Thứ ba, 19/03/2024 13:43 (GMT+7)

Giải pháp thu gom, vận chuyển rác thải đô thị tại Đắk Lắk

Tùng Anh -  Thứ tư, 18/09/2019 17:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công ty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk nhà nước chiếm giữ 36% vốn điều lệ, các cổ đông 64% (trước đây là Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk).

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh ĐắkLắk, có vị trí chiến lược quan trọng của vùng Tây Nguyên. Với kết cấu hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất tương đối khá, là đầu mối giao lưu KT-XH giữa Tây Nguyên với các tỉnh Miền đông nam bộ và khu vực duyên hải Miền trung.

Với diện tích đất tự nhiên là: 377,18 km2; Trong đó:

      *  Khu vực nội thành (gồm có 13 phường): Diện tích là: 101 km2.

      * Khu vực ngoại thành (gồm 8 xã): Diện tích là: 276 km2.

Với dân số là: 402.170 người: tức khoảng người).

      + Dân số nội thành là: 321.736 người; chiếm 80%

      + Dân số ngoại thành là: 80.434 người; chiếm 20%      

Thành phố Buôn Ma Thuột hiện là đô thị loại I trực thuộc tỉnh (năm 2010) và đang xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. 

Hiện trạng phân loại rác

1. Hiện trạng công tác Phân loại rác tại nguồn; Công nghệ, trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải tại địa phương, những thành tựu, sáng kiến và Những khó khăn vướng mắc trong công nghệ, trang thiết bị và cơ chế chính sách tại địa phương.

Công ty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk nhà nước chiếm giữ 36% vốn điều lệ, các cổ đông 64% (trước đây là Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk). Nhiệm vụ: Quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình đô thị (bao gồm: hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao thông, các tuyến đường nội thành, vỉa hè, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý thoát nước thải, nghĩa trang, lâm viên cảnh, hoa viên, công viên, tượng đài, bãi rác, cây xanh đường phố; Tổng số lao động có đến 30/6/2019 là: 767 người.

Về năng lực quét đọn, thu gom vận chuyển rác thải của Công ty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk:

+ Công ty phục vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại 14 xã, phường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, các khu vực công cộng với khối lượng chất thải rắn thu gom, vận chuyển trung bình khoảng 155 tấn/ngày (tính bình quân trong 6 tháng đầu năm 2019). Còn 01 đơn vị khác (công ty Môi trường Đông Phương), thu gom, vận chuyển trung bình khoảng 120 tấn/ngày;

+ Tổng số lao động trực tiếp phục vụ công tác quét dọn thu gom rác thải: 249 công nhân, trong đó: 180 công nhân thực hiện công tác quét dọn vệ sinh (trong đó có 05 công nhân hợp đồng ngắn hạn để thu gom rác hẻm), 39 công nhân theo xe thu gom rác thải sinh hoạt, 17 công nhân lái xe cuốn ép rác, 10 công nhân lái xe tải vận chuyển rác, 02 lái xe xúc dọn rác, 01 lái xe quét hút bụi đường.

+ Trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển rác thải:

Stt

Chủng loại, máy móc, thiết bị

ĐVT

Số lượng

1

Xe cuốn ép rác

chiếc

19

2

Xe tải vận chuyển rác

chiếc

10

3

Xe xúc

chiếc

02

4

Xe quét hút bụi đường

chiếc

01

5

Thùng rác 8m3

cái

11

6

Thùng rác 4m3

cái

14

8

Thùng rác 0,7 m3

cái

229

9

Thùng rác 240 lít

cái

911

10

Thùng rác 120 lít

cái

146

11

Xe cải tiến đẩy tay

cái

152

+ Thực tế tại thành phố Buôn Ma Thuột, chất thải rắn, rác thải sinh hoạt mới chỉ được thu gom, chưa phân loại và tách các chất thải nguy hại ngay tại nguồn.

+ Vừa qua đơn vị được Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ cho chương trình thí điểm Phân loại rác tại nguồn tại 2 phường, 01 xã; Tổng kinh phí 2.161.722.000 đồng (vốn vay ADB: 95%; vốn đối ứng: 5%); Kết quả mang lại chỉ ở phạm vi truyền thông, hướng dẫn phân loại, ủ phân cho khoảng 500 hộ dân.

* Thực trạng, nguyên nhân tồn tại:

- Chưa triển khai đồng bộ rộng khắp trên địa bàn,

- Chưa đầu tư Công nghệ tái chế, trang thiết bị thu gom, vận chuyển phân loại rác tại nguồn;

- Hiện đơn vị đang quản lý vận hành 01 Bãi rác đang ô nhiễm trầm trọng (đang thực hiện đóng cửa vào cuối năm 2019); chuẩn bị bàn giao đưa vào vận hành Bãi chôn lấp mới được đầu tư từ nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), công suất 280 tấn/ngày đêm, nhưng chưa có hệ thống xử lý nước rỉ rác.

* Nguyên nhân tồn tại:

+ Kinh phí đầu tư cho công tác Phân loại rác tại nguồn, Công nghệ, trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải tại địa phương còn hạn chế;

+ Ý thức, thông tin về Phân loại rác tại nguồn chưa cụ thể, rõ ràng, lợi ích cho Nhà nước, doanh nghiệp hay người dân? Trường hợp hộ gia đình, chủ nguồn thải không chấp hành phân loại, chuyển giao không đúng nhóm chất thải theo quy định, sau khi đã được nhắc nhở nhiều lần thì đơn vị thực hiện thu gom báo cáo chính quyền xử lý .

* Tại Địa phương:

+ Hiện địa phương chưa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện lộ trình Phân loại rác tại nguồn. Chưa xây dựng và ban hành danh mục nhóm chất thải phân loại (Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm: Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật). Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh). Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải) cho phù hợp với công nghệ áp dụng xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn? Tiêu chí phân loại “đạt” hay không???

+ Theo đó chưa chỉ rõ đơn vị hướng dẫn các nhãn dán nhận biết dán trên túi, thùng chứa chất thải hữu cơ và chất thải còn lại. Đơn vị nào tổ chức in ấn, cấp phát nhãn dán cho tổ chức, hộ gia đình để dán trên túi, thùng rác để nhận biết phân loại. Số lượng, thời gian cấp (cấp lại) nhãn dán trên túi và thùng cho hộ gia đình, chủ nguồn thải.

+ Chưa có hướng dẫn về: Sử dụng túi đựng? phân biệt? dán nhãn, chữ trên túi, màu sắc túi,đánh dấu để nhận biết trước khi chuyển đến điểm tập kết; Nguồn kinh phí hỗ trợ. Nội dung hỗ trợ đối với hộ gia đình, chủ nguồn thải.

+ Quy định về Tổ chức thu gom riêng chất thải rắn sinh hoạt (ngày chẵn, lẽ…), đặc điểm, phân biệt phương tiện thu gom chất thải Hữu cơ, chất thải còn lại, sẽ phát sinh thêm kinh phí???, Địa phương hiện chỉ có 01 Bãi chôn lấp, không có cơ sở tái chế, do đó triển khai đề án, sẽ giải quyết được gì???

+ Về Bộ ngành:


Theo Quyết định Số: 849/QĐ-BTNMT, ngày 08/4/2019 của  Bộ Tài nguyên và Môi trường về Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019 của Chính phủ về thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn (tiến độ?).

Hiện nay Bộ đang rà soát, kiểm tra, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước; Tổ chức làm việc với các địa phương về công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn; Kiểm tra, đánh giá các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên phạm vi cả nước trước ngày 30/5/2019 báo cáo kết quả về Tổng cục Môi trường để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ. Tổ chức hội thảo về mô hình quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (4-5/2019); Tổ chức Hội nghị toàn quốc về chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ chủ trì dự kiến vào tháng 6 năm 2019 tại Hà Nội nhưng chưa thực hiện. Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn tại Việt Nam hoàn thành trong 9/2019.

+ Giải pháp:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về Phân loại rác tại nguồn; Kêu gọi xã hội hóa về đầu tư công nghệ, phương tiện …

- Giải pháp xử lý vi phạm: Công khai danh tính xả rác trộm; Được sử dụng hình ảnh từ camera an ninh, camera giao thông để lập biên bản người xả rác? Có vi phạm luật nhân quyền??

2. Về việc Tái sử dụng rác thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy.


* Chính phủ và Bộ Tài nguyên - Môi trường:

+ Ngày 11/4/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 582/QĐ-TTg  về Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020; Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 07/05/2018, Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đó: Tất cả các đô thị loại đặc biệt và loại I có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 85% các đô thị còn lại có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom;

Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện đang xây dựng Đề án tăng cường quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam (dự kiến hoàn thành 12/2019), được thực hiện theo Quyết định số 12/QĐ-BTNMT ngày 02/01/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019. Nội dung cụ thể:

 - Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý và tái chế túi ni lông khó phân hủy hiện nay nhằm xây dựng đề xuất tăng cường kiểm soát ô nhiễm: Đối với hoạt động này, trong quá trình kiểm tra, đánh giá toàn diện thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các địa phương, Tổng cục Môi trường sẽ rà soát, đánh giá các công nghệ xử lý, tái chế túi ni lông hiện nay; các mô hình thu gom, xử lý và tái chế túi ni lông tại các địa phương để xây dựng phương án nhân rộng;

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về tác hại của chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

* Tại tỉnh Đắk Lắk:

UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 25/6/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Kế hoạch số 11196/KH-UBND, ngày 20/12/2018 về việc triển khai phát động Phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Và Sở Tài nguyên môi trường đã có văn bản đôn đốc báo cáo tại Công văn 1898/STNMT-BVMT, ngày 7/8/2019.

