Thứ năm, 25/04/2024 05:13 (GMT+7)

Khoa học phải là động lực của phát triển

MTĐT -  Thứ hai, 01/07/2019 08:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trần Hưng Đạo từng nói: “Tướng mà sớm dậy, khuya nằm, lời lẽ kín đáo, đó là tướng chỉ huy được 100 người.

Trong quá trình xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội, nhân tài luôn là động lực của phát triển. Nguyễn Trãi từng nói:

“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược

Có nhân, có trí, có anh hùng”

Trần Hưng Đạo từng nói: “Tướng mà sớm dậy, khuya nằm, lời lẽ kín đáo, đó là tướng chỉ huy được 100 người. Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được 1000 người. Tướng mà gần người hiền, tiến người tài, thành thực rộng rãi, đó là tướng chỉ huy được 10.000 người. Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới thông địa lý, giữa hiểu lòng người đó là tướng không ai địch được”.

Bác Hồ nói: “Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là vấn đề hàng đầu, là nền tảng quyết định thành bại của cách mạng. Muôn việc thành công, hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Người khẳng định “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” và Bác xem: “Việc chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ của Đảng phải tỉ mỉ, công phu như người làm vườn, vun trồng những cây quý thì mới có được những cán bộ tốt”. Không chỉ có nói, Người còn là tấm gương mẫu mực về trọng dụng nhân tài.

Là một nhà kiến tạo vĩ đại, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người thành lập Đảng, quân đội và Nhà nước cách mạng mà còn là người tạo dựng nền văn hóa mới, nền khoa học – kỹ thuật non trẻ ở nước ta. Thực sự tin vào lòng yêu nước của trí thức Việt Nam, ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã thu phục và trọng dụng đông đảo các nhà khoa học trẻ do phương Tây đào tạo như Trần Đại Nghĩa, Võ Quý Huân, Hồ Đắc Điềm, Hồ Đắc di, Nguyễn văn Huyên, Phạm Huy Thông, Trần Hữu Tước, Phan Anh, Vũ Trọng Khánh, Tôn Thất Tùng… và nhanh chóng đưa họ trở thành những “con chim đầu đàn” của nền khoa học mới. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, những con người tài trí đó đã tích cực tham gia vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Chỉ riêng trong lĩnh vực quản lý quân sự, kỹ sư Trần Đại Nghĩa và các cộng sự của ông đã chế tạo thành công đạn Bazoca, súng SKZ, DKZ để góp phần hòa giải sự thiếu thốn trầm trọng về vũ khí của quân đội ta. Trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, rõ ràng là không thể thiếu vắng công lao to lớn của các chiến sĩ trên mặt trận khoa học kỹ thuật.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” tổng kết công tác năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Ảnh Mạnh Hùng

Khi miền Bắc nước ta bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, để giải quyết mâu thuẫn lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là mâu thuẫn  giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo hướng hiện đại và thực trạng kinh tế xã hội còn thấp kém của đất nước, Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra đường lối công nghiệp hóa và coi cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Để thực hiện hóa chủ trương đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thành lập Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam và đề ra hệ thống quan điểm đúng đắn về lĩnh vực khoa học – kỹ thuật.

Trước hết, người nhấn mạnh: Là sản phẩm sáng tạo của đầu óc con người nhưng khoa học không bao giờ có mục đích “tự thân” mà luôn xuất phát từ sản xuất và phải trở lại phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng suất của lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhan dân và bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Khoa học có nhiệm vụ cải tiến tình trạng lạc hậu đưa dân tộc ta tiến tới sự văn minh và tiến bộ, đưa nhân dân ta tiến tới sự ấm no và hạnh phúc. Muốn hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình là “chấn hứng dân tộc”, những người làm khoa học không được phép “nhốt mình” trong tháp ngà mà phải chịu khó đi xuống cơ sở, gần gũi với nhân dân để hiểu rõ yêu cầu của thực tiễn đất nước và dùng chính thực tiễn để kiểm định kết quả nghiên cứu, sáng tạo của mình theo nguyên tắc lý luận phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ con người.

Với tư tưởng dân chủ và bình đẳng, Hồ Chí Minh cho rằng, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, khoa học là tài sản chung của nhân dân, mọi con người đều có cơ hội tiếp cận tri thức. Vì thế, Đảng và Nhà nước có trách nhiệm phải xóa nạn mù chữ, phổ cập văn hóa, truyền bá tri thức khoa học thường thức cho nhân dân lao động để tất cả mọi người đều có thể ứng dụng tri thức vào công việc cụ thể của mình.

“Năm 2018 và các năm tiếp theo, Kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo đó, 10 nguy cơ rủi ro hàng đầu thế giới do diễn đàn kinh tế thế giới đưa ra như nguy cơ xung đột quốc tế, thất bại của hệ thống quản trị quốc gia, khủng hoảng hay sự sụp đổ của Nhà nước, thất nghiệp hay bán thất nghiệp, thảm họa thiên tai, thất bại trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, tấn công mạng … Thì Việt Nam phải đương đầu với 6 trong 10 loại rủi ro này”,

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê. Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2018 WB cũng đưa ra con số 6,7%. Điều này là hoàn toàn có khả năng nhưng đòi hỏi cẩn trọng trong điều hành. Đó là lực đẩy cho tăng trưởng từ việc giảm tối đa những “phí tổn” do quá trình chuyển đổi mang lại.

Sự cạnh tranh bình đẳng và công bằng cho các thành phần kinh tế cùng phát triển là điều mà các chuyên gia hay nhà quản lý khi đề cập đến rào cản của kinh tế tư nhân đều đặt ra. Tuy nhiên, việc xóa bỏ rào cản này đòi hỏi những quyết sách mạnh mẽ từ Chính phủ. Đó không đơn giản chỉ là việc thay đổi chính sách mà là những hành động cụ thể đến từ chính những người thực thi chính sách… Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp 2017, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã lấy hình ảnh: “Chỉ một cán bộ khó ở, doanh nghiệp cũng gặp rắc rối!” Một hình ảnh “đau nhưng đúng”, chính sách có tốt đến đâu nhưng người trực tiếp thực thi chính sách không hành động tích cực cũng sẽ là rào cản của nền kinh tế.

Về kinh tế Việt Nam sẽ vẫn tiếp đà tăng trưởng tốt.

Theo ông Fujita Yapuco, đại diện cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản: Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội lớn trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao và đạt 6,81% trong năm 2017. Với sự ổn định và tiềm năng tăng trưởng rộng mở về chính trị, xã hội và kinh tế cùng với quá trình tự do hóa nền kinh tế, Việt Nam đã và đang trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai chính sách ưu đãi trong sử dụng nhân lực, nhân tài hoạt động khoa học và công nghệ. Ảnh minh hoạt. Nguồn: Internet

Tuy nhiên, để có thể khai thác tối đa tiềm năng, Việt Nam cần giải quyết các vấn đề thách thức trong quá trình phát triển, đặc biệt liên quan đến môi trường kinh doanh, đổi mới, thể chế, phát triển nhân lực, cơ sở hạ tầng, năng suất và năng lực cạnh tranh, tình trạng tắc nghẽn giao thông đô thị, ô nhiễm môi trường .v.v… Bên cạnh đó, vẫn còn có một số lĩnh vực đang ở mức độ phát triển thấp so với tiềm năng như nông nghiệp và du lịch. JICA luôn sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết các vấn đề này.

