Thứ sáu, 19/04/2024 17:24 (GMT+7)

Thế mạnh nào cho Việt Nam trong cách mạng 4.0

MTĐT -  Thứ năm, 22/02/2018 10:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

CEO của Vietel, VNPT, FPT, CMC đều tin tưởng cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam, vấn đề là chúng ta tận dụng cơ hội đến mức nào để thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đẩy mạnh cách mạng 4.0 là khát vọng phồn vinh của dân tộc phải chủ động nắm bắt không thể bỏ lỡ. Nhưng Thủ tướng nêu lên 3 câu hỏi đòi hỏi các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) phải trả lời:
1. Việt Nam đang ở đâu?
2. Các nước đang làm gì?
3. Việt Nam cần làm gì để phát triển thành công nền kinh tế số, công nghiệp thông minh?

CEO của Vietel, VNPT, FPT, CMC đều tin tưởng cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 sẽ đêm lại cơ hội cho Việt Nam, vấn đề là chúng ta tận dụng cơ hội đến mức nào để thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam?

Theo ông Tống Viết Trung, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng có 3 nhóm mà Việt Nam cần và làm mạnh hơn nữa:
1. Cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kết nối số, bao gồm cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm.
Hạ tầng cứng phải đảm bảo mọi người, mọi thành thiết bị, cảm biến đều được kết nối mọi lúc, mọi nơi, với tốc độ cao, theo thời gian thực.
Hạ tầng mềm bao gồm những vấn đề như các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định pháp lý về giao dịch số, chữ ký số, thanh toán điện tử, kết nối chia sẻ dữ liệu, các dịch vụ công nghệ tài chính sở hữu trí tuệ, các chuẩn mực số cho công dân và chính phủ điện tử vận hành.
2. Phải khuyến khích hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sẽ là những người thực hóa dựa trên công nghệ số.
3. Phải hạn chế những mặt trái của cách mạng số như việc tự động hóa và thay đổi mô hình kinh doanh gây ra xáo trộn, thay thế lao động quy mô lớn, đồng thời đảm bảo đời sống an sinh xã hội, an ninh thông tin và an toàn không gian mạng.

TS. Lê Đăng Danh cho rằng: “Hãy sáng tạo hơn chứ không phải đợi người máy nghiền nát”.

Ảnh minh họa

Cách mạng 4.0 đặt ra thức thức có tới 80% công nhân may mặc da giày có thể bị thay thế bởi robot và người lao động có thể mất việc làm. Tuy nhiên các GS. Đức lại cho rằng: “Nếu vận dụng sáng tạo và linh hoạt cách mạng 4.0 con người sẽ không mất việc mà sử dụng robot để tăng năng suất lao động ”

Theo ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông: “CM 4.0 đáng lo hơn là cơ hội thực tế có nhiều người suy nghĩ CM 4.0 có phải phong trào không tại sao Việt Nam lại nói nhiều hơn nơi khác?
Tôi lo lắng là nói đến 4.0 mà tư duy vẫn 1.0; 2.0; 3.0 thì cũng sẽ không làm được 4.0…
Tôi đặt nhiều hy vọng vào thế hệ trẻ và đội ngũ doanh nhân nhất là lực lượng doanh nghiệp tư nhân. Khi xét đến mạnh yếu của Việt Nam trong CM 4.0 mạnh nhất là nhân lực số, yếu nhất chính là thể chế, vì vậy phải chuyển biến dần”

Hiện nay các hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới như Google, Facebook… khi có công nghệ mới đều đã cung cấp để cộng đồng có thể sử dụng. Việc này vừa vì cộng đồng và vì chính họ. Vì vậy phải làm thế nào để chúng ta có thông tin và học được từ đó. Chẳng hạn, Chính phủ có thể cung cấp các dữ liệu về xuất nhập khẩu, tình hình thị trường, các doanh nghiệp có thể dựa trên dữ liệu đó để phân tích xem xét chiến lược của mình như thế nào là tốt, có thể dự báo được thị trường.

Trong cuộc sống chúng ta thường thay đổi như gặp áp lực: “Không thay đổi thì chết” ,ví dụ các doanh nghiệp viễn thông gặp phải vấn đề lợi nhuận bị xói mòn về tăng trưởng thấp, về bị áp lực đó nên bắt buộc các doanh nghiệp này phải tìm ra mô hình kinh doanh mang tính “phá hủy” cái cũ đó. Các doanh nghiệp bắt buộc phải đi theo 4.0 vì không sẽ chết.

Muốn cho Việt Nam không bị tụt hậu và bắt kịp xu hướng của thế giới thì bắt buộc phải đẩy vào tình huống nguy hiểm. Tình huống này có thể do Chính Phủ tạo ra (Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nói).

Ảnh minh họa

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng: “Nếu các cuộc cách mạng trước đây cần nhiều về phần cứng, còn CM 4.0 thì thiên vì ý tưởng công nghệ – CM 4.0 không phải cuộc cách mạng của riêng các đại gia mà là của tất cả mọi người. Trong đó có thể là những nhóm người rất nhỏ bé, chỉ vài người nhưng chính những nhóm đó thay đổi cả tương lai, diện mạo của nền kinh tế. Cuộc CM 4.0 là “Cá nhanh ăn cá lớn” chứ không phải “cá lớn nuốt cá bé” như trước đây. Doanh nghiệp nào nhanh sẽ thành công.”

