời hội nhập.

Vào ngày 19/12/2017, Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố Bảng xếp hạng Top 10 doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2017 với vị trí đứng đầu thuộc về Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Đây là năm thứ 3 liên tiếp Vinamilk được bình chọn dẫn đầu với tỉ lệ lựa chọn cao nhất.

Vinamilk là doanh nghiệp được nhiều chuyên gia đánh giá đứng vị trí số 1 về uy tín với tỉ lệ lựa chọn là 66,7% - cao nhất trong nhóm cổ phiếu Blue Chip (cổ phiếu chất lượng cao do các công ty lớn phát hành), đồng thời nằm trong những doanh nghiệp dẫn đầu về tổng doanh thu và có lợi nhuận sau thuế năm 2016 thuộc Top 5 so với các doanh nghiệp niêm yết hoạt động cùng ngành. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng là doanh nghiệp thể hiện uy tín cao trên truyền thông với tỉ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực trên 10%. Có thể thấy truyền thông có tác động không nhỏ đến hoạt động cũng như giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết. Để xây dựng uy tín tốt truyên truyền thông, doanh nghiệp cần lựa chọn công bố đúng và đủ lượng thông tin cần thiết, có kế hoạch dự phòng cho những trường hợp khủng hoảng thông tin bất ngờ.

Để đạt được vị trí đứng đầu bảng xếp hạng Top 10 doanh nghiệp Công ty niêm yết uy tín, kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm của Vinamilk ghi nhận 38.758 tỷ tổng doanh thu, cao hơn 10% cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất cho ngân sách Nhà nước. Trong năm 2016, Vinamilk đã nộp ngân sách 4.130 tỷ đồng, đứng số 2 trong số các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
Tập đoàn CIENCO 4 là đơn vị kế thừa truyền thống của Cục Công trình - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), được thành lập ngày 27/12/1962. Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, CIENCO 4 đã vinh dự hai lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng, với nhiều công trình, dự án giao thông lớn, góp phần quan trọng và phát triển kinh tế đất nước, là đơn vị hàng đầu về đầu tư xây lắp trong lĩnh vực GTVT tại Việt Nam.
Trong đó phải kể đến những công trình lớn, phức tạp về kỹ thuật, nhờ có thiết bị và công nghệ mới nên đã được thực hiện có hiệu quả, như: thi công trụ cầu cao gần 100m ở cầu Pá Uôn, cầu dây văng Phước Khánh với chiều cao gần 140m so với mặt nước là trụ cầu cao nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay… Bên cạnh đó thương hiệu CIENCO 4 còn được gắn liền với những tuyến đường, những cây cầu, bến cảng, sân bay lớn, góp phần làm thay đổi diện mạo của đất nước như dự án đường vành đai 3 - Hà Nội, đường Nội Bài - Nhật Tân; cao tốc Nội Bài - Lào Cai; dự án đường ô tô cao tốc Long Thành - Dầu Giây; dự án hầm đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện… Đồng hành với công tác nghiên cứu KHCN là đề ra các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng. Bằng việc đẩy mạnh hoạt động của bộ phận KCS nội bộ trên các dự án, nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của hệ thống quản lý các Ban điều hành dự án đốivới chất lượng công trình do CIENCO 4 thi công.

Với nhiều người Việt Nam nhắc đến bảo hiểm họ nghĩ ngay tới Bảo Việt - thương hiệu có bề dày hơn 50 năm hình thành và phát triển, in đậm trong tâm trí nhiều thế hệ. Từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi tới miền ngược, Bảo Việt luôn được người dân tin dùng mặc dù thị trường bảo hiểm trong nước đang có rất nhiều sự lựa chọn với sự tham gia của các tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới.

Ảnh minh họa

Với định hướng phát triển bền vững, lấy khách hàng làm trung tâm để triển hai hiệu quả các giải pháp kinh doanh, Bảo Việt đã đạt được sự tăng trưởng bứt phá trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Theo báo cáo nhanh kết quả kinh doanh năm tài chính 2017, Tập đoàn Bảo Việt đã cán mốc doanh thu ước gần 1,5 tỷ USD, hoàn thành 108% kế hoạch năm. Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng ấn tượng 2 con số, khẳng định vị trí số 1 thị trường. Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đạt tổng doanh thu phí bảo hiểm trên 17.000 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với năm 2016.

