Thứ sáu, 29/03/2024 22:20 (GMT+7)

Chống ngập bằng hóa chất... đề xuất độc

MTĐT -  Thứ năm, 19/12/2019 11:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đề xuất dùng hóa chất DRP hòa tan vào nước để chống ngập ở TP.HCM được cho là giải pháp khá mới mẻ và độc lạ.

Ngày 18/12, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo chuyên đề “Thực trạng triển khai các giải pháp giảm ngập nước trong 5 năm qua và đề xuất các giải pháp, chỉ tiêu định hướng cho giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố".

Tại hội thảo, TS Đặng Vũ Trọng (Giám đốc một tập đoàn tại Canada) cho biết, các giải pháp mà thành phố đang làm (lắp thêm máy bơm, cải tạo, xây mới đường cống và kênh rạch...) là mang tính lâu dài, kinh phí đầu tư, vận hành lớn.

Trong khi đó, giải pháp hóa học có kinh phí đầu tư và vận hành thấp, thiết bị gọn nhẹ, lắp đặt và sử dụng nhanh. Ông đề xuất dùng chất DRP giúp giảm ngập cho TP.HCM.

Ông cho biết, chất DRP không ảnh hưởng đến môi trường. Khi hòa tan, chất này có thể làm tăng tốc độ dòng chảy của nước lên đến 40%. Hiệu quả tùy thuộc vào sự lựa chọn chất DRP và điều kiện địa hình.

Ông Trọng cũng cho biết thêm, giải pháp này được dùng ở nhiều nước. Từ năm 1974 tại thành phố Bristol của Anh đã dùng phương pháp này để chống ngập. Khi dùng chất DRP bỏ vào nước sẽ giúp công suất thoát nước tăng 30% so với thông thường đối với loại cống 300 mm.

Tại Mỹ chất này được dùng trong một trạm bơm ở thành phố Denver, bang Colorado, công suất thoát nước tăng 37%. Chính vì vậy từ năm 2002, thành phố Denver đã quyết định dùng chất DRP vào ứng dụng trong việc thoát nước, chống ngập.

Tại Canada vào thế vận hội mùa đông năm 2010 ở thành phố Whestle chính quyền nước này đã dùng hóa chất DRP để chống ngập. Bởi thành phố này dân số có khoảng 10.000 dân nhưng khi có thế vận hội mùa đông, đã tiếp nhận khoảng 70.000 khách du lịch.

Nói về phương án trên, TS Võ Kim Cương (nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM) cho rằng, dùng công nghệ hóa học giảm ngập giải pháp mới, chưa từng áp dụng tại Việt Nam.

Ngoài ra, đơn vị đề xuất cho rằng đã thí nghiệm và cho kết quả khả quan, không gây ô nhiễm, cá vẫn sống được. Tuy nhiên, theo ông Cương, đó là thí nghiệm với nước sạch. Còn nước kênh, rạch nhiều nơi còn ô nhiễm, nếu đổ thêm hóa chất vào thì có đảm bảo kết quả không. Do đó, cần phải xem xét thật kỹ lưỡng. 

Trong khi đó, TS Hồ Tuấn Đức (ĐH Bách khoa TPHCM) thì lo ngại cống của thành phố thường có nhiều rác, làm giảm lưu lượng thoát nước, ảnh hưởng đến kết quả chống ngập khi dùng chất DRP...

Kết luận hội thảo, PGS.TS Nguyễn Văn Trình (Viện phó Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM) cho biết, sẽ tổng hợp và báo cáo đầy đủ các đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học trình thành phố xem xét.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chống ngập bằng hóa chất... đề xuất độc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.

Tin mới