Thứ sáu, 19/04/2024 23:35 (GMT+7)

Hà Nội nêu lý do chậm ra kết luận thanh tra về chế phẩm Redoxy-3C

MTĐT -  Thứ tư, 04/12/2019 16:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chánh Thanh tra TP Hà Nội Nguyễn An Huy cho biết vẫn đang hoàn thiện kết luận thanh tra về chế phẩm Redoxy-3C làm sạch ao, hồ. Ông cũng rằng việc thanh tra phải thật thận trọng.

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp HĐND TP Hà Nội sáng nay (4/12), Chánh Thanh tra TP Hà Nội Nguyễn An Huy đã thông tin với báo chí về quá trình thanh tra việc nhập, sử dụng chế phẩm Redoxy 3C để làm sạch các hồ tại Hà Nội.

Đây là loại hóa chất được nhập độc quyền từ Đức, do ngân sách Hà Nội chi trả và đã được sử dụng để xử lý nước ô nhiễm tại 88/122 hồ của Hà Nội từ năm 2016 đến nay.

Thanh tra TP đang hoàn thiện kết luận thanh tra về chế phẩm Redoxy 3C, trong đó có việc gặp gỡ một số tổ dân phố xung quanh khu vực hồ nơi đang sử dụng chế phẩm này. Khi nào có kết quả chúng tôi sẽ công khai” - chánh Thanh tra TP Hà Nội nói.

Về việc đã quá thời hạn thanh tra gần 5 tháng nhưng kết quả thanh tra vẫn chưa được công bố, ông Huy giải thích: “Việc thanh tra phải làm thận trọng. Trong quá trình thanh tra phải làm đúng theo thủ tục của pháp luật. Quá hạn thì chúng tôi chịu trách nhiệm với Thành ủy và UBND. Hiện chưa kết luận. Phóng viên muốn biết nhưng chúng tôi lại có những cái về bí mật nhà nước, vì trong hoạt động thanh tra có những cái ràng buộc như thế”.

Chánh Thanh tra TP Hà Nội Nguyễn An Huy

Liên quan tới vấn đề này, chiều 3/12, tại buổi thảo luận tổ trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 11, HĐND TP. Hà Nội khóa XV, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thông tin làm rõ nhiều vấn đề các đại biểu và cử tri quan tâm, trong đó có nội dung về chế phẩm Redoxy 3C làm sạch ao, hồ trên địa bàn thời gian qua.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, TP đã xử lý được 88/122 hồ, hoàn toàn hết mùi bằng sản phẩm Redoxy 3C.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá, Redoxy 3C là sản phẩm của các nhà khoa học Đức - tập đoàn đã có 43 năm kinh nghiệm, hiện cung cấp sản phẩm cho 55 nước. Hà Nội đã cử chuyên gia sang tận nơi để tìm hiểu.

Bên cạnh đó Chủ tịch TP cũng khẳng định, từ trước đến nay chưa có công nghệ xử lý nước hồ nào mà chi phí xử lý chưa đến 6.000 đồng/m3, chi phí duy trì chưa đến 2.000 đồng/m3. TP sẽ cố gắng hợp tác với các nhà khoa học của các nước để đưa ra giải pháp tốt nhất, xử lý được mùi, ô nhiễm nhưng phải bền vững.

Trước đó, tại cuộc giao ban báo chí do Thành uỷ Hà Nội tổ chức, Công ty thoát nước Hà Nội đã trả lời các câu hỏi liên quan đến kết quả thanh tra việc sử dụng chế phẩm độc quyền xử lý nước Redoxy-3C.

Trả lời báo chí về hiệu quả của chế phẩm Redoxy-3C mà Hà Nội đã sử dụng dùng làm sạch ao, hồ trên địa bàn TP và công nghệ Nano- Bioreactor do Tổ chức xúc tiến Thương mại- Môi trường Nhật Bản thực hiện thí điểm trên sông Tô Lịch, ông Võ Tiến Hùng, Giám đốc Công ty thoát nước Hà Nội cho biết, với chế phẩm Redoxy-3C RED hiệu quả đã được công bố từ khi thí điểm đến khi triển khai, chất lượng tốt, đạt các chỉ tiêu yêu cầu.

Cũng tại buổi thông tin, nhiều phóng viên, báo chí đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc chế phẩm Redoxy-3C được mua ở đâu? Giá tiền bao nhiêu?... tuy nhiên đại diện Công ty Thoát nước không thông tin thêm.

Được biết, Redoxy-3C là chế phẩm của Đức, có 3 tác dụng là loại bỏ các cation kim loại như Al, As, Cd, Cu, Pb... loại bỏ các armoni oxy hóa các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội nêu lý do chậm ra kết luận thanh tra về chế phẩm Redoxy-3C. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...