Thứ bảy, 20/04/2024 07:17 (GMT+7)

TS.Nguyễn Văn Khải: “Bất kì ai vứt rác ra đường cũng phải phạt”

Hương Thơm -  Thứ bảy, 10/08/2019 15:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tiến Sỹ Nguyễn Văn Khải: "Huy động 1000 người đi nhặt rác thải nhựa không bằng 3 camera giám sát, ai vứt rác thì khi bị phát hiện sẽ phải chịu phạt".

Là nước đứng thứ 4 trong số 5 quốc gia thải rác nhựa ra đại dương nhiều nhất thế giới, Việt Nam đồng thời cũng là 1 trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn nhựa được thải ra đại dương/năm.

Tình trạng lạm dụng đồ nhựa dùng một lần tại Việt Nam đã lên đến mức báo động. Cơn khủng hoảng rác thải nhựa dẫn đến cơn khủng hoảng chôn lấp và gây nhiều hệ lụy cho môi trường.

"Không phủ nhận cuộc sống văn minh rất cần nhựa”

Sự tai hại của rác thải nhựa đối với hệ sinh thái ngày càng khủng khiếp, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được sự tiện lợi của nhựa trong cuộc sống hàng ngày, việc loại bỏ nhựa ra khỏi đời sống sinh hoạt là không thể.

Trao đổi về câu chuyện làm thế nào để giải quyết cơn khủng hoảng mang tên rác thải nhựa, ông Nguyễn Văn Khải, chuyên gia môi trường cũng không thể phủ nhận được sự hữu ích và tiện dụng của nhựa:

Ngày trước, đến vỏ chuối ta cũng không vứt đi, trong khi đó vỏ chuối còn có thể rã ra làm phân bón được, nhưng bây giờ mỗi ngày người ta dùng hàng triệu ống hút để cung cấp đủ cho cuộc sống văn minh, và rất nhiều thứ khác nữa, cuộc sống văn minh rất cần nhưạ”.

Tiến sỹ Vật lý Nguyễn Văn Khải.

Không phủ nhận nhựa có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí trở thành một phần không thể thiếu vì sự tiện dụng, gọn nhẹ, rất cần thiết cho cuộc sống văn minh hiện nay.

Tuy nhiên, vẫn băn khoăn về câu hỏi làm thế nào để giải quyết câu chuyện về rác nhựa tại Việt Nam, chuyên gia bày tỏ quan điểm:

“Nói về rác thải nhựa, không có từ “chống”, không có từ “giảm thiểu” mà chỉ có từ “thu gom” và “tái chế”. Đồ thải, vật chất thải ra, sau một quá trình sử dụng thứ nhất, nó có thể trở thành nguyên liệu đầu vào của quy trình thứ hai.

Nhà cửa đập đi, vôi vữa gạch đá cũng có thể dùng để lấp hồ, làm móng nhà. Vậy thì tại sao nhựa lại không thể làm như vậy? Cuộc sống văn minh rất cần nhựa, với nhựa, nếu biết thu gom và sử dụng lại sẽ tiết kiệm rất nhiều năng lượng, công sức và ngân sách. ” – Ông Khải giải thích rõ.

Bất kì ai vứt rác ra đường cũng phải phạt

Chuyên gia nhấn mạnh chuyện thu gom và coi việc thu gom, tái sử dụng là quan trọng. Thế nhưng, ông cho rằng hiện nay việc tuyên truyền về thu gom rác thải nhựa chưa thực sự hiệu quả. Ông gay gắt:  

Việc bắt sinh viên đi nhặt rác nhựa là không đúng, không thể một người vứt một người dọn được, mà phải có hình phạt riêng.

Ông Khải cho rằng việc huy động 1000 người đi nhặt rác thải nhựa không bằng 3 camera giám sát, ai vứt rác thì khi bị phát hiện sẽ phải chịu phạt. “Phải nghiêm cấm, phải phạt, nhưng quan trọng nhất phải ủng hộ tái chế” – Ông Khải kiên quyết.

Chuyên gia tiếp tục đề xuất: “Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương phải đầu tư cho người tái chế đồ nhựa. Để làm tốt việc này, chỉ cần 2 cái đó chứ không cần dông dài”- Ông Khải chia sẻ.

Tóm lại, để giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa, về mặt quản lý nhà nước, chuyên gia đề xuất 2 ý kiến: Thứ nhất, bất kì ai vứt rác ra đường, đặc biệt là rác nhựa đều phải chịu phạt. Thứ hai, phải khuyến khích tái chế, tạo ra cơ hội cho người tái chế đồ nhựa phát triển.

Để tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước và nêu lên thực trạng rác thải nhựa, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát động cuộc thi viết Nói không với rác thải nhựa. Cuộc thi nhằm nâng cao ý thức người dân về việc sử dụng rác thải nhựa, nói lên ảnh hưởng của loại rác thải này đối với sự phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là môi trường. 

Thời gian tiếp nhận bài thi từ 15/8/2019 đến 15/2/2020. Ban tổ chức sẽ tiến hành chấm thi qua 2 vòng Sơ khảo và Chung khảo để chọn ra những tác phẩm đoạt giải. Dự kiến, lễ trao giải sẽ diễn ra vào 5/6/2020, đúng dịp kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới.

Bạn đang đọc bài viết TS.Nguyễn Văn Khải: “Bất kì ai vứt rác ra đường cũng phải phạt”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...