Theo Nguyễn Trung Chính, Chủ tich Tập đoàn CMC: “Việt Nam đang ở thời điểm dân số vàng. CM 4.0 là cơ hội để bạn trẻ tiếp cận công nghệ tốt hơn. Nền tảng của CM 4.0 sử dụng công nghệ thông tin rất nhiều các doanh nghiệp CNTT không chỉ có cơ hội cung cấp dịch vụ cho thị trường 93 triệu dân mà còn có có hội tiếp cận với thị trường 7 tỷ người trên toàn thế giới. Quan trọng là sản phẩm dịch vụ có khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không mà thôi”.

Dấu ấn của cách mạng công nghệ 4.0 trong len lỏi vào các ngõ ngách của đời sống hòa nhập đậm của thời cuộc. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Việt Nam Post) đã mạnh dạn từng bước chuyển đổi số, đặt tiền đề quan trọng cho sự phát triển mới như:
- Hoàn thiện hiện đại hóa nền tảng sản xuất (như cơ giới hóa bán tự động và tự động một số khâu trong dây chuyền sản xuất gồm: máy lồng gấp phong bì, hệ thống máy lựa chia chọn bản kiện…)
- Ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công nghệ R + LD, GPS…)
- Tiếp tục phát triển hệ thống phần mềm, nâng cấp mạng tin học và trung tâm dữ liệu của Tổng công ty.
- Xây dựng đề án bigdata (dữ liệu lớn) để đáp ứng sự phát triển trong thời đại IoT, trở thành nhà cung cấp giải thanh toán điện tử lớn nhất của Việt Nam.

TS. Lê Quang Huy, Phó Chủ nhiệm UBKH và công nghệ của Quốc hội lưu ý “Chúng ta tránh những suy nghĩ quá lãng mạn, cách làm theo phong trào, hô hào chung chung, rất dễ chúng ta bị lỡ nhịp, tụt hậu. Nếu không làm chủ vận mệnh của mình bằng trí tuệ, bằng năng lực nội sinh thì mãi là người chịu thua thiệt

TS. Huy cho rằng chúng ta chú ý các khía cạnh sau:
1. Cần triển khai thành tựu của cuộc CM 4.0 một cách khôn ngoan, bắt đầu bằng việc giải quyết những đòi hỏi cụ thể của thực tiễn để phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước.
2. Câu trả lời chính xác các câu hỏi chúng ta đang ở đâu? Như điều Thủ tướng trăn trở, “Mục tiêu ưu tiên trước xu hướng mới, điều kiện cần thiết nào để triển khai”.
3. Doanh nghiệp là nơi hấp thụ, triển khai các công nghệ mới, là nơi thực hiện đổi mới sáng tạo, là trung tâm của cuộc CM 4.0, do đó hỗ trợ doanh nghiệp ra sao, nguồn lực hỗ trợ thế nào cũng là điều cần tính đến.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng: Việt Nam có thể bước nhanh vào CM 4.0 nhưng xuất phát điểm của chúng ta thấp nên khó có thể đi tắt đón đầu. Ví dụ hiện chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào chế tạo thành công được 1 robot hoàn chỉnh, do công nghiệp phần cứng chưa đáp ứng yêu cầu, dù công nghệ phần mềm chúng ta có thể đảm đương được việc lập trình robot.

Thiết nghĩ nếu chúng ta trả lời được 3 câu hỏi của Thủ tướng thì Việt Nam sẽ định vị và định hướng được mô hình cuộc CM 4.0 Việt Nam đang, theo đuổi và quyết tâm vươn tới.
Đối với cuộc CM 4.0 mỗi quốc gia đều có cơ hội và thách thức. Liệu Việt Nam có nắm được cơ hội để phát triển đột phá như một số quốc gia đã từng thành công trong 3 cuộc cách mạng trước.

Một niềm tin được xác định bởi những động thái từ Chính phủ cho thấy quyết tâm trong việc thúc đẩy tăng cường tiếp cận cơ hội của cuộc cách mạng ngay khi nó mới chỉ bắt đầu. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đưa ra: “Trong tương lai không phải con người đấu với máy móc mà là hợp sức với máy móc để tạo ra những bộ óc siêu việt trong mọi lĩnh vực. Sẽ có hàng triệu việc làm được tạo ra như cuộc cách mạng số, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) ”.

Dự báo đến năm 2020, số nhân lực về IoT (vạn vật kết nối Intenet) sẽ đạt con số 4.5 triệu người tính cá thể hóa cao, quy mô công việc và số lượng công việc không bị giới hạn. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho cuộc cách mạng này. Chúng ta cần có một nguồn nhân lực vừa có tinh thần khởi nghiệp, vừa có năng lực sáng tạo, có dũng khí chấp nhận mạo hiểm và ứng nhanh những thành tựu mà cuộc cải cách số tạo ra để tạo nền tăng trưởng đột biến cho nền kinh tế. Nguồn nhân lực cao ấy sẽ cung cấp cho một hệ thống doanh nghiệp 4.0 những doanh nghiệp tiên phong đưa ra các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động thực tiễn của mình.

Tất cả đang nên một cuộc cách mạng trong ngành dịch vụ và tài chính khi mà bắt trận chiến quan trọng như là trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ cho từng khách hàng và xây dựng một mô hình truy cập phù hợp cho khách hàng đều được chuyển đổi số…

Cuộc CM 4.0 với quy mô chưa từng có, nó khiến cho không chỉ máy móc mà cả thế giới chung quanh chúng ta trở nên có nhân tính và được tối ưu hóa. Nếu đưa ra được những chính sách đón đầu cơ hội từ cuộc cách mạng này. Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên vị trí cao trên bản đồ phát triển toàn cầu./.

PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển
Ng.Giám đốc Sở KH-CN& Môi trường Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Thế mạnh nào cho Việt Nam trong cách mạng 4.0. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước