Thứ năm, 02/05/2024 05:09 (GMT+7)

Công trình cấp nước cho các dân tộc ở vùng sâu Phú Thọ (Kỳ 14)

MTĐT -  Thứ sáu, 16/11/2018 07:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khu vực có 25 công trình cấp nước tự chảy nhưng đã hoàn toàn ngừng hoạt động do chưa đầu tư đồng bộ và mang tính nhỏ lẻ, khâu quản lý vận hành chưa chuyên nghiệp.

Địa điểm xây dựng: xóm Móc, xã Thượng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Thời gian xây dựng: từ ngày 28/04/2017 đến 31/12/2017. Thời gian đưa vào khai thác, sử dụng: từ 01/01/2018.

Các thông số kinh tế - kỹ thuật chính:

- Công suất thiết kế: 2.500 m3/ngđ. Công suất thực tế: 2.500 m3/ngđ.

- Số dân được phục vụ: 6.757 người.

- Tổng mức đầu tư: 34,408 tỷ đồng. Nguồn vốn: vốn tự có của doanh nghiệp và vố huy động hợp pháp khác.

- Giá sản phẩm, dịch vụ liên quan đến công trình: giá nước sinh hoạt 7.857 đ/m3.

- Số giờ hoạt động theo ngày, theo năm: 24h/ngày; 8.760h/năm.

- Tỷ lệ thất thoát: 15%.

- Tỷ lệ đấu nối: 20%.

Khối công trình xử lý.

Đây là công trình cấp nước cho các dân tộc ở địa bàn vùn sâu, vùng xa. Khu vực có 25 công trình cấp nước tự chảy nhưng đã hoàn toàn ngừng hoạt động do chưa đầu tư đồng bộ và mang tính nhỏ lẻ, khâu quản lý vận hành chưa chuyên nghiệp. Dự án cho phép duy trì chất lượng nước ổn định trong mọi đều kiện thời tiết. Hiệu quả làm việc của bể phản ứng và bể lắng cao hơn, rút gon diện tích mặt bằng, tiết kiệm chi phí. Thiết bị lọc trọng lực có thể tự động rửa ngược hoàn toàn không cần điện và người vận hành. Bể chứa được lắp ghép thành bể bằng thép, đáy đổ bê tông cốt thép, có độ bền cơ học cao, xây dựng nhanh gọn, tiết kiệm chi phí diện tích xây dựng. Hệ thống đường ống cấp nước truyền tải sử dụng ống nhựa M.PVC loại ống mới có nhiều ưu điểm.

Dự án đã đáp ứng quy hoạch chung phát triển của tỉnh Phú Thọ, cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt cho khu vực dự án, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, giảm bênh tật liên quan đến nước. Dự án cũng không làm ảnh hưởng hay xáo trộn đến cuộc sống của người dân khi xây dựng (do ở xa khu dân cư). Trạm xử lý xây dưng sạch, đẹp, thi công không gây tiếng ồn. Toàn bộ diện tích xây dựng tuyến ống truyền tải là đất hành lang và trong quá trình thi công nhanh gọn nên không làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.

Bể lắng.

Nguồn nước gần khu vực trung tâm có trữ lượng ít, phải lấy nguồn nước khác (hồ Ly, xã Thượng Long). Xây dựng, lắp đặt hệ thống mạng lưới đường ống truyền tải từ Trạm xử lý đi trung tâm thị trấn. Vị trí xây dựng xa khu trung tâm, nên vận chuyển vật liệu và thiết bị gặp khó khăn. Tuy nhiên dự án vẫn hoàn thành theo tiến độ đề ra. Huyện Yên Lập là huyện miền núi, dân tộc thiểu số chiếm đa số, địa hình đa dạng và phức tạp, là huyện nghèo (có 17 xã thì 15 xã đặc biệt khó khăn), có 13 dân tộc sinh sống trên địa bàn, mức độ nhận thức về việc sử dụng nước sạch còn hạn chế, gây khó khăn bước đầu cho công tác tuyên truyền sử dụng nước. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch rất có ý nghĩa, góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lượng cuộc sống và nhận thức người dân.

Bạn đang đọc bài viết Công trình cấp nước cho các dân tộc ở vùng sâu Phú Thọ (Kỳ 14). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiện trạng và giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng điện gió và điện mặt trời (ĐMT), trong đó có ĐMT mái nhà (ĐMTMN).
Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Tin mới