Thứ sáu, 29/03/2024 16:04 (GMT+7)

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

MTĐT -  Chủ nhật, 10/02/2019 11:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là - công nghệ chủ chốt cửa cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Các doanh nghiệp công nghệ trong nước đã, đang đẩy mạnh đầu tư để đưa ra càc ứng dụng AI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Thực tế trên đòi hỏi cơ quan quản lý cần sớm xây dựng chính sách cho sự phát triển của công nghệ này.

Trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (tháng 9/2018), lãnh đạo Tập đoàn FPT đã công bố định hướng chiến lược hoạt động trong giai đoạn tới là tập trung phát triển AI. Cùng với đó, FPT công bố nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI phiên bản mới giúp chatbot (giao tiếp tự động) hiểu và tương tác với khách hàng tự nhiên, thân thiết hơn.

Ngoài ra, FPT cũng bổ sung cho nền tảng FPT.AI công nghệ nhận dạng giọng nói cho phép các nhà phát triển chuyển đổi âm thanh thành văn bản. FPT đang cung cấp nhiều ứng dụng vận dụng AI, như xử lý ảnh thông qua camera đo tốc độ xe, ứng dụng AI trong ngành năng lượng, robot thông minh, y tế thông minh...

Còn Tập đoàn VNPT cũng đã chủ động đầu tư nhân lực, nguồn lực để làm chủ rất nhiều công nghệ AI. Trong đó, VNPT đã đưa ra mô hình AI hoàn thiện bóc tách toàn bộ thông tin trên giấy chứng minh nhân dân cả cũ và mới, đồng thời có thể so sánh ảnh chân dung và ảnh trên giấy chứng minh nhân dân có độ chính xác rất cao. Công nghệ nhận dạng ảnh này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các nhà mạng quản lý thông tin thuê bao và được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đặt hàng, coi đó là một trong những giải pháp căn cơ để giải quyết vấn nạn sim rác, tin nhắn rác.

Ngoài ra, VNPT đã đưa ra ứng dụng giúp xây dụng du lịch thông minh, giao thông thông minh; chính phủ điện tử. Trong đó, dùng AI để nhận dạng hướng dẫn viên du lịch giả (đang được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng áp dụng...).

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cùng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận hợp tác phối hợp nghiên cứu và phát triển các ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin. Nguồn: VNPT.

Dù chưa công bố nhiều ứng dụng từ AI, song mới đâỵ, Tập đoàn Vỉettel đã giới thiệu đến giới truyền thông ứng dụng AI chuyển đổi âm thanh thành văn bản với độ chính xác rất cao. Tập đoàn CMC đã đầu tư nghiên cứu các ứng dụng AI, trong đó có Voice Analytics - tồng đài thông minh phân tích giọng nói có thể thay thế nhân sự trực tổng đài hoặc đưa ra những gợi ý sản phẩm ngay lập tức cho khách hàng khi bước chân vào cửa hàng...

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), đã đến lúc Chính phủ cần lựạ chọn AI làm trọng tâm cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó để xây dụng chiến lược phát triển AI. Việt Nam có những lợi thế lớn trong phát triển AI, đó là nguồn nhân lực với quy mô dân số gần 100 triệu người; có năng khiếu về tư duy toán học.

Đáng chú ý, hiện nay lực lượng chuyên gia AI người Việt ở nước ngoài có nhiều người xuất sắc đang làm việc ở các trường đại học, các công ty lớn của Mỹ, Canada, khu vực châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Australia. Vì vậy, chúng ta cần có khát vọng và  quyết tâm xây dựng năng lực AI, của Việt Nam đứng vảo tốp thế giới để có thể thay đổi vị thế, đưa Việt Nam vào nhóm các nước phát triển trong nền kinh tế số toàn cầu.

