Thứ sáu, 26/04/2024 20:57 (GMT+7)

Tái chế chất thải thực phẩm

MTĐT -  Thứ ba, 31/03/2020 08:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cửa hàng bán đồ ăn nhanh McDonald tại Canada đã quyên góp số dầu thải đã qua sử dụng cho một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto (Canada) để tái chế thành một loại nhựa in 3D.

Do loại nhựa lỏng cần dùng cho máy in 3D quá đắt tiền, có thể lên tới 500 USD/lít, nên nhóm chuyên gia của Phòng thí nghiệm tại Đại học Toronto, Canada đã tiến hành phân tích và tìm ra các phân tử cấu thành nhựa có cấu trúc tương tự như chất béo có trong dầu ăn thông thường.

Sau khi liên hệ với tất cả các cửa hàng thức ăn nhanh, chỉ duy nhất McDonald phản hồi và đồng ý cung cấp cho nhóm nghiên cứu nói trên 10 lít dầu thải.

Với mỗi lít dầu thải của McDonald, các nhà nghiên cứu đã thu được 420 mL nhựa lỏng được sử dụng in 3D. Loại nhựa này không vỡ vụn hoặc tan chảy trong nhiệt độ phòng và có thể phân hủy sinh học, nên rất thân thiện với môi trường.

Nhóm chuyên gia của Đại học Toronto (Canada) đã nghiên cứu tái chế thành công dầu thải thành nguyên liệu in 3D.

So với dầu diesel truyền thống, lượng khí nhà kính có thể giảm tới 90%, và các phương tiện vận hành bằng dầu diesel tái chế này thải ra ít khí NOx và bụi mịn hơn do không chứa lưu huỳnh hay oxy.

Bà Helen Mountford, Phó Chủ tịch Viện Tài nguyên Thế giới khuyến nghị, mặc dù nhận thức về xử lý rác thải thực phẩm đã được các doanh nghiệp chú ý, nhưng vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa để biến nhận thức thành các hành động thực tiễn.

Với Việt Nam, Hiệp định EVFTA vừa được thông qua, sẽ là cơ hội để nâng cao trình độ công nghệ xử lý chất thải khi các doanh nghiệp Châu Âu có thể mang đến những giải pháp công nghệ hữu ích trong lĩnh vực này.

Ông Gilles Godissart, Giám đốc thương mại của Công ty Ménart (Bỉ) cho biết, công ty này sẽ đẩy mạnh hợp tác với các đối tác Việt Nam trong việc cung cấp thiết bị cùng giải pháp xử lý chất thải nhằm góp phần bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.

Đã đến lúc Việt Nam cần có các chính sách quản lý chất thải tập trung để chuyển hóa chất thải thành các nguyên liệu, sản phẩm phục vụ đời sống xã hội.

Theo Diễn đàn DN

Bạn đang đọc bài viết Tái chế chất thải thực phẩm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới