Thứ sáu, 29/03/2024 12:03 (GMT+7)

Đẩy mạnh phòng chống thảm họa ô nhiễm không khí

MTĐT -  Thứ tư, 29/05/2019 14:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giữ cho không khí trong lành là chỉ số quan trọng xác định chất lượng sống của con người tại các thành phố lớn, nơi chịu áp lực cao về đô thị hóa.

I. Định nghĩa và các nguồn gây ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,…
Thuật ngữ “tác nhân gây ô nhiễm không khí” thường được sử dụng để chỉ các phần từ bị thải và không khí do kết quả hoạt động của con người và gây tác hại đến sức khỏe, gây tổn thất cho thực bì, các HST và các vật liệu khác nhau.
Các “tác nhân gây ô nhiễm không khí” có thể ở thể rắn (bụi, bồ hóng, muội than), ở dưới hình thức giọt sương (sương mù sunphat) hay ở thể khí (SO2, NO2, CO2…).
a) Nguồn ô nhiễm thiên nhiên là do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như đất cát sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và thổi tung thành bụi. Các núi lửa phun ra bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ lòng đất thoát ra là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể, hiện tượng cháy rừng được gây ô nhiễm bằng những đám khói và bụi rộng. Nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan truyền vào không khí. Các quá trình thối rừa của xác động vật và thực vật chất ở tự nhiên cũng thải ra các chất
khí ô nhiễm. Tổng lượng tácnhân ô nhiễm không khí có nguồn gốc tự nhiên thường  rất lớn nhưng do đặc điểm là phânbố tương đối đồng đềutrên khắp trái đất, ít khi tập trung một vùng và thực tế con người, sinh vật cũng đã quen thích nghi với các tác nhân đó.

Hình 1. Động thái các tác nhân gây ô nhiễm không khí nguyên sinh và thứ sinh


b) Nguồn ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (gỗ củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt…) hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải sinh ra. Hình 1 trình bày tổng lượng khí thải từ các hoạt động của con người trên toàn thế giới năm 1992.
- Nguồn ô nhiễm không khí do công nghiệp bởi hai quá trình chính: quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy nhiệt và quá trình bốc hơi, rò rỉ, thất thoát chất độc trên dây truyền sản xuất . Các ống khói của các nhà máy đã thải vào không khí rất nhiều chất độc hại. Nguồn thải do quá trình sản xuất có nồng độ chất độc hại cao lại tập trung trong không gian nhỏ. Nguồn thải từ hệ thống thông gió có nồng độ chất độc hại thấp nhưng lượng thải lớn.

Đặc điểm của chất thải là có nồng độ chất độc hại cao và tập trung.

Tùy theo kích thước của công trình khí thải (độ cao, hình dạng…) và đặc tính nguồn thải mà người ta có thể chia thành nhiều loại như nguồn thải cao hay thấp, nguồn thải điểm, nguồn thải di đông, nguồn thải diện, nguồn thải có tổ chức hay không có tổ chức, nguồn thải ổn định liên tục hay theo chu kỳ, nguồn thải nóng hay lạnh. Các ống khói nhà máy là ví dụ điển hình về nguồn không khí điểm. Khói và khí rò rỉ, khí thải của một khu công nghiệp tạo nên nguồn thải điện. Việc phân loại như vậy có ý nghĩa trong việc tính toán xác định mức độ khuếch tán ô nhiễm. Đối với mỗi ngành công nghiệp, lượng nguồn thải và mức độ độc hại có khác nhau và đặc trưng cho mỗi ngành chúng phụ thộc vào quy mô công nghiệp, công nghệ áp dụng, loại nhiên liệu sử dụng và phương pháp đốt.

Ô nhiễm không khí ở mức báo động. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Các nhà máy nhiệt điện thường dùng nhiên liệu là than, dầu mazut, khí đốt… Các chất độc hại trong khói thải gòm CO2, NOx, CO, SO2 và bụi tro. Chất ô nhiễm có thể phát sinh trên đường vận chuyển hay trong quá trình xử lý nhiên liệu.

Ngành vật liệu xây dựng như sản xuất xi măng, gạch, ngói, nung vôi, sành sứ cũng đốt rất nhiều nhiên liệu hóa thạch và thải nhiều khói bụi. Các nhà máy thủy tinh thải ra một lượng lớn khí HF, SO2. Các nhà máy gạch, lò nung vôi thải ra một lượng đáng kể bụi, các khí CO, CO2¬ và NOx, đặc biệt các lò thủ công có ống khói thấp và công nghệ thô sơ.
Ngành hóa chất và phân bón thải vào khí quyển rất nhiều khí độc hại khác nhau. Các chất thải khí của công nghiệp hóa chất lại mang tính đẳng nhiệt với nhiệt đọ thấp hơn môi trường cho nên sau khi ra ngoài thì khó phát tán loãng ra. Các thiết bị công nghiệp hóa chất thường đặt ngoài trời cho nên việc rò rỉ ra khí quyển khó kiểm soát.
Công nghiệp luyện kim, cơ khí thải ra nhiều lại bụi khói kim loại, khói thải do dùng nhiên liệu hóa thạch, hóa chất độc hại trong quá trình luyện thép, gang, nhiệt luyện kim loại. Khí thải của các nhà máy luyện kim thường có nhiệt độ cao 300 - 400oC nên nếu kết hợp được với ống khói cao thì thuận lợi phát tán loãng a.
- Nguồn ô nhiễm không khí do giao thông vận tải chủ yếu xảy ra trên các tuyến đường giao thông. Các khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ đốt trong như CO, CO2, hơi chì, NOx làm ô nhiễm hai bên hành lang giao thông. Một phần không nhỏ là bụi cuốn theo chuyển động của phương tiện giao thông. Ô nhiễm tiếng ồn dọc trục giao thông thường rất cao. Giao thông vận tải hàng không, nhất là các máy bay siêu âm ở độ cao lớn thải nhiều khí NOx có hại cho tầng ozôn của khí quyển.
- Nguồn ô nhiễm không khí do sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ đun nấu, lò sưởi sử dụng nhiên liệu chất lượng kém. Khí độc chính là CO và CO2. Đặc điểm của nguồn thải là nhỏ nhưng phân bố dày và cục bộ trong từng không gian nhà nên độc hại trực tiếp đến con người.
Các tác nhân ô nhiễm không khí chủ yếu phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu và công nghệ sản xuất. Chúng có thể ở dạng hơi (khí) hoặc dạng phần tử nhỏ (hạt). Phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều có hại đối với sức khỏe con người.
Những chất ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển là CO2, SO2, CO, N2O, CFC.

II. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người
Phần lớn các chất ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng cấp tính gây ra tử vong. Ví dụ, như vụ ngộ độc khói sương ở Luân Đôn năm 1952 gây tử vong 5.000 người, ảnh hưởng mãn tính để lại tác hại lâu dài như các bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh ung thư phổi. Những nơi tập trung giao thông cao thì hàm lượng CO trong không khí tăng lên để lại nhiều bệnh nguy hiểm.
Các số liệu vừa được Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy có 9/10 người trên thế giới đang hít thở bầu không khí ô nhiễm; khoảng 7 triệu người chết mỗi năm do tiếp xúc với các hạt có trong không khí ở trong nhà và ngoài trời; hơn 3 tỷ người, trong đó hầu hết là phụ nữ và trẻ em đang hít phải khói độc chết người do sử dụng bếp và nhiên liệu ô nhiễm mỗi ngày trong chính ngôi nhà của mình.
Riêng năm 2016, có gần 4,2 triệu người chết do ô nhiễm không khí xung quanh và 3,8 triệu người chết do hít phải khói độc khi sử dụng bếp và nhiên liệu gây ô nhiễm. (Số lượng tử vong do ô nhiễm không khí xảy ra chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thuộc khu vực Châu Á, châu Phi, Đông Địa Trung Hải và Châu Mỹ). [1]
Bụi là những chất dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ, nhờ sự vận động của không khí trong khí quyển mà nó có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hóa học, thành phần khoáng cũng như kích thước hạt. Bụi được sinh ra do quá trình sản xuất công nghiệp giao thông, xây dựng và sinh hoạt của con người.
Cũng theo thông tin từ WHO, hiện có hơn 4.300 thành phố ở 108 quốc gia được đưa vào cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí của tổ chức này. Cơ sở dữ liệu thu thập nồng độ trung bình hàng năm của các hạt mịn (PM10 và PM2.5), trong đó PM2.5 bao bồm các chất gây ô nhiễm như: sulfate, nitrat và carbon đen vón gây ra những rủi ro lớn nhất đối với sức khỏe con người. Điều đáng mừng là một số quốc gia đã có những hành động tích cực để giảm thiểu vấn nạn ô nhiễm không khí, chẳng hạn tại Ấn Độ, dự án Pradhan Mantri Ujjwala Yojana đã hỗ trợ khoảng 37 triệu phụ nữ sống dưới mức nghèo khổ chuyển sang sử dụng năng lượng sạch trong gia đình, thành phố Mexico cũng cam kết ban hành tiêu chuẩn xe sạch hơn bao gồm việc chuyển sang xe buýt không có muội than và cấm sử dụng xe diesel cá nhân vào năm 2025.
Ủy ban châu Âu (EC) thông báo kiện ra Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) 6 quốc gia thành viên là Pháp, Đức, Anh, Italia, Hungary và Romania vì các nước này đã nhiều năm không tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng không khí. Ngoài ra còn có 3 nước là Tây Ban Nha, Czech và Slovakia cũng bị theo dõi gắt gao.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 6,5 triệu người trên thế giới chết vì ô nhiễm không khí, trong đó có hơn 3 triệu người sống tại các thành phố. Báo cáo mới đưa ra đầu tháng 5/2018 của WHO cho biết, ô nhiễm không khí đã cướp đi sinh mạng của khoảng 500.000 công dân châu Âu/năm. Trước đây, Bulgaria là quốc gia thành viên đầu tiên của EU bị xét xử về ô nhiễm không khí. Trong đó, 5 nước gồm Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia và Anh vi phạm những giới hạn về hàm lượng khí NO2 vượt ngưỡng cho phép.
Ngoài ra, trong một báo cáo khác về chính sách môi trường của các nước thuộc EU, EC đã lưu ý “những vấn đề dai dẳng” của Italia trong việc xử lý nước thải, nhất là ở khu vực miền Nam. Bên cạnh đó, Italia cũng bị chỉ trích do tình trạng ô nhiễm không khí và khói bụi vẫn ở mức cao ở khu vực miền Bắc.
EC cảnh báo Italia có thể bị phạt tới 1 tỷ EUR vì đã để xảy ra tình trạng bụi mịn vượt ngưỡng an toàn của châu Âu. Báo cáo của EC khuyến nghị Italia có thể đưa ra loại thuế áp dụng trên toàn quốc đối với các điểm chôn lấp rác thải nhằm giải quyết tình trạng chôn lấp rác thải. [2]
Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường của EU đã khiến Italia thiệt hại hàng chục triệu EUR tiền phạt đối với các điểm chôn lấp rác thải bất hợp pháp.
Năm 2015, Italia đã bị EU phạt 20 triệu EUR liên quan đến xử lý rác thải. Bên cạnh đó, các nghị sĩ của Nghị viện Châu Âu (EP) đã đưa ra bản khuyến nghị kêu gọi các nước thành viên và EC hành động nhanh chóng để cải thiện khả năng kiểm soát các hãng sản xuất ô tô, nhằm ngăn chặn những vụ gian lận mới trong kiểm định các tiểu chuẩn về môi trường.
III. Ô nhiễm không khí ở nước ta
Bụi và sol khí gây ô nhiễm khí quyển ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái, là nguồn gốc gây nên sương mù, cản trở phản xạ của tia mặt trời. Bụi và sol khí làm nhiễm độc các cơ quan sinh học khác nhau do ảnh hưởng hoá học và cơ học của chúng. Ô nhiễm bui dẫn tới thay đổi độ pH ở phần trên bề mặt trái đất (tro bụi có tính kiềm và tích tụ các chất độc (kim loại nặng, hợp chất cacbuahydro thơm ngưng tụ) trên bề mặt thực vật cây trồng, con người bị tác động của bụi như bụi ăn mòn da, mắt và cơ quan hô hấp gây bệnh phổi (silikese, asbestose) và còn liên két với các nguồn khác (khí axit, cacbuahydro) tạo thành khói mù.
Theo số liệu quan trắc môi trường không khí tại một số tuyến đường giao thông Hà Nội do Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường 2015 cho thấy: bụi trên các tuyến đường đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tại hầu hết các điểm quan trắc, hàm lượng bụi đều vượt qua giới hạn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT 1,08 đến 2,28 lần. Hiện tượng ô nhiễm bụi tập trung tại các nút giao thong như Cầu Giẽ, Ga Thường tín, Ba La, Mai Lĩnh, Gạch và dọc đường Láng Hoà lạc. Còn ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề khác nhau về chủng loại, mức độ phụ thuộc vào điều kiện sản xuất của làng nghề. Điển hình về sự ô nhiễm mùi tại các làng nghề như Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức), Cộng Hoà (Quốc Oai) do chế biến nông sản.
Theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường) từ 27/2 đến 2/3/2016 giá trị bụi MP10 và PM2,5 tăng cao tại một số thời điểm. PM10 là các hạt bụi có đường kính động học ≤ 10µm (micromet), PM2,5 là bụi có đường kính động học ≤ 2,5µm, có khả năng đi sâu vào phế nang phổi, ảnh hưởng đến hô hấp.
Cụ thể: Giá trị PM10 trung bình cao nhất là 160µg/m3. Vào ngày 29/2/2016, vượt tiêu chuẩn cho phép 1 lần. Trong khi PM2,5 đều vượt giới hạn cho phép ở tất cả các ngày, trong đó thời gian cao nhất cũng rơi vào ngày 29/2/2016 với giá 89µg/m3 vượt gần 2 lần tiêu chuẩn cho phép.
Theo Trung tâm quan trắc môi trường, hai thông số trên thường cao vào giờ cao điểm khi có mật độ phương tiện giao thông cao. Tại các đô thị nguyên nhân gây ô nhiễm bụi cao là các hoạt động giao thông, xây dựng hoặc từ các hoạt động sản xuất công nghiệp xung quanh. Thời tiết Hà Nội khá hanh khô, độ ẩm trung bình khoảng 74% và có thời điểm chỉ 62% cũng là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến nồng độ bụi PM2,5 tăng cao.
Ngày 27/9/2016 trên báo Hà Nội mới có đăng bài cảnh báo của Ngân hàng Thế giới (WB) “Ô nhiễm khói bụi, ẩn hoạ với cư dân đô thị”.
Cảnh báo ghi rõ: “Các thành phố lớn ở đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là Hà Nội, có nồng độ bụi mịn (PM2,5) lên tới 90 - 105 microgam và ở các mức nguy hiểm. Tuy nhiên kiểm soát ô nhiễm không khí lại đang là khoảng trống đáng báo động, và khói bụi đang trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp, mắt, da… là ẩn hoạ đối với người dân đô thị.”
Ở ngoại thành, bây giờ việc nuôi trâu bò giảm, đất cũng không nhiều nên việc tích luỹ rơm rạ cũng không cần như trước nên sau mỗi vụ gặt, người dân thường đốt để lấy tro bón ruộng. Do thói quen này, mà nhiều năm nay, cứ đến mùa gặt, người dân nội thành, nhất là khu vực ven đô lại sống cảnh “sương mù” vì “khói bụi”.
Theo báo tiền phong ngày 29/05/2019.
Những năm gần đây, chất lượng không khí Hà Nội ngày càng suy giảm rõ rệt, có thời điểm môi trường ô nhiễm ở mức báo động, đặc biệt ở các quận như Hà Đông, Cầu Giấy, Từ Liêm…
Ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Tài nguyên Môi trường - sở Tài nguyên và Môi trường hà Nội thừa nhận, nếu so sánh chất lượng không khí quý 1 năm 2019 không được tốt như trước. Cụ thể, vào quý 1/2018 tại tất cả các trạm quan trắc đều không có ngày nào chất lượng không khí chạm mức “xấu” .Còn vào quý 1/2019 số ngày chất lượng không khí đạt mức “xấu”, đều xuất hiện tại tất cả các trạm.

