Thứ sáu, 19/04/2024 02:25 (GMT+7)

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh: 'Nhựa dùng một hay nhiều lần đều độc hại'

Văn Bình -  Chủ nhật, 11/08/2019 16:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Nếu như chúng ta đảm bảo được đồ nhựa được phân loại tại nguồn thì rác nhựa không còn là hiểm họa mà nó còn được tái sử dụng vô cùng hiệu quả" - PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích.

"Đồ nhựa dùng một lần hay nhiều lần đều như nhau"

Hiện nay, nhu cầu sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại những hàng cà phê, quán cơm bình dân, thậm chí là nhà hàng… đang tăng lên rất lớn. Với tính năng nhẹ, bền, dễ sử dụng, đồ nhựa dùng một lần đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Lượng ống hút, thìa nhựa, hộp xốp, túi ni lông bị xả ra môi trường mỗi ngày là không đếm xuể. Hậu quả dễ thấy của việc sử dụng quá tải đồ nhựa dùng một lần là môi trường đang dần bị hủy hoại. Về lâu dài, thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.

Tuy nhiên, chính vật dụng tiện lợi, hữu ích và tưởng chừng như vô hại này lại chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe. Theo các nhà khoa học Mỹ và Canada, các loại cốc nhựa dùng một lần trên toàn thế giới đều được sản xuất từ loại nhựa gọi là Polystyrene.

Chất Polystyrene khi gặp nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao có thể giải phóng ra chất Styrene vô cùng độc hại. Styrene có thể phá hủy DNA trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối loạn hệ thần kinh, mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, ảnh hưởng đến nồng độ máu. Đặc biệt, chất Styrene là rất dễ xâm nhập vào cơ thể và gây ra nguy cơ ung thư.

Sản phẩm nhựa dùng một lần có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dùng trong ăn uống nói chung và đồ nhựa dùng một lần nói riêng thuộc diện phải kiểm soát chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng ở Việt Nam, mặt hàng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Thêm vào đó, ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân rất yếu kém gây ra tình trạng “khủng hoảng” rác thải nhựa dùng một lần.

Bàn về vấn đề này, chuyên gia thực phẩm PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: Nói về ý thức người dân hiện nay tôi thấy rằng một bộ phận người dân vẫn còn quá kém, dùng sản phẩm nhựa xong vứt khắp mọi nơi, từ nhà ra ngõ, từ hẻm ra phố, đâu đâu cũng thấy rác thải, thích là ném thôi!.

 Đối với đồ nhựa (chất dẻo, polyme),về mặt hóa học còn bền hơn thép.Bởi thép cònphảigỉ,chứ nhựa thì khôngdễbị phân hủy. Nhựa khó phân hủy như vàng ấy, dù không giá trị như vàng nhưng lại bền ngang vàng. Năm này qua năm khác, rác nhựa ngày một tồn đọng.Tất cả khiến cho ô nhiễm môi trường trở thành điều khó giải quyết”.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, đồ nhựa dù là dùng một lần hay nhiều lần đều độc hại như nhau. Đồ nhựa dùng một lần như cốc nhựa, ống hút, hộp xốp,... cũng có tính chất của đồ nhựa nói chung. Khác ở chỗ, những đồ này phục vụ nhu cầu sử dụng nhanh chóng của con người, sau khi dùng một lần sẽ bị vứt bỏ và không rửa đi rửa lại để tái sử dụng.

“Đây là một sự lãng phí! Những vật dụng nhựa dùng một lần bị vứt quánhiều ra ngoài môi trường,vì thế gây ô nhiễmmôi trườngnhiều hơn và nhanh hơnđồ nhựa dùng nhiều lần.