Theo ông Orilmase Dione - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Dù kinh tế Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan trong năm 2017 nhưng vẫn còn một số trở ngại lớn mà Việt Nam cần phải vượt qua để duy trì thành quả kinh tế tránh rơi vào bảng thu nhập trung bình. Để làm được điều đó trước hết phải tiếp tục thực hiện cải cách thể chế, xây dựng cơ chế thị trường cũng như Nhà nước phải tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển như tăng cường cải cách trong quản lý đất đai, cải tổ DNNN, cải cách thể chế, cải cách ngành ngân hàng, hoàn thiện hiện đại hóa thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả của các thể chế nhà nước cũng sẽ góp phần giảm nhẹ chi phí trong môi trường kinh doanh.

Thứ hai, Việt Nam cần phải có hệ thống hạ tầng chất lượng cao. Tăng trưởng nhanh đang tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng. Nhu cầu về điện dự báo sẽ tăng 7 - 10%/năm. Lưu lượng hàng hóa vận chuyển tăng khoảng 12%/năm. Vì vậy Việt Nam cần tìm giải pháp đáp ứng được nhu cầu này trong khuôn khổ nguồn tài chính hiện có…

Thứ ba, Việt Nam cần có mô hình lồng ghép để đối phó với những vấn đền BĐKH ở những khu vực có nguy cơ cao như đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung  như quy hoạch lồng ghép xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu cũng như chuyển đổi cơ cấu trong cả sản xuất và đời sống.

Sau đó là vấn đề nâng cao trình độ và xây dựng nguồn vốn con người theo kịp thế kỷ XXI. Đây là yếu tố quan trọng để Việt Nam nâng cao vị thế trong chuyển giá trị và ứng phó những thách thức mới đi kèm với sự ra đời những công nghệ mới và cách mạng công nghiệp 4.0”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đẩy mạnh cách mạng 4.0 là khát vọng phồn vinh của dân tộc phải chủ động nắm bắt không thể bỏ lỡ. Nhưng Thủ tưởng nêu nên 3 câu hỏi đòi hỏi các nhà khoa học, các chuyên gia CNTT phải trả lời:

Việt Nam đang ở đâu?
Các nước đạng làm gì?
Việt Nam cần làm gì để phát triển thành công nền kinh tế số, công nghiệp thông minh?


CEO của Vietel, VNPT, FPT, CMC đều tin tưởng cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 sẽ đêm lại cơ hội cho Việt Nam, vấn đề là chúng ta tận dụng cơ hội đến mức nào để thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam?

Theo ông Tống Viết Trung ,Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng có 3 nhóm mà Việt Nam cần và làm mạnh hơn nữa:

Cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kết nối số, bao gồm cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm.
Hạ tầng cứng phải đảm bảo mọi người, mọi thành thiết bị, cảm biến đều được kết nối mọi lúc, mọi nơi, với tốc độ cao, theo thời gian thực.

Hạ tầng mềm bao gồm những vấn đề như các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định pháp lý về giao dịch số, chữ ký số, thanh toán điện tử, kết nối chia sẻ dữ liệu, các dịch vụ công nghệ tài chính sở hữu trí tuệ, các chuẩn mực số cho công dân và chính phủ điện tử vận hành.

Phải khuyến khích hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sẽ là những người thực hóa dựa trên công nghệ số.
Phải hạn chế những mặt trái của cách mạng số như việc tự động hóa và thay đổi mô hình kinh doanh gây ra xáo trộn, thay thế lao động quy mô lớn, đồng thời đảm bảo đời sống an sinh xã hội, an ninh thông tin và an toàn không gian mạng.
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tich Tập đoàn CMC thì cho rằng: “Việt Nam đang ở thời điểm dân số vàng. CM 4.0 là cơ hội để bạn trẻ tiếp cận công nghệ tốt hơn. Nền tảng của CM 4.0 sử dụng công nghệ thông tin rất nhiều các doanh nghiệp CNTT không chỉ có cơ hội cung cấp dịch vụ cho thị trường 93 triệu dân mà còn có có hội tiếp cận với thị trường 7 tỷ người trên toàn thế giới. Quan trọng là sản phẩm dịch vụ có khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không mà thôi”.