Theo GS.Vũ Hà Văn, Đại học Tổng hợp Yale (Mỹ), trong điều kiện Việt Nam trí tuệ nhân tạo (AI) có thế ứng dụng tôt nhất trong y học, nông nghiệp, giao thông vận tải. GS. Vũ Hà Văn cũng chia sẻ thêm, muốn phát triển thêm, muốn phát triển AI, trước hết phải có dữ liệu chuẩn có thể khai thác, sau đó dùng công nghệ hiện đại, thuật toán hiện đại để tìm giải pháp thông minh cho một vấn đề nào đó. Ở nước ta, dữ liệu thu thập chưa được bao nhiêu lại chưa khai thác ngay được, cũng chưa có người để có thể ứng dụng được dữ liệu đó. Vì vậy AI chưa phát triển mạnh. Theo ông, Việt Nam phải bắt đầu từng bước một, phải trữ dữ liệu trước trong tất cả các ngành.

Theo TS.Bùi Hải Hưng, chuyên gia công nghệ tại Nuance Communications (Hoa Kỳ) Việt Nam nên ứng dụng AI trong y tế, năng lượng và các vấn đề đặc thù riêng của Việt Nam như nhận dạng giọng nói, ngôn ngữ. TS. Hưng cho biết thêm, có 3 vấn đề để phát triển thành công công nghiệp AI gồm nhân lực, dữ liệu lớn (big data) và tài nguyên tính toán lớn. Đây là những nội dung Việt Nam phải đầu tư.

Còn TS. Trần Đặng Minh Trí, đồng sáng lập Công ty Harrison-AI tại Úc cho biết, trước mắt, Việt Nam nên đầu tư AI trong lĩnh vực y tế. Ngành y tế luôn được các nước trên thế giới đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng áp dụng AI cao nhất. Việt Nam đang có trong tay một cơ hội rất lớn. Mỗi ngày với số lượng người bệnh khổng lồ, mỗi bệnh viên ở nước ta tạo ra hàng ngàn điểm dữ liệu như hình ảnh chụp X-Ray, MRI, CT, các xét nghiệm cận lâm sàng, thông tin bệnh lý. Đây là “kho vàng” để phát triển công nghệ AI chẩn đoán bệnh trong tương lai. Vấn để đặt ra là làm cách nào để cơ quan chính phủ, bệnh viện, công ty công nghệ, nhà nghiên cứu ngồi lại với nhau khai thác tài nguyên này. Nhiều chuyên gia tại Hội thảo đồng tình quan điểm trên.

Cần đầu tư cho giáo dục: TS. Lê Quốc Việt, làm việc tại Google Brain, một trong hai dự án về trí tuệ nhân tạo lớn nhất của Google chia sẻ, Việt Nam có nhiều tiêm năng để phát triển AI nhưng thiếu nhiều vật liệu để xây dựng, phát triển. Dù vậy, chứng ta cũng có một sôd con đường để có thể phát triển ngành công nghệ cao này.

Theo TS. Quốc, ngành công nghệ AI trên thế giới đòi hỏi khoảng 1 triệu nhân lực nhưng giờ chỉ có khoảng 10.000 người. Vỉ thế Việt Nam nên đầu tư giáo dục, nên đổi chương trình học, thay vì học khoa học máy tính cơ bản nên chuyển sang khoa học máy tính dữ liệu. Nên dạy thuật toán, học lập trình từ cấp 3 thay vì lên đại học mới học.

Hai là, Việt Nam chúng ta cần tìm cách tạo dữ liệu trong nhiều lĩnh vực như y tế, giao thông, nông nghiệp, khí hậu. Ngoài ra, chúng ta không nên đầu tư nghiên cứu cơ bản dàn trải như hiện nay. Thay vì đó, trong phân ngành này, nên tập trung các cá nhân tinh hoa, tạo ra được những nghiên cứu, công bố quốc tế chất lượng cũng như tạo ra được những sản phẩm có giá trị.

TS. Bùi Hải Hưng cũng cho rằng, khó khăn mà cả Google hay Thung lũng Silicon Valley gặp phải là thiếu nhân tải. Việt Nam cũng đang gặp phải vấn đề này. Vì vậy, việc đào tạo những thế hệ tiếp theo, các kỹ sư, nhà nghiên cứu có khả năng làm việc hiệu quả trong lĩnh vực này rất quan trọng.