IV. Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí [3]
Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí bao gồm:
- Quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường không khí bằng các luật lệ, chỉ thị, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí.
- Quy hoạch xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế sự ô nhiễm không khí khu dân cư. Các quy hoạch phải được thực thi theo pháp lệnh.
- Xây dựng công viên, hàng rào cây xanh, cây trồng hai bên đường để hạn chế bụi, tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ CO2 trong quang hợp.
- Áp dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi và xử lý khí độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển các công nghệ “không khói”.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu, “từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 sẽ kiểm soát các ngồn khí thải, hạn chế sử dụng túi ni-lon để bảo vệ môi trường, tập trung vào khí thải công nghiệp và giao thông, đảm bảo 80 - 90% các cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học phải được xử lý bụi và khí thải nguy hại như SO2, NOX, CO đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường”.
Giữ cho không khí trong lành là chỉ số quan trọng xác định chất lượng sống của con người tại các thành phố lớn, nơi chịu áp lực cao về đô thị hóa.
Trước mắt phải quy định, kiểm soát nghiêm ngặt tại công trình xây dựng: phương tiện chở vật liệu và phế thải ra vào công trình phải được rửa sạch, che đậy kín hạn chế phân tán bụi bẩn. Các chủ đầu tư và phương tiện vi phạm phải bị xử lý nghiêm, phạt nặng.
Hà Nội cần phát triển giao thông công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Yêu cầu các cơ sở phải có hệ thống xử lý khói bụi. Đồng thời vận động các doanh nghiệp và người dân tích cực trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch và tăng cường sử dụng các năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Hà Nội cần phải phát triển công trình xanh, chính là phát triển ngành xây dựng thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như cam kết thực hiện phát triển bền vững có hiệu quả nhất. Đồng thời phải tăng cường giáo dục đào tạo, đưa giáo dục môi trường và các cấp học. Nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, đặc biệt cho lãnh đạo các cấp, để tránh họ khỏi phạm sai lầm khi ra các quyết định cuối cùng mà toàn xã hội phải gánh chịu các hậu quả của quyết định đó.
Về lâu dài, Hà Nội phấn đấu trở thành thành phố sinh thái theo đúng 10 tiêu chuẩn sau:
- Ứng dụng nguyên lý sinh thái học để quy hoạch thành phố, làm cho kết cấu thành phố hợp lý, chức năng hài hòa.
- Bảo vệ và khai thác tất cả các tài nguyên thiên nhiên với hiệu quả cao, kết cấu nhà máy hợp lý, thực hiện sản xuất sạch, những nhà máy, xí nghiệp tiêu hao năng lượng cao và gây nhiều chất ô nhiễm sẽ không cho phép tồn tại trong thành phố.
- Sử dụng mô hình có thể tiếp tục tiêu phí và phát triển, thực hiện tiêu phí văn minh, hiệu suất tuần hoàn cao, hiệu suất tiêu phí càng cao. Lúc đó, rác thải sinh hoạt của nhân dân sẽ được phân loại xử lý. Có loại được biến thành nguồn nguyên liệu ngay tại chỗ, những túi nilon đều thuộc loại nhựa tự phân hủy. “Ô nhiễm trắng” hoàn toàn bị xóa bỏ.
- Để tiết kiệm chi phí năng lượng thì mỗi nhà, mỗi hộ sẽ không lắp máy điều hòa mà cả nhà cao tầng sử dụng chung một máy điều hòa trung tâm.
- Lắp các thiết bị dùng chung và các thiết bị cơ sở một cách hoàn thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam số 4/2018, Trung Hiếu, “Ô nhiễm không khí, sát thủ thầm lặng”.
2. Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam số 4/2018, Thanh Lam, “6 quốc gia thành viên EC bị kiện về ô nhiễm không khí”.
3. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, “Làm gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí Hà Nội”, Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam 2017

Bạn đang đọc bài viết Đẩy mạnh phòng chống thảm họa ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Tận dụng phế phẩm để chăn nuôi
Tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các bếp ăn tập thể, hội viên Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã xử lý, chế biến để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.

Tin mới