Thứ sáu, 29/03/2024 06:39 (GMT+7)

Cơ trưởng kỳ cựu khuyên giới trẻ tự tin dấn bước chinh phục bầu trời

MTĐT -  Thứ tư, 02/10/2019 11:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Các bạn là hình ảnh của tôi hơn bốn mươi mấy năm trước. Khi ấy, tôi cũng bước ra từ cổng trường đại học và thực hiện khát khao chinh phục bầu trời. Tôi rất muốn các bạn trở thành đồng nghiệp của tôi"

“Captain” Phan Xuân Đức - TGĐ Vinpearl Air đã chia sẻ như vậy với hàng trăm bạn trẻ có mặt tại Ngày hội tuyển sinh học viên phi công “Chạm ước mơ bay cùng Vinpearl Air” tổ chức tại Hà Nội hôm 28/9. Vào ngày 2/10 và 7/10 tới đây, ngày hội tiếp tục được tổ chức tại TP. HCM và Hà Tĩnh.

Trong nghề bay, “Captain” (cơ trưởng) là một danh xưng đầy vinh dự. Những “Captain” kì cựu như Tổng Giám đốc Vinpearl Air Phan Xuân Đức luôn nhận được sự tôn trọng lớn từ các thế hệ phi công. Trong cuộc trò chuyện dưới đây, ông Đức chia sẻ những điều thú vị về cuộc đời một “người bay”, lí giải vì sao nhiều người trẻ mơ trở thành phi công mà không dám dấn bước và những gì Vinpearl Air đang làm sẽ thay đổi hoàn toàn khái niệm “không thể chạm tới giấc mơ bầu trời” trong suy nghĩ của nhiều người.

Tổng giám đốc Vinpearl Air Phan Xuân Đức.

Khó nhất trong nghề phi công là tính kỉ luật

- Ông đã đến với nghề phi công như thế nào, thưa “Captain”?

Trước khi đến với nghiệp bay, tôi là sinh viên trường Thủy Lợi. Năm 1975, khi mới học năm đầu, có đợt tuyển phi công quân đội, tôi tham gia và trúng tuyển. Thích lắm, vì trước đó lúc nào mình cũng mơ ước được điều khiển con chim sắt lượn trên bầu trời. Mà tôi tin rằng thanh niên nào cũng đã từng có ước mơ ấy, hình ảnh phi công là điều gì đó rất hoành tráng, rất oai phong. Hồi đó anh thanh niên nào trúng tuyển phi công là oách lắm, vì để được chọn chứng tỏ sức khỏe anh là loại 1, cơ quan đoàn thể ngon lành hết (cười).

Mối lương duyên của tôi với bầu trời bắt đầu như thế. Đã hơn 40 năm rồi, giờ vẫn chưa hết duyên nợ.

- Nhưng học phi công hẳn là khó lắm, nên nhiều người mơ mà ít người theo?

Nếu nói về lí thuyết, tôi nghĩ thật ra học phi công cũng không phải khó lắm đâu. Có khi còn dễ hơn học đại học. Chỉ đến lúc vừa học lí thuyết vừa thực hành bay, để nhớ được để làm thì mới khó. Người nào không có tư duy hệ thống là gay go to. Cứ tưởng tượng xem, có hàng trăm nút bấm trên bảng điều khiển, ai mới nhìn có khi hoa hết mắt. Nhiều anh mới tiếp xúc, tay cứ thò ra như bắt chuồn chuồn, mà cả phi công vẫn có người bị. Nên phải có tư duy hệ thống để biết trên cả cái bảng này thì khu vực nào điều khiển cái gì. Anh cứ mò vào vùng hệ thống ấy đã rồi mới tìm xem chi tiết.

Còn cho là học phi công có khó hơn các nghề khác hay không thì cũng chỉ tương đối thôi. Khó với người này, dễ với người khác. Nghề nào cũng có đặc thù và cái khó riêng.

- Vậy theo ông, khó nhất của nghề phi công là gì?

Tính kỉ luật. Phi công là nghề đòi hỏi phải tuân thủ kỉ luật tuyệt đối, giờ nào việc nấy. Đây là nghề liên quan đến an toàn, tính mạng nhiều con người, chưa kể tài sản rất lớn nên người phi công phải có tính kỉ luật cao.

