Thứ sáu, 19/04/2024 17:21 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí gây mất ngủ dẫn đến mất trí nhớ

MTĐT -  Thứ ba, 01/05/2018 14:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nghiên cứu khẳng định ô nhiễm không khí có thể là một nguyên nhân gây ra mất ngủ, dẫn đến tăng khả năng mắc bệnh mất trí Alzheimer.

Ngủ không ngon giấc
Theo trang web conference.thoracic.org, các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington (Mỹ) cho rằng ô nhiễm không khí có thể là một nguyên nhân gây ra mất ngủ. Họ đã trình bày kết quả nghiên cứu tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Lồng ngực (Thoracic) Mỹ.
Trong 5 năm, các nhà khoa học đã lấy mẫu không khí gần nhà ở của 1.863 người tình nguyện tham gia nghiên cứu từ 6 thành phố của Mỹ. Những người tham gia nghiên cứu trong thời gian ngủ đều được đeo một thiết bị đặc biệt ghi lại các chuyển động của cơ thể, qua đó có thể xác định được trạng thái giấc ngủ.

Kết quả cho thấy nồng độ của oxit nitơ càng cao và hạt mịn trong không khí trong nhà càng nhiều thì những người sống ở đó càng ngủ không ngon giấc.

Các tác giả của công trình nghiên cứu cho rằng giấc ngủ trằn trọc là do niêm mạc bị kích thích bởi không khí ô nhiễm. Ngoài ra, không khí ô nhiễm cũng gây khó thở. Mức độ ô nhiễm nghiêm trọng còn gây khó ngủ tiếp một khi bị thức dậy trong lúc ngủ.

Các nhà khoa học lưu ý rằng những kết quả nghiên cứu này là hợp lý vì trước đây họ đã chứng minh được rằng oxit nitơ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và sinh hóa của cơ thể.

Xin nhắc lại rằng oxit nitơ được giải phóng vào không khí từ khí thải xe cơ giới hoặc đốt than, dầu, nhiên liệu diesel, khí tự nhiên, đặc biệt là từ các nhà máy điện. Chúng cũng được phát hành trong quá trình công nghiệp như hàn, mạ điện, điêu khắc... Oxit nitơ cũng được tạo ra bởi hút thuốc lá.

Ảnh minh họa.


Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ bệnh Alzheimer

VTV dẫn theo nghiên cứu gần đây cho thấy chứng mất ngủ kinh niên là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh Alzheimer. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại sự tăng giảm của amyloid beta, một dạng protein có liên quan đến bệnh Alzheimer, trong não của chuột bạch.

Bằng cách ngăn không cho những con chuột này ngủ, họ đã phát hiện ra lượng amyloid beta trong não của chúng tăng 25% so với bình thường. Amyloid beta là một dạng protein, chúng có thể tạo ra các mảng protein có hại đối với não của bệnh nhân Alzheimer.

Nhóm nghiên cứu cho rằng lượng amyloid beta tăng khi động vật thức và giảm khi chúng đi ngủ. Vì vậy thiếu ngủ sẽ dẫn đến tích tụ lượng lớn loại protein có hại này. Những nghiên cứu khác cũng đồng ý với quan điểm thức khuya và thiếu ngủ khi trẻ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi về già.

Alzheimer là dạng phổ biến nhất của chứng bệnh mất trí nhớ, ước tính hiện nay đã có 700.000 người Anh mắc căn bệnh này. Các chuyên gia dự đoán con số này còn có thể tăng lên gấp đôi trong vài thập kỷ tới.

Cải thiện giấc ngủ bằng cách đơn giản nhất

Ăn nhiều trái cây và rau quả, tránh các loại thực phẩm tinh chế cao và được chế biến sẵn: Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn duy trì mức độ đường trong máu khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, tránh ăn ngay trước khi ngủ và nếu muốn uống một chút gì đó thì hãy chọn các loại trà thảo dược êm dịu như trà hoa cúc.

Tập yoga, tập thở hoặc thiền: Những bài tập yoga, tập thở hoặc ngồi thiền có thể giúp bạn giảm căng thẳng và kết quả là bạn có giấc ngủ yên tĩnh, dễ ngủ và ngủ lâu hơn.

Ngủ 7-8 giờ mỗi ngày: Duy trì chu kì giấc ngủ 7-8 giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần. Điều này đồng nghĩa là bạn không nên ngủ "nướng" cho dù rất thèm ngủ. Duy trì được thói quen này rất tốt cho đồng hồ sinh học của cơ thể, nó sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn trong những giờ không phải là... giờ ngủ.

Ngủ trong bóng tối: Ngủ trong phòng tối, hoặc sử dụng màn cửa, rèm cửa để chặn ánh sáng là tốt nhất vì nó tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh melatonin, giúp điều tiết giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra, mở cửa khi thức dậy để cho ánh nắng mặt trời chiếu vào, hoặc bật đèn trong phòng sẽ kích thích cơ thể của bạn để điều chỉnh đồng hồ sinh học nhanh chóng thích nghi với một ngày mới.

Châm cứu: Để giúp khôi phục lại đồng hồ sinh học như trước đây (bao gồm cả chu kì giấc ngủ), bạn có thể chọn liệu pháp tự nhiên để giảm căng thẳng là châm cứu. Châm cứu có thể thực sự giúp tăng mức độ melatonin vào ban đêm và giúp làm giảm lo âu để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Hãy hỏi bác sĩ xem liệu pháp châm cứu thế nào là phù hợp nhất với sức khỏe của mình nhé.
Theo MTX
Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí gây mất ngủ dẫn đến mất trí nhớ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước