Thứ năm, 25/04/2024 15:07 (GMT+7)

Giải pháp cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch của SAWACO (Kỳ 5)

MTĐT -  Thứ hai, 05/11/2018 02:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công trình đạt tiêu chuẩn xây dựng do Nhà nước ban hành, đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sau xử lý, góp phần ổn định tài chính, tự chủ phát triển bền vững.

Địa điểm xây dựng: Khu xử lý và trạm bơm nước sạch: Số 2A1 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. HCM. Trạm bơm nước thô: xã Hóa An, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Thời gian xây dựng: từ tháng 04/2013 đến tháng 08/2015. Thời gian đưa vào khai thác, sử dụng: từ tháng 12/2015.

Các thông số kinh tế - kỹ thuật chính:

- Công suất thiết kế: 300.000 m 3 /ngđ. Công suất thực tế: 300.000 m 3 /ngđ.

- Số dân được phục vụ: 2,5 triệu dân.

- Tổng mức đầu tư: 1.200 tỷ đồng. Nguồn vốn: vốn Công ty và vốn vay.

- Số giờ hoạt động theo ngày, theo năm: 24h/ngày; 365 ngày/năm.

- Chỉ số tiêu thụ điện năng: 0,3 kW/m 3.

Nhà điều hành. 

Cho đến nay, SAWACO đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành ổn định nhà máy, kiểm soát và hạn chế tối đa thất thoát, tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng phục vụ, lợi ích của người tiêu dùng. Công trình đạt tiêu chuẩn xây dựng do Nhà nước ban hành, đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sau xử lý, góp phần ổn định tài chính, tự chủ phát triển bền vững. Công trình đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

Dự án áp dụng quy trình xử lý trong nhà: hệ thống lắng, lọc bố trí hoàn toàn trong nhà kín có mái che. Hệ thống xử lý khép kín, thân thiện môi trường: tất cả nước thải phát sinh ở các công đoạn đều được tái sử dụng. Hệ thống ống si-phông bể lọc: miệng ống si-phông được bố trí thấp hơn cao trình ngưỡng tràn bể lọc.

Nhà bể lọc 2. 

Trong lúc rửa lọc, ống si-phông này giúp lấy đi thêm một phần nước có cặn bẩn nằm thấp hơn ngưỡng tràn, giúp rửa lọc sạch hơn. Hệ thống xử lý bùn: trang bị hệ thống xử lý bùn hiện đại và hoàn toàn tự động, đạt độ khô 35%, nước thải từ quá trình ép cũng tái sử dụng, Bùn thải có thể được nghiên cứu để làm phân bón.

Hệ thống SCADA: tất cả các thiết bị của nhà máy được lựa chọn để vận hành trên nền tảng hệ thống SCADA. Khối bể lắng có diện tích 3.364,46 m 2 (gồm 6 bể lắng trong đó chỉ cần 4 bể hoạt động là đã đủ công suất), không cần phải cô lập bể lắng khi vệ sinh, không ảnh hưởng đến độ đục của nước sau lắng. Trang bị hệ thống biến tần cho các bơm lớn (nước thô, nước sạch, rửa lọc), dễ dàng điều tiết lưu lượng, tiết kiệm chi phí điện năng hơn so với điều chỉnh bằng van, giảm chấn động trục bơm, kéo dài tuổi thọ. Hệ thống châm vôi được tự động hóa, khép kín, giảm tác hại đến môi trường và người vận hành.

Phòng điều khiển trạm bơm 2.

Công suất phát nước bình quân 150.917 m 3 /ngày (2015) lên 245.520 m 3 /ngày (2017). Doanh thu trước thuế: 201,1 tỷ (2016) lên 371,8 tỷ (2017). Lợi nhuận thuần: 19,2 tỷ (2016) lên 110,4 tỷ (2017).

Các giải pháp đã áp dụng cho phép giảm tiêu thu điện năng, góp phần cùng điện lực ổn định cung cấp điện, chống biến đổi khí hậu, chỉ tính riêng việc sử dụng biến tần cho trạm bơm nước thô và nước sạch, một năm tiết kiệm được hơn 32 triệu kWh. Ngoài ra, Dự án đã góp phần giải quyết vấn đề biến động nguồn nước thô: mùa mưa năm 2016 độ đục có thời điểm 270 NTU, trong khi mùa nắng chỉ từ 8- 10 NTU, việc xâm nhập mặn cũng là vấn đề hết sức nan giải.

Áp dụng công nghệ từ CHLB Đức với sử dụng hệ thống các máy khuấy thay cho việc hòa trộn tự nhiên, lắng Lamen, có tính đáp ứng nhanh, tăng tính chủ động ứng phó. Nhờ sử dụng công nghệ lắng Lamen, cho phép tiết kiệm quỹ đất, chỉ sử dụng 1.000 m 2 (thông thường cần 6.000 m 2). Nhờ thu hồi, tuần hoàn nước sau rửa lọc: giúp tiết kiệm hơn 1,6 triệu m 3 nước thô/năm. Việc sử dụng biến tần cho phép tiết kiệm điện, giảm khí CO 2, bảo vệ môi trường.

Hệ thống SCADA.

Hệ thống xử lý bùn và thu hồi nước sau tách bùn: tiết kiệm diện tích, không gây bất kỳ tác động có thể có cho môi trường. Hệ thống vận hành, điều khiển tự động, thông minh: Sử dụng SCADA tiết kiệm lượng lớn nhân lực.

Dự án đã góp phần cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch liên tục và ổn định, đây là một trong các yếu tố được xem xét của các nhà đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, khu công nghiệp, du lịch, góp phần cải thiện sức khỏe người dân, góp phần đưa nước tới vùng sâu, vùng xa của thành phố. Mọi đối tượng sử dụng nước đều được hưởng lợi từ dự án, đặc biệt phụ nữ, trẻ em và các hộ nghèo.

Dự án được thực hiện theo hướng thân thiện với môi trường và hướng đến phát triển bền vũng: với việc sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm điện năng, không xả thải nước thải ra môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch của SAWACO (Kỳ 5). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.
Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.