Nghề “hot” trong 20 năm nữa và pha “gỡ rối” ngoạn mục của Vinpearl Air

- Trong một bài phỏng vấn mới đây, ông nói rằng nguồn nhân lực phi công đang rất khan hiếm. Điều này cũng có nghĩa, phi công đang là nghề “hot” hiện nay?

Không phải chỉ năm nay, năm sau mà ít nhất 20 năm nữa, phi công vẫn sẽ là nghề “hot”. Thị trường hàng không đang phát triển rất nhanh chóng. Theo thống kê của Boeing, trong 20 năm nữa toàn thị trường hàng không quốc tế sẽ thiếu gần 1 triệu phi công. Cũng trong vòng 20 năm tới, Việt Nam cần 10.000 - 15.000 nhân lực ngành này. Nhưng điều nghịch lí là mặc dù “hot” thế, việc đào tạo phi công luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực ngay từ đầu vào.

- Vì sao lại có thực trạng đó?

Có 3 lí do chính khiến nhiều người ngần ngại, ngăn cản ước mơ trở thành phi công của họ. Thứ nhất là sức khỏe, anh phải có sức khỏe rất tốt. Thứ hai là tiếng Anh, đầu vào tuyển học viên hiện yêu cầu 600 điểm TOEIC hoặc IELTS 5.5 trở lên. Và thứ ba là vấn đề tài chính, theo học nghề phi công khá đắt đỏ, học phí trung bình trên thị trường hiện vào khoảng 4,5 tỉ đồng. Những rào cản này vô hình trung khiến người ta tự tạo khoảng cách với nghề phi công dù rất thích. Có những bạn trẻ ở nông thôn, rất thích làm phi công, sức khỏe tuyệt vời, nhưng vấp ngay phải “ông” tiếng Anh và nghe thấy học phí thế sợ quá. Vậy là ta phí hoài luôn một anh chàng phi công tiềm năng.

Tổng giám đốc Vinpearl Air trực tiếp tư vấn tại Ngày hội tuyển sinh của Vinpearl Air tại Hà Nội

- Vinpearl Air mở trường đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không với mục tiêu góp phần giải quyết bài toán khan hiếm phi công trong nước, tiến tới xuất khẩu phi công. Tuy nhiên, như ông nói, nguồn đầu vào đã rất khó khăn do nhiều rào cản ngăn người ta mơ “chạm tới bầu trời”. Vậy Vinpearl Air làm thế nào để gỡ bỏ những trở ngại này, thưa ông?

Mục tiêu của Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air (VinAviation)  là tuyển sinh 400 phi công phi lợi nhuận trong năm đầu tiên. Chúng tôi có cơ sở để tuyển số lượng lớn như vậy. Trong những rào cản khiến các bạn trẻ có đam mê trở thành phi công còn e ngại khi nộp đơn học đào tạo nghề này thì tiếng Anh và tài chính là hai rào cản chính. Vì thế chúng tôi tập trung “gỡ rối” hai điểm thắt này.

Với tiếng Anh, chúng tôi mở chương trình đào tạo tiếng Anh cho các bạn đã đủ điều kiện sức khỏe, năng khiếu và đam mê nhưng chưa đủ điều kiện như yêu cầu (600 điểm TOEIC hoặc IELTS 5.5 trở lên). Chương trình đào tạo tiếng Anh tập trung này sẽ được thực hiện tại các đối tác uy tín của chúng tôi ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Tĩnh với đội ngũ giảng dạy chất lượng, cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ phòng lab nghe nhìn, cam kết 90% đạt điều kiện khi tham gia khóa học thi chứng chỉ.

Với rào cản tài chính, phí đào tạo phi công của Vinpearl Air khoảng 2,82 tỉ đồng (120.000 USD). Đây là chương trình phi lợi nhuận với chi phí đào tạo phi công thấp hơn 25% so với thị trường.

