Thứ sáu, 19/04/2024 16:45 (GMT+7)

Xử lý chất thải nguy hại: Bí công nghệ

MTĐT -  Thứ sáu, 17/11/2017 16:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện, việc ứng dụng công nghệ để xử lý chất thải nguy hại (CTNH) đang gặp không ít khó khăn.

Công nghệ chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chí

Thống kê của Tổng cục Môi trường cho thấy, hiện lượng phát sinh CTNH khoảng 800 nghìn tấn/năm. Về năng lực thu gom, xử lý CTNH, hiện nay, công suất xử lý của các cơ sở được Bộ TN&MT cấp phép là khoảng 1.300 nghìn tấn/năm. Còn đối với CTNH trong ngành y tế, việc xử lý, thiêu hủy CTNH cũng chưa đáp ứng được quy định, hiện, có trên 73,3% bệnh viện toàn quốc có xử lý bằng công nghệ đốt, còn lại 26,7% sử dụng biện pháp thiêu đốt ngoài trời hoặc chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện hoặc bãi chôn lấp chung của địa phương. Hiện, cả nước có khoảng 400 lò đốt rác thải y tế được đầu tư phân tán, phần lớn tại ngay cơ sở y tế và công suất xử lý nhỏ, phổ biến từ 20 - 50kg/giờ và một lượng lớn trong số đó không có hệ thống xử lý khí thải kèm theo.

Việc áp dụng công nghệ trong xử lý CTNH mới chỉ dừng ở một số công nghệ như: Lò đốt tĩnh hai cấp và lò quay, đồng thời, xử lý trong lò đốt xi măng, tái chế, điện phân… Tuy vậy, theo đánh giá các công nghệ xử lý CTNH hiện có của Việt Nam còn chưa thực sự hiện đại, sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTNH và thường ở quy mô nhỏ. Nguyên nhân của vấn đề này một phần do khó khăn trong việc thu gom chất thải nên việc đầu tư quy mô lớn hiện chưa phát triển hơn được. Hơn nữa, hiện nay, do Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về chất thải sản phẩm tái chế nên việc kiểm soát các sản phẩm từ CTNH chưa được thực hiện đồng bộ. Quy định hiện nay chỉ kiểm soát được việc sản phẩm sau khi tái chế còn là CTNH nữa hay không.

Công nghệ xử lý chất thải nguy hại đang gặp không ít khó khăn. Ảnh: MH

Bên cạnh đó, tại nhiều cơ sở xử lý chất thải vẫn sử dụng hình thức chôn lấp, quá trình kiểm soát ô nhiễm chưa thực sự đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường và vẫn đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Trong khi đó, một số địa phương sử dụng nguồn vốn ODA để nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn; dây chuyền chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam, tỷ lệ chất thải được đem chôn lấp hoặc đốt sau xử lý rất lớn từ 35 - 80%, chi phí vận hành và bảo dưỡng cao…

Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc đầu tư nhiều lò đốt công suất nhỏ tại tuyến huyện, xã dẫn tới việc chất thải bị phân tán, khó kiểm soát lượng phát thải ô nhiễm thứ cấp vào môi trường không khí. Ngay cả với một số lò đốt công suất lớn, hiện còn các vấn đề như chưa được phân loại, nạp nguyên liệu chưa tối ưu, thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải yếu, kiểm soát ô nhiễm chưa bảo đảm…

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Ông Nguyễn Thượng Hiền, Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Tổng cục Môi trường cho rằng, thời gian tới, phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về CTNH, đặc biệt là việc xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng công nghệ xử lý, tái chế CTNH để tạo cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho việc áp dụng các công nghệ xử lý, tái chế. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo các công nghệ đã được cấp phép hoạt động tuân thủ đúng quy định, đạt các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về các công nghệ để xử lý, tái chế các loại CTNH đặc thù, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đồng thời, xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở khoa học cho công nghệ xử lý chất thải. Ngoài việc nâng cao hiệu quả vấn đề quản lý, thanh tra, xử phạt, Nhà nước cần chú trọng đến vấn đề quản lý thị trường và quy hoạch công nghệ xử lý CTNH. Có như vậy, mới có thể tránh cho doanh nghiệp những rủi ro không đáng có, đồng thời, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường của các đơn vị sản xuất.

Cũng theo nhiều chuyên gia, phải nhanh chóng triển khai xây dựng mô hình điểm áp dụng các công nghệ nghiên cứu để lựa chọn các mô hình với công nghệ phù hợp, đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường và nhân rộng trên phạm vi cả nước.

Trong thời gian tới, đẩy mạnh hướng nghiên cứu về việc đồng xử lý (như trong lò nung xi măng). Khẩn trương nghiên cứu công bố suất vốn đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTNH theo hướng khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến, đảm bảo các yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiến gần tới suất vốn đầu tư các nước tiên tiến trong khu vực nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chất thải. Kiểm soát chặt chẽ để tránh tình trạng nhập khẩu công nghệ không phù hợp, đặc biệt nhập khẩu lò đốt công suất nhỏ không có hệ thống xử lý khí thả.

Đồng thời, triển khai thẩm định công nghệ xử lý mới được nghiên cứu và áp dụng lần đầu ở Việt Nam; công bố rộng rãi kết quả thẩm định làm định hướng cho các nhà đầu tư trong lựa chọn công nghệ xử lý, góp phần phát huy hiệu quả đầu tư.

Bạn đang đọc bài viết Xử lý chất thải nguy hại: Bí công nghệ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo TN&MT

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước