Thứ sáu, 29/03/2024 16:53 (GMT+7)

Làm gạch sinh thái từ chai nhựa bỏ đi

MTĐT -  Thứ tư, 19/09/2018 17:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rác thải nhựa đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn cầu, thế nhưng thay vì vứt đi chúng ta hoàn toàn có thể biến chúng trở nên có ích mà vừa giúp giảm thiểu rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Từ những chai nhựa tưởng chừng như bỏ đi, các nhà khoa học và hoạt động môi trường ở Philippines đã biến chúng thành những viên gạch có ích, xây dựng nên những công trình kiên cố và đẹp mắt như nhà trọ, ký túc xá hay những nhà tắm mini.

Tình trạng rác thải nhựa tại Philippines đang trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết. Trước thực tế này, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực môi trường bắt đầu triển khai Ecobrrick - một dự án biến các loại chai nhựa đã qua sử dụng thành những “viên gạch sinh thái”.

Trong suốt gần 1 thập kỷ qua tại Philippines, người dân ở miền Bắc nước này đã biết toàn bộ “quy trình” làm gạch sinh thái ecobrick thông qua Irene Bakisan và Russell Maier, nghệ sĩ điêu khắc người Canada.

Russell Maier đã khám phá ra loại vật liệu tái chế thân thiện với môi trường này tại ngôi làng ở thung lũng Sagada (Philippines). Và thật không ngờ, chỉ ít lâu sau khám phá của Maier đã trở thành hiện tượng toàn cầu.

Riêng ở Philippines, trong vòng 4 năm từ 2010 - 2014, không chỉ người dân được biết đến bản hướng dẫn làm gạch ecobrick mà chính phủ nước này đã nhận thấy tầm quan trọng tuyệt vời của nó nên đã đưa bản hưỡng dẫn này tới khoảng 1.700 trường học ở Philippines để các em học sinh nhận thức được việc bảo vệ môi trường cũng như xử lý rác thải nhựa tại nơi mình sinh sống hoặc những bãi biển du lịch tại địa phương. Sau đó, phong trào tái chế các chai nhựa thành gạch sinh thái trở nên phổ biến, phát triển mạnh hơn vươn ra khỏi lãnh thổ Phippines tới Nam Phi, Zambia, Mỹ và Indonesia, hình thành Khối liên minh Ecobrick toàn cầu.

Chai nhựa có thể tái chế thành gạch sinh thái. 

Năm 2016, Ziggie Gonzales, ông chủ chuỗi nhà nghỉ tại Zambales, La Union và Baler ở Philippines biết đến cách thức làm gạch sinh thái từ những chai nhựa bỏ đi trên mạng internet, và quyết định áp dụng vào hoàn cảnh của mình. Ông tìm kiếm lượng lớn chai nhựa trên các bãi biển và bắt đầu nhồi tất cả các thứ rắn khác vào trong chai rồi đóng nắp chai chặt lại để không cho chai nhựa biến dạng.

Sau khi tự làm gạch từ các chai nhựa bỏ đi và xây nên những công trình như nhà tắm, nhà trọ của mình thành công, Gonzales đã chia sẻ với mọi người dân thông qua sáng kiến mới có tên “The Plastic Solution”, với hy vọng phần nào sẽ giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Xây nhà cho người tị nạn bằng những chai nhựa vứt đi

Hay cần phải dùng đến công đoạn tái chế cầu kỳ như trên, một kiến trúc sư sống ở trại tị nạn Tindouf, Algeria, Tateh Lehbib Breica đã nảy ra ý tưởng kết hợp giải quyết cả 2 vấn đề trên bằng cách sử dụng các chai nhựa bỏ đi làm “gạch” xây nhà theo đúng nghĩa đen.

Thông thường những người tị nạn sẽ sống trong các căn nhà làm từ bùn. Tuy nhiên, loại vật liệu này lại không có khả năng chống chịu được các ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết như mưa to, gió lớn. Vì vậy, Brecica đã thêm các chai nhựa bỏ đi vào thành phần vật liệu xây dựng cho mỗi căn nhà bùn.

Theo đó, anh đổ đầy cát vào trong các chai nhựa và sử dụng chúng như những viên gạch xây nhà. Những viên “gạch chai” này được xếp chồng lên nhau, tạo thành kết cấu hình trụ tròn. Các khoảng trống giữa các viên gạch đặc biệt này được lấp đầy bằng xi măng trộn đá vôi.

Những ngôi nhà được xây bằng chai nhựa vô cùng bắt mắt.

Mỗi căn nhà sử dụng gần 6 nghìn chai nhựa từ khu vực trại tị nạn và các khu tập kết rác địa phương. Với phương pháp và vật liệu xây dựng như vậy, kết cấu của ngôi nhà sẽ bền chắc, có khả năng chống chịu được khí hậu khắc nghiệt của sa mạc. Mặc khác, thiết kế trụ tròn còn giữ mát cho ngôi nhà và ngăn ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào bên trong.

Căn nhà “gạch chai” đầu tiên Brecia xây dựng là nhà của bà anh, sau đó anh xây thêm những căn nhà tương tự cho người dân trong cùng khu vực vài năm trước. Hiện nay, anh đã nhận được tài trợ của Ủy ban Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) để “nhân rộng” số lượng nhà “gạch chai”. Với tài trợ của UNHCR, 25 ngôi nhà mới đã được xây cho những người tị nạn tại 5 khu trại gần đó.

Không chỉ được dùng để xây nhà cho người tị nạn, với ý tưởng này, còn giúp tạo ra cả việc làm cho nhiều người ở khu tị nạn. “Công việc cần 4 người nhặt chai, 4 người khác lấp đầy chúng và 4 thợ nề đặt chúng vào vị trí của bức tường”, Brecia cho biết.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Làm gạch sinh thái từ chai nhựa bỏ đi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.