Với một số kỹ sư, cán bộ, nhân viên BSR, không về quê ăn Tết chẳng còn là chuyện hiếm. Khi mọi người đang nghỉ ngơi vui xuân thì họ vẫn miệt mài trong từng ca trực bảo đảm vận hành NMLD Dung Quất hoạt động an toàn, ổn định.

Điểm nhất không thể không nhắc tới là đợt bảo dưỡng tổng thể lần ba hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Trong suốt cao điểm 50 ngày đêm, bốn nghìn nhân sự với hàng chục nghìn máy móc, thiết bị chuyên dụng đã thực hiện bảo dưỡng thành công bảy gói thầu chính, hơn 7.500 hạng mục công việc. Tiến độ được rút ngắn, NMLD Dung Quất hoạt động trở lại ngày 25/7/2017. Thành quả đáng tự hào ấy cũng đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ trong việc làm chủ công nghệ, nâng cao độ an toàn và tin cậy của mọi người.

Sáng 17/3/2018, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Bộ Công Thương tổ chức lễ tôn vinh và trao Giải thưởng sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” lần thứ 2 tôn vinh 96 doanh nghiệp.

Danh sách các doanh nghiệp được tôn vinh:
Top 10 Sản phẩm thương hiệu Việt xuất sắc hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

STT

Tên đơn vị

Tỉnh/Thành phố

1

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo)

Hồ Chí Minh

2

Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

Hải Phòng

3

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

Bình Dương

4

Công ty Cổ phần Traphaco

Hà Nội

5

Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng

Hải Phòng

6

Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – NGK Hà Nội (Habeco)

Hà Nội

7

Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco)

Hồ Chí Minh

8

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC)

Hồ Chí Minh

9

Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn

Quảng Ngãi

10

Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

Quảng Ngãi


Top 10 Doanh nghiệp có dịch vụ thương hiệu Việt xuất sắc hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

STT

Tên đơn vị

Tỉnh/Thành phố

1

Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op)

Hồ Chí Minh

2

Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce

Hà Nội

3

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

(VietinBank)

Hà Nội

4

Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI

Hà Nội

5

Công ty Cổ phần Sữa TH

Nghệ An

6

Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần (PV Gas)

Hồ Chí Minh

7

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

Phú Thọ

8

Tổng Công ty Tín Nghĩa

Đồng Nai

9

Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến

Hồ Chí Minh

10

Công ty TNHH Một thành viên Thép Miền Nam – VNSteel

Bà Rịa -Vũng Tàu

Top 76 Doanh nghiệp thương hiệu Việt tiêu biểu hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

STT

Tên đơn vị

Tỉnh/Thành phố

A. SẢN PHẨM

I. ĐỒ UỐNG; THỰC PHẨM CHẾ BIẾN

1

Công ty Cổ phần Ba Huân

Hồ Chí Minh

2

Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản

Hồ Chí Minh

3

Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa

Đồng Nai

4

Công ty Cổ phần Nguyên Thanh Hương

Hồ Chí Minh

5

Công ty TNHH Một thành viên Đường TTC Biên Hòa – Đồng Nai

Đồng Nai

6

Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị

Quảng Trị

7

Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Tân Quang Minh

Hồ Chí Minh

8

Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương

Hải Dương

9

Công ty Cổ phần Sài Gòn Food

Hồ Chí Minh

10

Công ty Lương thực Tiền Giang

Tiền Giang

11

Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket

Hồ Chí Minh

12

Công ty TNHH Một thành viên TNI

Hồ Chí Minh

13

Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco

Hồ Chí Minh

14

Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh

Hà Nội

15

Công ty TNHH Một thành viên Trà Tâm Lan

Tây Ninh

16

Công ty Cổ phần Thủy sản Vạn Phần Diễn Châu

Nghệ An

17

Công ty Cổ phần Vang Thăng Long

Hà Nội

18

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp

Gia Lai

19

Công ty Cổ phần Chè Hà Thái – Thái Nguyên

Thái Nguyên

20

Công ty TNHH San Hà

Hồ Chí Minh

21

Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn

Hồ Chí Minh

22

Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương

Hà Nội

23

Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ Bình Liêu

Quảng Ninh

24

Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu bánh kẹo Bảo H ưng

Thái Bình

25

Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Thái Bình

Thái Bình

26

Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi

Đồng Tháp

II. HÀNG GIA DỤNG

27

Chi nhánh Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh

Quảng Ninh

28

Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp

Hà Nội

III. DỆT MAY; DA GIÀY

29

Công ty TNHH Một thành viên Tổng công ty 28

Hồ Chí Minh

30

Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ

Đà Nẵng

31

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Thái Nguyên

32

Công ty Cổ phần Dệt may 29/3

Đà Nẵng

33

Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại B.Q

Đà Nẵng

34

Công Ty Cổ phần Dụng cụ Thể thao Delta

Thanh Hóa

IV. HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ ĐIỆN DÂN DỤNG

35

Công ty Cổ phần Ắc quy Tia Sáng

Hải Phòng

36

Công ty TNHH Một thành viên Quang điện – Điện tử

Hà Nội

37

Công ty Cổ phần Điện cơ Hải Phòng

Hải Phòng

38

Trung tâm Sản xuất Thiết bị đo điện tử Điện lực Miền Trung

Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Miền Trung

Đà Nẵng

V. NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ TIÊU DÙNG VÀ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

39

Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu

Hậu Giang

40

Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex

Hà Nội

41

Công ty Xăng dầu B12

Quảng Ninh

42

Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum

Kon Tum

43

Công ty Cổ phần Sản xuất Công nghiệp và Thương mại Vít Việt

Hồ Chí Minh

44

Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc

Bình Dương

45

Công ty Cổ phần Cơ điện Toàn Cầu

Hà Nội

46

Công ty TNHH Cơ khí Đúc Toàn Thắng

Nam Định

VI. HÓA CHẤT, PHÂN BÓN VÀ CÁC SẢN PHẨM PHỤC VỤ SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP

47

Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)

Hà Nội

48

Công ty TNHH Cơ khí Toàn Phát

Hải Dương

49

Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì

Phú Thọ

VII. HÓA MỸ PHẨM; DƯỢC PHẨM; THIẾT BỊ Y TẾ

50

Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar)

Lâm Đồng

51

Công ty TNHH MTV Thuốc thú y và Chế phẩm sinh học Vemedim

Cần Thơ

52

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Dược phẩm Tâm Bình

Hà Nội

53

Công ty TNHH Đông dược Xuân Quang

An Giang

54

Công ty Cổ phần Dược phẩm Tipharco

Tiền Giang

VIII. THIẾT BỊ GIÁO DỤC, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

55

Công ty Cổ phần Phát hành sách TP.HCM - FAHASA

Hồ Chí Minh

IX. VẬT LIỆU XÂY DỰNG

56

Công ty Cổ phần Thép TVP

Long An

57

Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn

Hà Nội

58

Công ty TNHH Đại Nam

Hưng Yên

B. DỊCH VỤ

I. DỊCH VỤ PHÂN PHỐI, BÁN BUÔN, BÁN LẺ

59

Tổng Công ty Thương Mại Hà Nội

Hà Nội

60

Công ty TNHH Đầu tư – Đa ngành Thành Lợi

Huế

61

Công ty TNHH Thương mại Thái Đông Anh

Huế

62

Công ty TNHH Diến Hồng

Quảng Bình

63

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng

Cao Bằng

II. DỊCH VỤ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG

64

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)

Hà Nội

65

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Kim Tín

Cao Bằng

66

Doanh nghiệp Tư nhân Vàng Kim Hương

An Giang

67

Công ty TNHH Tư vấn Tài chính và Kế toán FAC

Hà Nội

III. DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

68

Viettel Phú Thọ - Chi nhánh Tập đoàn Viến thông Quân đội

Phú Thọ

IV. DỊCH VỤ DU LỊCH

69

Hương Anh Tourist - Công ty TNHH Thương mại Việt Tuấn

Hà Nội

V. DỊCH VỤ LOGISTICS

70

Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Nghĩa Anh

Lào Cai

VI. DỊCH VỤ Y TẾ; GIÁO DỤC

71

Công ty Cổ phần Dệt may Sài Gòn – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Hồ Chí Minh

VII. DỊCH VỤ KHÁC

72

Tổng công ty 789

Hà Nội

73

Tổng công ty Thành An

Hà Nội

74

Công ty TNHH Tài Tiến

Đồng Nai

75

Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Dịch vụ Lan Thanh

Hồ Chí Minh

76

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thạch Bàn

Hà Nội

Xây dựng thương hiệu là một hành trình, hành trình ấy cần sự vun đắp của nhiều thế hệ, nhiều con người, nhiều trái tim và khối óc. Trên hành trình đấy, chắc chắn phải có đủ đam mê, đủ yêu thương để niềm tin về một thương hiệu Việt thực sự bền vững trong những ngành kinh tế đầy biến động./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Những thương hiệu Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành