Thứ năm, 28/03/2024 20:19 (GMT+7)

Tập đoàn Unilever và những 'kế hoạch' giảm thiểu rác thải nhựa (Kỳ1)

TRANG AN -  Thứ năm, 05/03/2020 14:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tập đoàn Unilever có số lượng sản phẩm sử dụng đồ nhựa được đưa ra thị trường rất lớn, vậy trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với môi trường của họ đến đâu trong câu chuyện thu gom, tái chế?

Được biết, Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm. Unilever hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Unilever bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, đầu tư hơn 300 triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh.

Hiện nay Unilever đang kinh doanh 3 dòng sản phẩm chính là: Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống; Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân; Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà.

Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm.

Theo khảo sát của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, hiện nay rất nhiều nhãn hiệu của Tập đoàn Unilever trong đó có thể kể đến OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr, Comfort, Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk, Sunlight,.. đều có mặt tại các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ cho đến những siêu thị với quy môn lớn. Những nhãn hiệu này đã trở thành cái tên quen thuộc được sử dụng rộng rãi tại các hộ gia đình Việt Nam từ nông thôn cho đến thành thị.

Nhiều hãn hiệu của Unilever đã trở thành cái tên quen thuộc được sử dụng rộng rãi tại các hộ gia đình Việt Nam từ nông thôn cho đến thành thị.

Sức tiêu thụ sản phẩm lớn đồng nghĩa với việc lượng nhựa được sử dụng để làm bao bì đóng gói sản phẩm cũng lớn theo. Trước thực trạng rác thải nhựa như hiện nay, Tập đoàn Unilever đưa ra cam kết sẽ giảm một nửa lượng nhựa nguyên sinh xuống 100.000 tấn, tăng sử dụng nhựa tái chế, thu hồi, xử lý bao bì... từ nay đến 2025.

Hơn 100.000 tấn nhựa sẽ được cắt giảm tuyệt đối khi công ty đầu tư nghiên cứu và phát triển các loại bao bì sử dụng nhiều lần bằng cách tái sử dụng hoặc nạp đầy lại. Bên cạnh đó là giải pháp không dùng nhựa, sử dụng vật liệu thay thế hoặc không dùng bao bì đóng gói, giảm lượng nhựa trong bao bì bằng cách cô đặc sản phẩm.

Ngoài ra tập đoàn cũng sẽ thay thế dần nhựa nguyên sinh bằng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì. Unilever sẽ đo lường tổng số tấn bao bì nhựa nguyên sinh mỗi năm, so sánh với tổng số tấn bao bì nhựa nguyên sinh sử dụng trong năm 2018. Tập đoàn cam kết duy trì tổng khối lượng bao bì nhựa nguyên sinh không quá 350.000 tấn cho đến năm 2025.

Trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với môi trường của họ đến đâu trong câu chuyện thu gom, tái chế?

Tập đoàn cũng sẽ hỗ trợ thu hồi và xử lý khoảng 600.000 tấn nhựa mỗi năm tính đến năm 2025. Con số này ít hơn 700.000 tấn bao bì nhựa doanh nghiệp hiện sử dụng và phản ánh cam kết cắt giảm 100.000 tấn bao bì nhựa đến năm 2025.

Để thực hiện cam kết này, Unilever sẽ phải đầu tư và hợp tác để cải thiện hạ tầng quản lý chất thải, thu mua và sử dụng nhựa tái chế cho bao bì đóng gói, tham gia các chương trình trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất để trực tiếp hỗ trợ tài chính cho việc thu thập bao bì.

Thế nhưng, việc thu hồi và xử lý những bao bì nhựa liệu có khả thi hay không, khi hiện nay nhiều người dân không còn thói quen gom chai nhựa đề bán cho những người thu mua ve chai mà thay vào đó, chai nhựa lại được vứt bỏ như rác sinh hoạt?! Điều này có lẽ phụ thuộc vào người sử dụng, thế nhưng gần như không có một khuyến cáo nào từ nhà sản xuất.

Được biết, tháng 6/2019, 9 công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì mới tổ chức lễ ký kết thành lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) tại TP.HCM. Đó là các công ty Coca-Cola Việt Nam, FrieslandCampina, La Vie, Nestlé Việt Nam, NutiFood, Suntory PepsiCo Việt Nam, Tetra Pak Việt Nam, TH Group và URC Việt Nam.

Liên minh này sẽ hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỉ lệ tái chế và giảm thiểu tỉ lệ bao bì thải ra môi trường.

Nhưng, chỉ 9 doanh nghiệp trong lĩnh vực bao bì, hàng tiêu dùng thôi thì chưa đủ. Bởi còn rất nhiều những “ông lớn” khác có số lượng sản phẩm được đưa ra thị trường, trong đó phải kể đến Tập đoàn Unilever. Vậy trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với môi trường của họ đến đâu trong câu chuyện thu gom, tái chế?

Bài tiếp: Tập đoàn Unilever cam kết thu hồi bao bì nhựa, liệu có khả thi?

Bạn đang đọc bài viết Tập đoàn Unilever và những 'kế hoạch' giảm thiểu rác thải nhựa (Kỳ1). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.
Khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.