Tuy nhiên việc Thực hiện việc tuyên truyền và xử lý vi phạm đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, hoặc vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị (theo khoản b, c, mục 1 điều 20, Nghị định 155/2016/NĐ-CP, ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường), chưa được thực thi triệt để. 

* Tại Công ty đã tuyên truyền trong CB, CNLĐ thực hiện:

+ Nên mang giỏ để đi chợ hàng ngày, tất cả thịt cá, rau củ không cần đựng trong túi ni lông mà để trực tiếp vào giỏ. Khi về, nếu chưa chế biến thức ăn ngay, hãy rửa sạch để vào trong các dụng cụ bằng sứ, nhựa chất lượng cao và để vào tủ lạnh. Đó là biện pháp an toàn để đảm bảo vệ sinh và bảo vệ sức khỏe. Hoặc chúng ta có thể dùng túi giấy để đựng thực phẩm…; Sử dụng túi, giỏ thân thiện với môi trường như túi cói và túi vải, giấy, lá…để đựng thực phẩm;

+ "Hãy nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”; “Hãy từ chối sử dụng túi nilon khi có thể...”; Từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, CNVC LĐ. Ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước;

+ Phải coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng, xem nó là loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.

+ Tổ chức đăng ký thi đua thực hiện nội dung nêu trên giữa các Công đoàn bộ phận, bình xét biểu dương, khen thưởng cuối năm cho những CĐBP, công đoàn viên tích cực chấp hành, thực hiện tốt việc hạn chế và không sử dụng Túi nilong, sản phẩm nhựa dùng một lần...

+ BCH Công đoàn phối hợp Đoàn Thanh niên mở điểm giao dịch khách hàng giao nộp túi ni lông (kể cả các Sản phẩm có thể tái chế khác), tại Văn phòng Công ty hoặc Cở sở quản lý sửa chữa và dịch vụ môi trường đô thị (việc vận hành và duy trì điểm thu gom này) liên hệ các đơn vị tái chế, hoặc các chương trình về bảo vệ môi trường khác để thực hiện. 

Vấn đề liên quan khác:     

                                                                              
3.1. Về thu giá dịch vụ vệ sinh thu gom, vận chuyển tại địa phương (địa bàn Phường 25.000đ, Xã 20.000 đồng), thực tế mới phiên ngang từ phí>Giá, cho phù hợp chủ trương; Số hộ chưa khai thác còn nhiều (khoảng 40%) trong các hẻm, kiệt, phương tiện thu gom kg vào được, chưa bố trí người đẩy tay thu (kg đủ chi phí).

3.2. Về Giá dịch vụ xử lý chất thải sinh hoạt tại Bãi rác Hòa phú theo Quyết định số 709/QĐ-UBND ngày 05/04/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk là 232,47đ/kg (tương ứng với từng đối tượng xả thải cụ thể trong đó Hộ gia đình Phường 21.000đ, Xã 17.000 đồng). Thời gian dự kiến thu giá dịch vụ xử lý rác thải từ ngày 01/01/2020 trở đi (sau khi dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán, xác định tổng mức đầu tư là cơ sở cho việc tính đúng, tính đủ chi phí xử lý rác thải, kể cả phần chi phí đầu tư, xử lý nước rỉ rác); Lộ trình cụ thể về thu giá dịch vụ xử lý rác thải như sau:

- 03 (ba) năm đầu (từ 2020 – 2022) thu 20% mức giá xử lý rác theo đơn giá xử lý được UBND tỉnh phê duyệt (với từng đối tượng xả thải cụ thể); Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 80%;  03 (ba) tiếp theo (từ 2023 – 2025) thu tiếp 40% mức giá xử lý rác theo đơn giá xử lý được UBND tỉnh phê duyệt (với từng đối tượng xả thải cụ thể); Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 40%; Kể từ năm 2026 trở đi thu đủ 100% theo đơn giá xử lý được UBND tỉnh phê duyệt (tính tròn số). Nguồn ngân sách nhà nước sẽ cơ bản bù đắp;

Riêng các hộ nghèo, cận nghèo có xác nhận của địa phương đề nghị được miễn giảm toàn bộ chi phí xử lý rác thải./.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp thu gom, vận chuyển rác thải đô thị tại Đắk Lắk. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xây dựng, phát triển TOD theo mô hình 3 cấp độ
3 cấp độ xây dựng, phát triển mô hình TOD gồm cấp vùng, cấp đô thị và cấp điểm. Nguyên tắc quy hoạch dựa trên trục xương sống là đường sắt đô thị và ưu tiên thúc đẩy đi bộ.
Hướng đến nền nông nghiệp đô thị, sinh thái
Với định hướng xây dựng nền nông nghiệp đô thị, sinh thái gắn với du lịch, ngành Nông nghiệp Hà Nội không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà phải là nền nông nghiệp của thị trường với hệ thống kinh doanh số hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.

Tin mới