Thứ bảy, 20/04/2024 15:04 (GMT+7)

Phát triển năng lượng: Tìm hướng đi phù hợp

MTĐT -  Thứ tư, 20/03/2019 14:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, đến năm 2020, dự kiến cấp phép 8.000MW năng lượng tái tạo và điện mặt trời.

“Tìm kiếm các giải pháp để phát triển năng lượng tái tạo (NLTT), năng lượng xanh vô cùng quan trọng; trong đó, điện mặt trời, điện gió đã trở thành một giải pháp hiệu quả, góp phần tích cực bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia” - đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk 2019 vừa diễn ra.

Khai thác tốt cơ hội

Theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, đến năm 2020, dự kiến cấp phép 8.000MW năng lượng tái tạo và điện mặt trời. Đến nay, Chính phủ và Bộ Công Thương đã cấp phép cho 121 dự án với công suất đăng ký hơn 10.000MW, vượt xa so với công suất dự kiến trong sơ đồ điện VII sửa đổi; và hiện vẫn còn khoảng 220 dự án đang chờ bổ sung vào quy hoạch. “Điều này cho thấy, cơ chế, chính sách phù hợp và thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam khai thác tốt tiềm năng, cơ hội, đóng góp cho phát triển năng lượng bền vững”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Bên cạnh đó, Chính phủ đặt ra mục tiêu ưu tiên phát triển nguồn NLTT cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn này, từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng suất xuất vào năm 2020 và 6% vào năm 2030. Do đó, Bộ Công Thương cho rằng, để thúc đẩy phát triển NLTT, cần phân tích, tính toán đưa ra lộ trình nhằm khai thác hiệu quả các dự án theo từng giai đoạn của đất nước.

Ngoài ra, việc phát triển thêm các nguồn năng lượng sạch bên cạnh nguồn điện sinh khối sẽ giúp đáp ứng nhu cầu điện cho kinh tế tăng trưởng 6,5 - 7,5% mỗi năm.

Cần có cơ chế khuyến khích

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, dự kiến, đến năm 2020, thủy điện đã cạn công suất, chỉ còn tỷ trọng 33 - 35%; nhiệt điện than vẫn trong bối cảnh chưa gia tăng được so với các nguồn điện khác, nên vẫn có tỷ trọng cao 41 - 43%; điện khí sẽ tăng lên duy trì ở mức 17 - 18%; điện tái tạo và điện nhập khẩu sẽ duy trì trên 10%. “Để đạt được con số này, chúng ta phải có cơ chế, chính sách đủ điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho nhà đầu tư, nhưng đồng thời cũng bảo đảm nguyên tắc xây dựng thị trường điện cạnh tranh và nguyên tắc thị trường trong nền kinh tế. Chính vì vậy, đi kèm với biện pháp đổi mới cơ chế, chính sách, điều kiện để gia tăng các hoạt động đầu tư và thông qua hình thức đầu tư mới cũng như cơ chế ưu đãi tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phải tính đến yếu tố bền vững của xã hội và nền kinh tế” - Bộ trưởng lưu ý.

Phát triển năng lượng tái tạo có ý nghĩa quan trọng. 

Đối với điện mặt trời, điện gió và điện tái tạo, công nghệ thế giới phát triển nhanh, giúp gia tăng tỷ lệ điện mặt trời trong cơ cấu điện quốc gia. Tuy nhiên, dù mong muốn đẩy nhanh phát triển NLTT, nhưng khi xem xét các dự án, cần bảo đảm sự phát triển đồng bộ giữa nguồn và lưới điện, khả năng vận hành an toàn, kinh tế của hệ thống điện và hiệu quả đầu tư chung toàn xã hội.

Để tiếp tục khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực NLTT, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách như: Cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất NLTT và các hộ tiêu thụ lớn có mong muốn dùng điện từ nguồn NLTT; thí điểm cơ chế đấu giá điện mặt trời và tiến tới áp dụng cơ chế này cho các nguồn điện NLTT khác…

Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện các chính sách, các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế phát triển điện mặt trời, đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo phù hợp với chủ trương của Chính phủ.

Theo báo Công thương

Bạn đang đọc bài viết Phát triển năng lượng: Tìm hướng đi phù hợp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