Một chiếc ống hút nhỏ xíu vừa dùng xong cũng bị vứt ra ngoài, một chiếc cốc uống nước hay chiếc túi nilon cũng đều bị xả ra ngay sau khi sử dụngmộtlần khiến khắp nơi đầy rác, cái đó rất ảnh hưởng đến môi trườngsinh thái” – TS Thịnh cho hay.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Rác thải nhựa cần được phân loại và tái chế

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, chính thói quen xả thải rác bừa bãi, trộn lẫn các loại rác thải với nhau là những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng như hiện nay. Rác thải nhựa đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, vật nuôi. Khi rác nhựa bị trôi ra sông, biển thì các động vật thủy sinh hay hải sản sẽ ăn phải, không tiêu hóa được và bị chết.

Hoặc nếu không, những rác thải đó sẽ nổi lềnh phềnh trên mặt biển gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Đó là chưa kể đến việc rác tràn ra biển khiến môi trường du lịch đi xuống trầm trọng. Trong môi trường đất, rác thải nhựa kìm hãm cây mọc rễ khiến cây chết hoặc phát triển chậm.

Nghiêm trọng hơn cả, rác thải nhựa đang tấn công đại dương, biến đại dương thành bãi rác khổng lồ; phá vỡ hệ cân bằng sinh thái biển; làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật biển; đe dọa ngành du lịch ; ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người… Vậy đâu là nguyên nhân?

Ống hút nhựa, túi nilon và cốc nhựa trôi nổi trong nước biển.

“Tổ chức xã hội của mình giờ vẫn còn kém, phân loại tại nguồn không có, nên rác nhựa bị vứt lẫn lộn với các loại rác thải sinh hoạt khác, tất cả hỗn độn lên vì thế mang vào nhà máy xử lý thì không thể xử lý triệt để. Nếu như chúng ta đảm bảo được đồ nhựa được phân loại tại nguồn thì rác nhựa không còn là hiểm họa mà nó còn được tái sử dụng vô cùng hiệu quả.

Rác thải nhựa sẽ được tái chế thành những sản phẩm khác để vừa có thể sử dụng vừa bảo vệ được môi trường. Ví dụ, chất thải nhựa hiện nay được nấu lên, tái chế, chúng ta sẽ không tái chế thành nhựa đựng thực phẩm nữa mà chỉ tái chế thành thùng rác, ống nước thải, đồ da dụng trong nhà,...” – TS Thịnh giải thích.

Thực tế cho thấy, không có con người biển vẫn tồn tại, nhưng không có biển thì con người khó mà tồn tại được. Vậy, tại sao chúng ta lại đang “thắt nút” chính cuộc sống của mình?

Để tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước và nêu lên thực trạng rác thải nhựa, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát động cuộc thi viết Nói không với rác thải nhựa. Cuộc thi nhằm nâng cao ý thức người dân về việc sử dụng rác thải nhựa, nói lên ảnh hưởng của loại rác thải này đối với sự phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là môi trường.

Được biết, về thể thức tham gia, các tác giả có thể gửi ý tưởng bằng bản viết tay, bản đánh máy, mô hình trực quan, sản phẩm về Ban tổ chức thông qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc tòa soạn, các Văn phòng đại diện của Tạp chí. Căn cứ vào các tác phẩm, Ban tổ chức sẽ tuyển chọn những ý tưởng, mô hình, sản phẩm thiết thực nhất, xuất sắc nhất để trao giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cho 3 hạng mục: Ý tưởng; Mô hình; Sản phẩm.

Thời gian tiếp nhận bài thi từ 15/8/2019 đến 15/2/2020. Ban tổ chức sẽ tiến hành chấm thi qua 2 vòng Sơ khảo và Chung khảo để chọn ra những tác phẩm đoạt giải. Dự kiến, lễ trao giải sẽ diễn ra vào 5/6/2020, đúng dịp kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới.

Bạn đang đọc bài viết PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh: 'Nhựa dùng một hay nhiều lần đều độc hại'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiệu ứng nhà kính và các giải pháp từ tiêu chuẩn
Thật dễ dàng để có những ý kiến khác nhau về carbon. Nó là tốt hay xấu? Một mặt, nó là nền tảng cho sự sống trên Trái đất. Mặt khác, nó liên quan đến biến đổi khí hậu. Đây là loại khí nhà kính được sản xuất phổ biến nhất và giữ nhiệt trong khí quyển.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.