TS. Vũ Duy Thức - Silicom Valley (Mỹ) nói: “Theo tôi khi làm giáo dục đào tạo phải theo 2 hướng gồin đào tạo những kỹ sư chuyên viên giải quyết bài toán cụ thể ngay lập tức, đồng thời cũng phải làm nghiên cứu để tạo ra những hướng phát triển, giải quyết những bài toán trong 5-10 năm. Như vậy mới tạo được sự phát triển bền vững”.

Các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đều mong muốn có hành lang pháp lý để đưa công nghệ cao vào Việt Nam. Ông David Nguyễn - Giám đốc quỹ đầu tư Regulus ở Singapore nói:

“Chúng tôi là những nhà quản lý quỹ đầu tư vào công nghệ cao với nhiều dự án đầu tư ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Công nghệ cao là những ngành công nghệ tiên phong như công nghệ chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, Robotic. Việt Nam chưa có khung pháp lý hoạt động khiến cho chúng tôi cảm thấy rủi ro. Vì vậy, điều chúng tôi mong muốn là Việt Nam phát triển hành lang pháp lý, quy đinh pháp luật giúp cho việc đưa ứng dụng KHCN cao, công nghệ tiên phong sớm vào đời sống. Đây là điều cần phải thay đối sớm và nhanh, cần có đội.

Thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam chưa lúc nào sôi động như thời điểm này, khi một loạt ứng dụng ra đời. Tuy nhiên, để cạnh tranh với vị trí thống lĩnh của Grab là không dễ.

Tại diễn đàn tri thức trẻ ngày 28/11/2018 tại Đà Nẵng, các đại biểu trẻ đều có ý kiến: “Vai trò của Chính phủ trong đổi mới sáng tạo là môi trường thuận lợi và ưu đãi, tạo điều kiện cho quá trình đổi mới sáng tạo, khởi xướng vả kết nối các đon vị nhà nước với các doanh nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp, cần nhìn nhận thách thức từ thị trường để lựa chọn những ý tưởng mới có giá trị cao, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp” ThS. Ngọc nói.

Song, để phát triển AI cũng như cảc công nghệ khác của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thì cần hạ tầng dữ liệu và sẻ chia dữ liệu. Vì vậy, bên cạnh giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực AI, thu hút các tài năng AI người Việt trên toàn cầu thì cần nhanh chóng xây dựng hạ tầng dữ liệu quốc gia, bắt đầu bằng một số biện pháp như: Tạo lập hệ thống văn bản hướng dẫn các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp xây dựng hạ tầng dữ liệu và khai thác hạ tầng này; phát triển luật về xây dựng và chia sẻ dữ liệu và luật về dữ liệu mở để phát triển và biến nguồn tài nguyên dữ liệu thành sức mạnh thực sự. Tiếp đó là phát triển hạ tầng kết nối, đẩy mạnh sử dụng điện toán đám mây và sớm đầu tư đưa vào sử dụng mạng di động 5G.

 Song song với các giải pháp trên, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần xây dựng phát triển ngành công nghiệp phần mềm, đưa Việt Nam trở thành "thung lũng phần mềm" của thế giới. Đặc biệt là xây dựng trung tâm nghiên cứu AI và các phòng thí nghiệm AI quốc gia; ưu tiên phát triển ứng dụng AI cho các lĩnh vực trọng yếu.

Hiện cả nước có hàng chục nghìn doanh nghiệp công nghệ thông tin, trong đó có những doanh nghiệp công nghệ lớn, có vai trò dẫn dắt như Viettel, VNPT, FPT, CMC... và mới đây là Tập đoàn Vingroup. Các doanh nghiệp này đã, đang triển khai và từng bước làm chủ các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó AI với nhiều ứng dụng và giải pháp phục vụ cho sự phát triển. Vì vậy, đây chính là thời điểm phù hợp để các cơ quan quản  lý nhà nước xây dụng các chính sách phục vụ cho phát triển và ứng dụng AI./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KHCN & MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Tận dụng phế phẩm để chăn nuôi
Tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các bếp ăn tập thể, hội viên Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã xử lý, chế biến để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.