Riêng với các đối tượng thuộc diện gia đình Chính sách, nghèo (là thành viên gia đình Liệt sỹ, Thương binh, Bệnh binh, người hưởng chế độ chính sách như Thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và là thành viên của hộ nghèo), Vinpearl Air xây dựng gói bảo lãnh vay ngân hàng và hỗ trợ 50.000 USD/học viên (gồm tiền lãi vay và học phí), tài trợ khóa đào tạo tiếng Anh trị giá 100 triệu đồng tối đa trong 9 tháng (nếu học viên đáp ứng tất cả các yêu cầu còn lại). Với học viên nghèo, Vinpearl Air bảo lãnh vay ngân hàng và hỗ trợ 100% lãi vay trong 26 tháng. Vinpearl Air có quy trình xét duyệt chặt chẽ, để xác định học viên thuộc diện hỗ trợ này và trao cơ hội cho đúng người.

Với những chính sách này, tôi tin rằng sẽ giải quyết được rất nhiều vướng mắc. Chẳng hạn chính sách vay ngân hàng 75% - 85% chi phí đào tạo, phụ thuộc vào loại tài sản bảo đảm. Trong đó, học viên vay 75% của Vietcombank được ân hạn lãi và gốc trong thời gian học 26 tháng, với lãi suất ưu đãi 7,8%/năm hoặc 8,8%/năm tùy gói vay, thời hạn vay lên đến 10 năm. Học viên nộp tiền thành 06 đợt trong hơn 02 năm, với mức vay 75%, mỗi đợt số tiền học viên cần nộp chỉ từ 100 - 150 triệu VNĐ. Tôi cho là cánh cửa trở thành phi công đã mở rất rộng. Trong khi thu nhập của phi công thuộc mức thu nhập cao, tối thiểu từ 100 triệu đồng/tháng, việc trả gốc và lãi vay ngân hàng có lẽ không phải là áp lực lớn.

- Nếu có một lời khuyên với các bạn trẻ, ông sẽ khuyên họ điều gì?

Bạn cần ước mơ nhưng cũng cần tự tin dấn bước! Chỉ có như vậy, bạn mới biến được ước mơ của mình thành hiện thực!

- Xin cảm ơn ông!

1. Sau Ngày hội tư vấn tuyển sinh học viên phi công “Chạm ước mơ bay cùng Vinpearl Air” tại Hà Nội, tới đây, Vinpearl Air sẽ tiếp tục mang cơ hội trực tiếp tới các bạn trẻ tại miền Nam (tổ chức tại TP.HCM ngày 2/10) và miền Trung (tại Hà Tĩnh ngày 7/10).

Sự kiện tại. TP.HCM: Thời gian: 9h00 -12h00 ngày 02/10/2019

Địa điểm: Saigon 2, Vinpearl Luxury Landmark 81 - 208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM.

Sự kiện tại Hà Tĩnh: Thời gian: 9h00 -12h00 ngày 07/10/2019

Địa điểm: Vinpearl Hotel Hà Tĩnh - Hàm Nghi, Hà Huy Tập, Hà Tĩnh.

2. Ứng viên có thể nộp hồ sơ dự tuyển qua các cách sau:

Cách 1: Link ứng tuyển online: https://hocvienphicongvas.bizfly.vn/

Cách 2: Nộp tới email: [email protected] (Nhận hồ sơ liên tục cho các đợt).

Cách 3: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện: tới  Văn phòng Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air, Trung tâm Thương mại Vincom Long Biên, Vinhomes Riverside, Quận Long Biên, Hà Nội. (Nhận hồ sơ liên tục cho các đợt).

Cách 4: Nộp trực tiếp và thi tuyển đợt 2:

-  Tại Hà Nội: từ 04/11 đến 15/11 (09h30 – 17h30) tại Văn phòng Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air, Trung tâm Thương mại Vincom Long Biên, Vinhomes Riverside, Quận Long Biên, Hà Nội.

- Tại TP.HCM: từ 18/11 đến 29/11  (09h30 –  17h30) tại  điểm tuyển sinh Trung tâm Thương mại Vincom Thảo Điền, Số 161 Xa lộ Hà Nội, Phường Thảo Điền, Quận 2.

3. Thông tin chi tiết liên hệ:

- Hotline: 0353 593 366 - 0353 793 366 - 0353 673 366 - 0353 713 366 - 0353 723 366

Đăng ký nhận thông tin tư vấn trực tiếp, mời để lại thông tin tại: https://hocvienphicongvas.bizfly.vn/#dangkydutuyen

Theo VietnamNet

Bạn đang đọc bài viết Cơ trưởng kỳ cựu khuyên giới trẻ tự tin dấn bước chinh phục bầu trời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.