Thứ ba, 16/04/2024 23:25 (GMT+7)

Thạc sỹ bỏ giảng đường đại học về quê 'khảo cổ' vịt “tiến vua”

MTĐT -  Thứ tư, 08/05/2019 10:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từng là một giảng viên đại học, anh Trương Tiến Hải đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để về quê nuôi ước mơ thuần phục, bảo tồn và phát triển những vật nuôi đặc sản từng "tiến vua" ở Thanh Hóa.

Từng bị mọi người coi là “gã khùng điên” !

Sau những cuộc điện thoại, cuối cùng phóng viên Báo Dân Việt đã liên hệ được với anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) để tới thăm quan mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của gia đình anh.

Chúng tôi không khó để tìm được nhà của anh Hải vì đến xã Quảng Thành hỏi nhà anh Hải nuôi gà, vịt “tiến vua” ở đâu thì ai cũng biết và tận tình chỉ đường.

Dù đang bận bề với bao công việc chuẩn bị cho một mô hình chăn nuôi kinh tế mới sắp đưa vào thử nghiêm thêm, những anh Hải vẫn dành cho phóng viên một thời gian nhất định.

Để khôi phục được giống vịt Cổ Lũng thuần chủng nhất anh Hải đã trải qua rất gia đoạn.

Ngồi nhâm nhi ly trà, anh Trương Tiến Hải trãi lòng: Năm 1999, sau khi tốt nghiệp đại học Thủy sản Nha Trang, anh cầm tấm bằng cử nhân xin vào làm việc tại một doanh nghiệp thủy sản ở tỉnh Ninh Thuận. Hai năm sau mưu sinh xa nhà, đến năm 2001, anh xin về quê và nộp hồ sơ xin việc vào làm giảng viên tại Khoa nuôi trồng Thủy sản, trường Đại học Hồng Đức.

Sau 10 năm làm giảng viên, đến năm 2012 anh Hải đã nộp đơn xin thôi việc để về quê theo đuổi đam mê của mình.

“Lúc bấy giờ cả gia đình phản đối việc tôi thôi nghề giáo, ai cũng nuối tiếc cho công việc của tôi. Nói thật lúc đó người thân và bạn bè xem tôi như một người một “gã khùng điên” mới làm như vậy”, anh Hải tâm sự.

Là thạc sĩ thủy sản thành công trong việc triển khai rất nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản có hiệu quả. Đáng kể là mô hình nuôi cá lồng trên sông Mã ở phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa, mô hình nuôi cá lồng trên hồ Đồng Bể ở huyện Triệu Sơn…

Nhưng bên cạnh niềm đam mê lĩnh vực thủy hải sản, Trương Tiến Hải còn dành tình yêu đặc biệt cho những con gia cầm đặc sản nổi tiếng gắn liền với mảnh đất xứ Thanh.

Giống vịt Cổ Lũng là một đặc sản của huyện Bá Thước.

Bỏ ngoài tai những lời thị phi gièm pha, anh Hải đã dùng những đồng vốn ít ỏi tích góp được, kèm theo số tiền vay ngân hàng để khởi nghiệp tổng cộng với với số vốn là 370 triệu đồng. Thuê lại một khu đất trống, anh Hải bắt đầu đào ao, xây dựng mô hình chăn nuôi giống vịt đặc sản ở vùng cao huyện Bá Thước, đó là giống vịt Cổ Lũng.

Tuy nhiên, lần đầu lập nghiệp anh đã thất bại, hai phần ba số vịt nuôi bị dịch bệnh chết khiến anh thua lỗ nặng.

“Thú thực, lúc đó tôi rất buồn vì bao tâm huyết, công sức của tôi đã đổ dồn hết vào lứa vịt đó nhưng nó lại thất bại. Khi ấy kinh tế gia đình tôi lại càng khó khăn hơn, bao nhiêu vốn liếng tôi đều dồn vào đó cả. Lúc đó, tôi nghĩ rất nhiều người mong muốn mình như vậy để họ có thế chỉ trích tôi nhiều hơn và nó cũng khiến tôi chịu nhiều lời công kích hơn nữa...", anh Hải thổ lộ.

Nhưng thất bại đó không thể khiến anh hải nản lòng được và đó cũng là bài học xương máu dành cho anh khi mới chập chững lập nghiệp. Từ lần thất bại đó, anh đã đi học hỏi rất nhiều nơi để trau dồi thêm kiến thức, cũng như kinh nghiệm…

Kiếm trăm triệu nhờ gà, vịt “tiến vua”

Bằng ý chí và niềm khát khao của tuổi trẻ, anh Hải quyết tâm làm lại từ đầu. Sau 5 năm khởi nghiệp, anh Hải đã thuần dưỡng thành công nhiều giống gà, vịt quý hiếm với mô hình trang trại tổng hợp mang lại kinh tế cao.

“Vịt Cổ Lũng là giống vịt đặc sản tại huyện Bá Thước được bà con đồng bào chăn nuôi nhỏ lẻ và có nguy cơ mai một, giống vịt này đã nức tiếng từ bao đời nay. Tôi phải mất 5 năm nghiên cứu mới khôi phục thành công giống vịt này một cách thuần chủng. Hiện, gia đình đang có 4 trang trại nuôi giống vịt này. Đây là giống vịt rất dễ nuôi và đem lại nguồn lợi kinh tế cao” anh Hải chia sẻ.

Theo anh Hải để có thương hiệu vịt Cổ Lũng như ngày hôm này, anh đã trãi quá nhiều năm vất vả nghiên cứu, tìm hiểu để khôi phục thành công giống vịt này.

Giống vịt Cổ Lũng được anh Hải chọn lọc kỹ càng hội tụ tất cả những nét đặc trưng vốn có của nó như cổ to, thân ngắn, chân ngắn, thịt chắc, mùi vị thơm ngon. Quy trình từ lúc nuôi đến xuất chuồng vịt thịt thành phẩm kéo dài 4 tháng.

Nếu dùng thức ăn công nghiệp, trọng lượng mỗi con vịt Cổ Lũng có thể đạt đến 2,2kg. Nuôi bằng thức ăn truyền thống truyền thống mỗi con vịt cũng đạt trên 1,8kg. Nếu như nuôi vịt thường phải tiến hành tiêm tổng cộng 5 mũi vacxin phòng trừ dịch bệnh thì vịt Cổ Lũng thuần chủng với sức đề kháng cực tốt và khả năng chống chịu tuyệt vời chỉ cần áp dụng tiêm duy nhất 1 mũi cúm gia cầm H5N1.

Là thạc sĩ thủy sản nhưng anh Trương Tiến Hải lại đêm mê với gà vịt. Trong ảnh: Anh Hải giới thiệu loài gà rừng đen.

Theo kinh nghiệm của anh Hải, trong quá trình nuôi vịt Cổ Lũng cần lưu ý khâu chọn giống, tránh lựa chọn những con giống bị dị tật, hở rốn để đưa vào sinh sản. Nếu chủ quan, lơ là công đoạn chuẩn bị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng khi thu hoạch, đồng thời tác động xấu đến nguồn gen kế cận sau này.

Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc đòi hỏi phải đặc biệt chú ý về khâu thức ăn áp dụng đối với từng giai đoạn của vịt.

Theo anh Hải, vịt Cổ Lũng được nuôi chăn thả 4 tháng là có thể xuất bán. Hiện nay, giá bán ra thị trường là từ 80 - 100 nghìn đồng/1kg. Theo tính toán của anh Hải, mỗi năm trang trại xuất ra thị trường khoảng 3.000 con vịt thương phẩm và 7.000 vịt giống con với giá bán bình quân từ 12.000 - 13.000 đồng/con, lúc cao điểm lên đến 18.000 đồng/con.

Hiện, mô hình nuôi vịt Cổ Lũng được anh nhân rộng ra nhiều huyện, thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo anh Hải đây là một chuỗi các chi nhánh, vì từ con giống đến đầu ra sản phẩm đều được anh cung cấp và bao tiêu toàn bộ. Nhờ đó, những năm qua, cuộc sống của nhiều hộ dân cũng được nâng lên, nhiều người yêu mến anh còn hay gọi với cái tên quen thuộc là “Hải vịt”.

Không chỉ thành công với giống vịt Cổ Lũng, hiện nay, anh Hải còn được nhiều người biết đến với giống gà “tiến vua” nức tiếng xứ Thanh là giống gà Kha Thầy và gà rừng đen, đây là những giống gà nổi tiếng từ xa xưa có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Anh Hải đã lai tạo thành công nhiều loài gà quý hiếm.

“Thanh Hóa là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi và nguồn gen gà quý hiếm. Không chỉ gà Kha Thầy, gà rừng đen, nhiều giống gà “tiến Vua” hiện nay đang rơi vào nguy cơ tuyệt chủng cao. Điều đặc biệt ở gà Kha Thầy là càng già thì thịt gà càng ngon và bổ. Chính vì thế, giống gà này bán rất được giá cao và được nhiều người săn tìm. Giá bán ra thị trường tầm 200 - 250 nghìn đồng/kg”, anh Hải cho biết.

Anh Hải bộc bạch: “Mục tiêu lớn nhất của tôi là tìm hiểu và khôi phục những con vật nuôi đặc sản gắn liền với tỉnh Thanh Hóa, trong đó vịt Cổ Lũng là ưu tiên hàng đầu”.

“Sau khi nhập con giống vịt Cổ Lũng từ huyện Bá Thước, anh Hải tiến hành phân chia trang trại thành 10 ô chuồng, mỗi ô nuôi theo tỷ lệ 1 trồng, 5 mái. Đến giai đoạn 2, tiếp tục đảo con trống từ ô này sang ô kia, thao tác trên diễn ra 6 lần, mỗi lần kéo dài 1 tháng. Đàn vịt con nuôi lớn sau thời gian 5 tháng lại trải qua quá trình ghép đôi tương tự. Cứ thế, sau gần 2 năm ròng rã (đầu 2012 đến cuối 2013), trải qua 4 thế hệ lai tạo, tôi mới chọn lọc ra được bộ giống thuần ưng ý nhất”, anh Hải cho biết quy trình và cách anh tạo ra giống vịt Cổ Lũng thuần chủng như hiện nay.

TheoDân Việt

Bạn đang đọc bài viết Thạc sỹ bỏ giảng đường đại học về quê 'khảo cổ' vịt “tiến vua”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hoàn thiện khuôn khổ nghề nghiệp cho hoạt động kiểm toán
30 năm xây dựng và phát triển của một tổ chức chưa phải là chặng đường dài, nhất là với một tổ chức chưa từng có tiền lệ, song được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.