Thứ sáu, 29/03/2024 14:59 (GMT+7)

'Xây dựng điện mặt trời cần đúng lúc, đúng chỗ' (Bài 1)

Thùy Dung -  Thứ ba, 04/06/2019 10:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

GS.TS Nguyễn Văn Khải cho rằng khi chúng ta xây dựng nhà máy điện mặt trời, điện năng thu được phụ thuộc rất nhiều vào cường độ ánh sáng và thời tiết.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, đầu tư điện mặt trời là sự lựa chọn thân thiện với môi trường và bền vững cho hệ sinh thái chung. Nhưng, song song với những yếu tố hiệu quả mà điện mặt trời mang lại thì vấn đề rác thải công nghệ hết sức nguy hại từ pin mặt trời là điều khiến nhiều người quan tâm.

Vậy, pin mặt trời có thực sự nguy hại hay không và ảnh hưởng tới môi trường nghiêm trọng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về điện mặt trời, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi trao đổi với GS.TS Nguyễn Văn Khải về những vấn đề này.

Thưa GS.TS, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang “đua” nhau đầu tư vào điện mặt trời. Để xây dựng một nhà máy tốn rất nhiều chi phí và chiếm một diện tích khá lớn. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?  

Tôi là người kêu gọi sử dụng điện mặt trời. Tuy nhiên, xây lắp, sử dụng điện mặt trời thế nhưng phải dùng đúng lúc, đúng chỗ, không phải ở đâu cũng xây được.

Ví dụ, trước năm 2017, người ta chỉ nói đến nhà máy điện. Còn tôi kêu gọi ở Tây Nam Bộ có đến 165.000 ha nuôi tôm vậy tại sao chúng ta không dùng đất mặt nước đó lắp pin mặt trời lên trên để làm nhà máy điện mặt trời? Nhưng cái nguy hiểm thứ nhất là chúng ta không có hệ thống dự trữ điện năng. Thứ 2 chúng ta không có các nhà nghiên cứu chế tạo về vật liệu và công nghệ chế tạo các tấm pin mặt trời.

Chính vì thế tôi cho rằng, xây dựng các nhà máy điện mặt trời là rất tốt. Thậm chí, bất kể các gia đình cũng cần phải có hệ thống điện mặt trời, nhất là các vùng núi cao. Nhưng không thể nào tùy tiện xây và xây theo trào lưu được.

Nhiều nhà khoa học cho rằng pin mặt trời là một loại chất thải công nghệ nguy hại đến môi trường. Sự thực có đúng như vậy?

Năm 1986, tôi làm thí nghiệm bay hơi màng mỏng để tạo ra pin mặt trời hiệu quả đc 10%. Khi ấy, nhiều nghiên cứu của Hàn Quốc thậm chí là cả Nhật Bản đều không bằng chúng ta. Thế nhưng, do hướng nghiên cứu sai lầm, cho nên hiện nay tất cả pin mặt trời chúng ta phải nhập từ nước ngoài. Khi nhập về không có người nghiên cứu, ứng dụng thiết bị điện mặt trời. Điều đó sẽ rất nguy hiểm, chúng ta sẽ bị lệ thuộc vào nguồn của nước ngoài.

Và nếu ai nói pin mặt trời là chất thải nguy hại là sai lầm. Pin mặt trời là những tấm silic trên đó là silic ôxit, là giấy nhôm,... vậy nên việc xử lý, tái tạo nó rất bình thường.

Sơ đồ hòa lưới điện Quốc gia.

Đa số những nhà máy điện mặt trời đều tập trung ở các vùng có nhiều nắng như miền Trung và miền Nam. Thế nhưng, đối với miền Nam vào mùa mưa thì mưa rất nhiều, dẫn đến việc nguồn điện không được đảm bảo. Vậy, theo GS.TS thì làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?

Khi chúng ta xây dựng, dùng điện mặt trời, điện năng chúng ta thu được phụ thuộc rất nhiều vào cường độ ánh sáng và thời tiết. Nếu không có hệ thống dự trữ điện thì sẽ hiệu điện năng sẽ giảm tới 80% nếu cường độ ánh sáng yếu, ví dụ như đột nhiên có mưa, mây đen... và đó là điều nguy hiểm, lúc đó nhà máy điện sẽ bị mất điện, thiết bị điện sẽ bị mất điện cho nên chúng ta phải có hệ thống dự trữ điện.

Tuy nhiên, tại các vùng đất quá nóng như miền Trung hay miền Nam cũng là có điều hạn chế điện mặt trời phát triển. Bởi những tấm pin mặt trời cần nắng, cần độ rọi sáng cao chứ không cần nóng. Nóng sẽ là làm hỏng pin mặt trời.

Pin mặt trời cần nắng chứ không cần nóng.

Còn nữa, nếu ai đó  nói pin mặt trời là nguy hại và khó tái chế thì hãy cứ mang đến đây, tôi sẽ tái tạo lại chúng. Để tái tạo pin mặt trời rất dễ, chúng ta phải khẩn trương nghiên cứu sản xuất và ứng dụng pin mặt trời ở Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Bài 2: Nhiều nhà máy điện mặt trời xin đất, vay vốn rồi..."đắp chiếu"

Bạn đang đọc bài viết 'Xây dựng điện mặt trời cần đúng lúc, đúng chỗ' (Bài 1). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Thái Nguyên: Tận dụng phế phẩm để chăn nuôi
Tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các bếp ăn tập thể, hội viên Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã xử lý, chế biến để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.