Thứ sáu, 29/03/2024 05:45 (GMT+7)

Công trình xử lý chất thải tỉnh Hà Nam (Kỳ 24)

MTĐT -  Thứ ba, 11/09/2018 08:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Hà Nam, thành lập ngày 12/11/1998 có địa chỉ tại số 150 Trường Chinh, P. Minh Khai, TP. Phủ Lý, Hà Nam.

Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Hà Nam, thành lập ngày 12/11/1998. 

Điện thoại: 03513852984

Fax: 0351852984

Giám đốc: Phạm Minh Tuấn

Ngành nghề kinh doanh:
 - Khai thác, xử lý và cung cấp nước
- Thoát nước và xử lý nước thải (Ngành chính)
- Thu gom rác thải không độc hại
- Thu gom rác thải độc hại
- Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hại
- Xử lý và tiêu huỷ rác thải độc hại
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

1. Bãi rác Thung Đám Gai

Địa điển: Xã Thanh Thủy, H.Thanh Liêm, Hà Nam
Năm xây dựng: Năm 2000
Công nghệ đang áp dụng: Chôn lấp, đốt, sản xuất phân compost.
Chủ đầu tư: Công ty CP Môi trường và CTĐT Hà Nam
 
2. Nhà máy xử lý rác Duy Tiên – Hà Nam

- Địa điểm: Xã Duy Minh, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam

- Diện tích: 1,5 ha Quy mô: xử lý 70 tấn rác/ ngày.

- Công nghệ đang áp dụng: An Sinh – ASC do Công ty Tâm Sinh Nghĩa làm chủ, tự thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành. Bao gồm các hệ thống phân loại, xử lý, tái chế, đốt và đóng rắn

- Năm xây dựng: 2010 Năm hoàn thành: 2012

- Công suất theo thiết kế: 70 tấn rác/ ngày.

- Công suất thực tế: 70 tấn rác/ ngày.

- Tổng số vốn: 120 tỷ VNĐ (tương đương khoản 6,9 triệu USD) tại thời điểm đầu tư).
- Nguồn vốn: vốn tự có

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa

3. Công nghệ MBT - GRE - Công ty TNHH Thuỷ lực

Biến rác thải thành điện năng tại một nhà máy trên địa bàn tỉnh Hà Nam


Hiện nay, lượng rác thải công nghiệp và sinh hoạt thải ra hàng ngày rất lớn, gây ô nhiễm môi trường cộng đồng xã hội, khó khăn cho các nhà quản lý. Tỷ lệ tái chế rất thấp, phần lớn rác thải được xử lý bằng hình thức chôn lấp. Ở một số nhà máy xử lý rác buộc phải lựa chọn phương pháp đốt tiêu hủy (đốt sinh khối) gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước mặt, nước ngầm và ô nhiễm khí thải.

Việc tái chế chất thải rắn thành những sản phẩm hữu ích tái sử dụng là rất khó khăn, do tính đặc thù rác thải hiện nay không được phân loại tại đầu nguồn của Việt Nam... Công nghệ MBT- GRE của Công ty TNHH Thuỷ lực - Máy có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và chi nhánh là Nhà máy Cơ khí chế tạo Thiết bị môi trường, tại lô C - Khu Công nghiệp Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ra đời được kế thừa và phát triển từ công nghệ nguồn MBT-CD.08 chuyển hoá chất thải rắn thành nhiên liệu, nâng giá trị nhiên liệu tái tạo này thành nguồn năng lượng xan đóng góp quan trọng trong việc xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải đô thị, làm sạch cảnh quan môi trường, trả lại môi trường xanh sạch đẹp.

Đặc biệt, Công ty được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 05 văn bằng sáng chế về xử lý rác thải như: Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt; Hệ thống xử lý rác thải và Quy trình xử lý rác thải sử dụng hệ thống này; Hệ thống thiết bị sản xuất viên nhiên liệu từ rác thải đô thị; Tổ hợp thiết bị phân loại ny lon từ hỗn hợp rác sinh hoạt; Giấy chứng nhận công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp cho công nghệ. Với những kết quả đạt được, ngày 21 tháng 5 năm 2012, Công ty TNHH Thủy lực - Máy đã được công nhận là Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ.

Thời gian qua, được sự quan tâm và tạo điều kiện của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Nhà máy Cơ khí Chế tạo Thiết bị môi trường của Công ty Thủy lực - Máy đã đón tiếp và làm việc với nhiều tổ chức nước ngoài về tham quan, tìm hiểu dây chuyền công nghệ để đầu tư và đặt hàng hệ thống xử lý rác của Công ty. Đồng thời Nhà máy cũng đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn về tham quan, làm việc và giúp đỡ Công ty hoàn thiện hệ thống xử lý rác.

Nhà máy xử lý rác Duy Tiên – Hà Nam.

Đặc biệt năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nam đã giúp Nhà máy của Công ty Thủy lực - Máy xây dựng Đề án khảo nghiệm dây chuyền xử lý rác thải bằng công nghệ nhiệt hóa đa nhiên liệu MBT-GRE để sản xuất điện năng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 1058, ngày 18/7/2016.

Với công nghệ MBT-GRE, từ khu tập kết rác đầu vào được cắt nhỏ, đồng đều kích thước (tương đối) chuyển lên băng chuyền, tại đây công nghệ MBT-GRE sẽ tách hết dòng vật chất hữu cơ mô mềm nhanh phân hủy và nước có trong hỗn hợp rác thải (đây là những vật chất dễ phân hủy, gây ô nhiễm mùi kéo theo côn trùng...).

Hữu cơ mô mềm và nước được chuyển tự động theo đường ống dẫn xuống hầm sinh học để sản xuất khí metan, phần còn lại là hỗn hợp xơ bã sẽ được sấy giảm ẩm 20% - 25%, sau đó ép thành viên hoặc kiện đưa vào lò khí hóa đa nhiên liệu, sản xuất thành khí tổng hợp (syngas).

Bản chất của công nghệ MBT-GRE là xử lý, chuyển hóa tất cả các loại chất thải rắn thành năng lượng. Nguồn năng lượng xanh này, được sử dụng như là một nhiên liệu cho động cơ đốt trong phát điện hoặc thương mại năng lượng này ở dạng cung cấp nhiệt cho các nồi hơi, lò nung... dùng trong công nghiệp. Sản phẩm còn lại là một lượng than cacbon rất ít, được tro hóa sinh khối tận dụng nhiệt cho dây chuyền sấy và một ít dầu mỏ. Không còn rác chôn lấp.

I. Quá trình vận hành công nghệ MBT - GRE

Công nghệ MBT-GRE với định hướng chuyển hóa rác thải thành năng lượng điện rác để phát điện hòa vào điện lưới. Với một phương pháp xử lý, chuyển hóa rác thành năng lượng điện là một phương pháp hiện đại, được kết nối từng các modul thiết bị đặc chủng, có chức năng cụ thể cho từng modul. Do vậy, việc kiểm soát công nghệ đã được tự động hóa.

1. Kiểm soát khí thải: khu tiếp nhận rác được thiết kế kín, có áp suất âm, khí thải và mùi được hút ra và lọc qua hệ thống chung của toàn nhà máy. Khí thải từ các modul xử lý có tác động cơ học cũng được kết nối theo đường hút chung này.

2. Kiểm soát xử lý: quá trình xử lý, phân loại cơ học như: Tách loại vô cơ, tách hữu cơ mô mềm và nước, tách loại nylon... đều được lập trình và điều khiển tự động từ trung tâm điều hành, được giám sát bởi các chuyên viên tại trung tâm.

3. Kiểm soát chuyển hóa năng lượng(Syngas): trong khí hóa đa nhiên liệu, lò phản ứng nhiệt hóa để chuyển hóa chất thải từ pha rắn sang pha khí được thiết kế nhiều thiết bị đo đếm, đặc biệt là thiết bị an toàn cháy nổ. Mặt khác các công đoạn sản xuất khí cũng được lập trình và vận hành theo cơ chế tự động hóa.

4. Kiểm soát quá trình sinh học(metan): chất thải hữu cơ mô mềm được đưa ngay xuống hầm sinh học (biogas) quá trình phân hủy kỵ khí này cũng được kiểm soát bằng các thiết bị đo kiểm tự động và ghi lại dữ liệu bởi trung tâm điều khiển.

5. Kiểm soát các thiết bị lưu trữ khí gas: khu vực khí gas (cả khí metan và syngas) được lưu trữ ở khu vực cách biệt, có tường chắn, biển báo và được lắp đặt van an toàn (đệm nước). Đây là khu vực hạn chế người qua lại, được kiểm soát bằng camera và hệ thống báo động từ xa.

6. Kiểm soát các tổ máy phát điện: các tổ máy phát điện là khu vực cách biệt với khu xử lý rác. Mọi cơ chế vận hành ở khu vực này được tách riêng và giám sát theo tính đặc thù của ngành điện.

7. Kiểm soát công nhân vận hành: dây chuyền công nghệ MBT-GRE từ xử lý tới phát điện, ở mỗi công đoạn đều được bố trí công nhân/kỹ sư quan trắc theo dõi vận hành. Mỗi vị trí vận hành được huấn luyện, đào tạo kỹ năng chuyên môn cao.

Một góc TP. Phủ Lý. Ảnh: Thế Tân


II. Kết luận

Qua quá trình chạy khảo nghiệm vận hành công nghệ MBT - GRE, xử lý rác thải (không cần phân loại rác) tạo ra khí gas tổng hợp để phát điện thu được kết quả như: rác hằng ngày được xử lý hết, không tồn đọng, không phát thải thứ cấp (mùi hay nước rác) nhà máy sạch sẽ (tổng cộng 208 tấn trong 10 ngày chạy thử nghiệm). Quá trình chuyển hóa rác thành khí tổng hợp Syngas không phát sinh thứ cấp (mùi, nước) ổn định và an toàn trong suốt quá trình vận hành. Quá trình phân hủy yếm khí hữu cơ mô mềm và nước trong hệ thống hầm sinh học hoạt động bình thường, khí methanen được lọc H2S, CO2 và hòa chung vào hệ thống chứa khí tổng hợp syngas. Năng lượng (khí syngas và methane) được sử dụng làm nhiên liệu cho 03 tổ máy phát điện công suất 550KVA, 680KVA. Phát điện cho dây chuyền vận hành (không sử dụng điện lưới). Phát điện chiếu sáng toàn khu vực nhà máy trong suốt 10 ngày vận hành. Phát điện chiếu sáng cho toàn bộ điện đường của Khu công nghiệp Đồng Văn I trong 7 ngày liên tục.

Với kết quả đạt được như trên, Trung tâm Quan Trắc Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trực tiếp đo kiểm môi trường trong quá trình chạy thử nghiệm của nhà máy, đồng thời cũng lấy mẫy than carbon, tro, nước từ hầm biogas về trung tâm để đo kiểm, kết quả cho thấy khí thải của hệ thống tạo ra đều đạt các quy định xả thải của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các thông số về môi trường khác cũng đều đạt theo đúng quy định của nhà nước.

Việc khảo nghiệm dây chuyền xử lý rác theo công nghệ MBT - GRE (biến rác thành điện năng) thành công đã tạo sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam và các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xem xét để đầu tư, hỗ trợ Nhà máy của Công ty Thủy lực - Máy sớm hoàn thiện dây chuyền xử lý rác thải mang tính ưu việt nhất hiện nay với khả năng thương mại hóa sản phẩm là rất lớn.

III. Đề xuất, kiến nghị


- Công ty TNHH Thủy lực - Máy: Hoàn thiện báo cáo khoa học chi tiết kết quả chạy thử nghiệm theo Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 1058/QĐ-UBND và báo cáo tại Hội đồng khoa học với sự chứng kiến của các nhà khoa học, các Bộ, ngành; làm cơ sở để công nhận kết quả nghiên cứu và đề xuất xây dựng Dự án theo Chương trình KHCN quốc gia để sớm hoàn thiện và thương mại hóa sản phẩm công nghệ.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam tạo điều kiện cho phép lắp đặt, thử nghiệm một tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt phát điện của Công ty Thủy lực - Máy tại Hà Nam để chuẩn hóa, hoàn thiện dây chuyền công nghệ MBT-GRE tiến tới thương mại hóa sản phẩm.

- Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm sớm có giải pháp để đánh giá, công nhận dây chuyền xử lý rác thải hoàn chỉnh với công nghệ MBT-GRE của Công ty Thủy lực - Máy, làm cơ sở để Công ty tiếp tục nghiên cứu, sản xuất, thương mại hóa sản phẩm, nhất là đóng góp thiết thực vào việc xử lý rác thải đạt hiệu quả cao nhất./.

Thông tin, dữ liệu điều tra được cung cấp bởi TC Môi trường và Đô thị Việt Nam 

            

Bạn đang đọc bài viết Công trình xử lý chất thải tỉnh Hà Nam (Kỳ 24). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.
Khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.