Dấu ấn của cách mạng công nghệ 4.0 trong len lỏi vào các ngõ ngách của đời sống hòa nhập đậm của thời cuộc. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Việt Nam Post) đã mạnh dạn từng bước chuyển đổi số, đặt tiền đề quan trọng cho sự phát triển mới như:

- Hoàn thiện hiện đại hóa nền tảng sản xuất (như cơ giới hóa bán tự động và tự động một số khâu trong dây chuyền sản xuất gồm: máy lồng gấp phong bì, hệ thống máy lựa chia chọn bản kiện…)

- Ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công nghệ R + LD, GPS…)

- Tiếp tục phát triển hệ thống phần mềm, nâng cấp mạng tin học và trung tâm dữ liệu của Tổng công ty.

- Xây dựng đề án bigdata ( dữ liệu lớn) để đáp ứng sự phát triển trong thời đại IoT, trở thành nhà cung cấp giải thanh toán điện tử lớn nhất của Việt Nam.

Trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là - công nghệ chủ chốt cửa cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp công nghệ trong nước đá, đang đẩy mạnh đầu tư để đưa ra càc ứng dụng AI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Thực tế trên đòi hỏi cơ quan quản lý cần sớm xây dựng chính sách cho sự phát triển của công nghệ này.

Trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (tháng 9-2018), lãnh đạo Tập đoàn FPT đã công bố định hướng chiến lược hoạt động trong giai đoạn tới là tập trung phát triển AI. Cùng với đó, FPT công bố nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI phiên bản mới giúp chatbot (giao tiếp tự động) hiểu và  tương tác với khách hàng tự nhiên, thân thiết hơn. Ngoài ra, FPT cũng bổ sung cho nền tảng FPT.AI công nghệ nhận dạng giọng nói cho phép các nhà phát triển chuyển đổi âm thanh thành văn bản. FPT đang cung cấp nhiều ứng dụng vận dụng AI, như xử lý ảnh thông qua camera đo tốc độ xe, ứng dụng AI trong ngành năng lượng, robot thông minh, y tế thông minh...

Còn Tập đoàn VNPT cũng đã chủ động đầu tư nhân lực, nguồn lực để làm chủ rất nhiều công nghệ AI. Trong đó, VNPT đã đưa ra mô hình AI hoàn thiện bóc tách toàn bộ thông tin trên giấy chứng minh nhân dân cả cũ và mới, đồng thời có thể so sánh ảnh chân dung và ảnh trên giấy chứng minh nhân dân có độ chính xác rất cao. Công nghệ nhận dạng ảnh này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các nhà mạng quản lý thông tin thuê bao và được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đặt hàng, coi đó là một trong những giải pháp căn cơ để giải quyết vấn aetyyheirrito4irác. Ngoài ra,, VNPT đã đưa ra ứng dụng giúp xây dụngdfry được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng áp dụng...).

Dù chưa công bố nhiều ứng dụng từ AI, song mới đâỵ, Tập đoàn Vỉettel đã giới thiệu đến giới truyền thông ứng dụng AI chuyển đổi âm thanh thành văn bản với độ chính xác rất cao. Tập đoàn CMC đã đầu tư nghiên cứu các ứng dụng AI, trong đó có Voice Analytics - tồng đài thông minh phân tích giọng nói có thể thay thế nhân sự trực tổng đài hoặc đưa ra những gợi ý sản phẩm ngay lập tức cho khách hàng khi bước chân vào cửa hàng...

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), đã đến lúc Chính phủ cần lựạ chọn AI làm trọng tâm cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó để xây dụng chiến lược phát triển AI. Việt Nam có những lợi thế lớn trong phát triển AI, đó là nguồn nhân lực với quy mô dân số gần 100 triệu người; có năng khiếu về tư duy toán học. Đáng chú ý, hiện nay lực lượng chuyên gia AI người Việt ở nước ngoài có nhiều người xuất sắc đang làm việc ở các trường đại học, các công ty lớn của Mỹ, Canada, khu vực châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Australia. Vì vậy, chúng ta cần có khát vọng và  quyết tâm xây dựng năng lực AI, của Việt Nam đứng vảo tốp thế giới để có thể thay đổi vị thế, đưa Việt Nam vào nhóm các nước phát triển trong nền kinh tế số toàn cầu.

Theo GS. Vũ Hà Văn, Đại học Tổng hợp Yale (Mỹ), trong điều kiện Việt Nam trí tuệ nhân tạo (AI) có thế ứng dụng tôt nhất trong y học, nông nghiệp, giao thông vận tải. GS. Vũ Hà Văn cũng chia sẻ thêm, muốn phát triển thêm, muốn phát triển AI, trước hết phải có dữ liệu chuẩn có thể khai thác, sau đó dùng công nghệ hiện đại, thuật toán hiện đại để tìm giải pháp thông minh cho một vấn đề nào đó. Ở nước ta, dữ liệu thu thập chưa được bao nhiêu lại chưa khai thác ngay được, cũng chưa có người để có thể ứng dụng được dữ liệu đó. Vì vậy AI chưa phát triển mạnh. Theo ông, Việt Nam phải bắt đầu từng bước một, phải trữ dữ liệu trước trong tất cả các ngành.

Theo TS. Quốc, ngành công nghệ AI trên thế giới đòi hỏi khoảng 1 triệu nhân lực nhưng giờ chỉ có khoảng 10.000 người. Vỉ thế Việt Nam nên đầu tư giáo dục, nên đổi chương trình học, thay vì học khoa học máy tính cơ bản nên chuyển sang khoa học máy tính dữ liệu. Nên dạy thuật toán, học lập trình từ cấp 3 thay vì lên đại học mới học.

Hai là, Việt Nam chúng ta cần tìm cách tạo dữ liệu trong nhiều lĩnh vực như y tế, giao thông, nông nghiệp, khí hậu. Ngoài ra, chúng ta không nên đầu tư nghiên cứu cơ bản dàn trải như hiện nay. Thay vì đó, trong phân ngành này, nên tập trung các cá nhân tinh hoa, tạo ra được những nghiên cứu, công bố quốc tế chất lượng cũng như tạo ra được những sản phẩm có giá trị.

Bùi Hải Hưng cũng cho rằng, khó khăn mà cả Google hay Thung lũng Silicon Valley gặp phải là thiếu nhân tải. Việt Nam cũng đang gặp phải vấn đề này. Vì vậy, việc đào tạo những thế hệ tiếp theo, các kỹ sư, nhà nghiên cứu có khả năng làm việc hiệu quả trong lĩnh vực này rất quan trọng.
TS. Vũ Duy Thức - Silicom Valley (Mỹ) nói: “Theo tôi khi làm giáo dục đào tạo phải theo 2 hướng gồm đào tạo những kỹ sư chuyên viên giải quyết bài toán cụ thể ngay lập tức, đồng thời cũng phải làm nghiên cứu để tạo ra những hướng phát triển, giải quyết những bài toán trong 5-10 năm. Như vậy mới tạo được sự phát triển bền vững”.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

TS Nguyễn Đức Khiển, “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, Tạp chí Môi trường – Sức khỏe, 2018.
TS Trần Thị Minh Tuyết, “Muốn phát triển thì nhất nhiết phải làm chủ khoa học”, Báo Thanh Niên số tết 2019.
TS Nguyễn Đức Khiển, “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo”, Tạp chí Công nghệ kim loại số 6/2018.
TS Nguyễn Đức Khiển, “Thế mạnh nào cho Việt Nam trong cách mạng 4.0”, Báo điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam năm 2018.
TS Nguyễn Đức Khiển, “Tạo đột phá trong tăng trưởng và phát triển”, Báo điện tử Môi trường và đô thị Việt Nam2018.

Bạn đang đọc bài viết Khoa học phải là động lực của phát triển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành