Thứ sáu, 29/03/2024 09:39 (GMT+7)

Ảnh hưởng của rác thải đến nguồn nước

TS.Đồng Xuân Thụ -  Thứ hai, 17/02/2020 11:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xã hội càng phát triển thì tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt càng trở nên phổ biến, không chỉ với các khu đô thị, thành phố mà nông thôn cũng vậy.

Những năm gần đây tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn và nước thải ngày càng gia tăng. Mặc dù số lượng các nhà máy đã xây dựng trạm xử lý chất thải tăng lên trong những năm gần đây nhưng hiện trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện.

Hiện ở Việt Nam có rất ít bãi chôn lấp có trạm xử lý nước rác: Trạm xử lý nước rác Nam Sơn, Hà Nội, trạm xử lý nước rác ở đèo Sen, trạm xử lý nước rác Hà Khẩu, trạm xử lý nước rác Quang Hanh ,Quảng Ninh… 

Rác thải gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng

Theo GS.TS Nguyễn Thị Kim Thái, Phó Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam, Nhà máy xử lý nước rác Nam Sơn ,Hà Nội ; Nhà máy xử lý nước rác Gò Cát ,TP. HCM là đạt QCVN 5945 -2005 với hiệu quả xử lý cao. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những trạm xử lý chỉ được đầu tư tạm thời và ngay cả những nhà máy xử lý hiện đại cũng đã và đang bộc lộ những bất cập, tồn tại cần giải quyết.

Tuy nhiên ngoài ưu điểm của phương pháp chôn lấp chất thải rắn là xử lý được khối lượng lớn chất thải, chi phí đầu tư và chi phí xử lý nhỏ thì nó còn có nhược điểm đó là nó chiếm nhiều diện tích đất, thời gian phân hủy chậm, gây ô nhiễm khu vực xử lý. Ví dụ như quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ gây mùi, các côn trùng gây bệnh (ruồi, muỗi), gây ra các vụ cháy, nổ, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới giao thông do rơi vãi rác thải khi vận chuyển, đặc biệt là lượng nước rò rỉ từ rác thải. Lượng nước này khi xâm nhập vào môi trường nó sẽ gây tác động xấu đến môi trường xung quanh (đất, nước).

 Thực trạng về sự ô nhiễm rác thải sinh hoạt

GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam cho biết, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ 10% -16%. Trong đó, tỉ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân trên cả nước chỉ đạt khoảng 70%- 85%.

Hình ảnh những bãi rác công cộng ngay bên lề đường không được đổ đúng nơi quy định đang bốc mùi hôi thối mà không có các giải pháp thu gom hay xử lý chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu.

Trên các tuyến đường thành, thị, huyện, xã nhiều đoạn hai bên đường có vô số những đống rác thải do một số người dân sinh sống gần đường chở rác thải đến đổ thành đống. Hoặc dọc những kênh mương nhiều nơi rác thải trôi lềnh bềnh trên mặt nước với mật độ ngày càng dày đặc. Đây là bãi rác tự phát do người dân ở gần đổ ra vì do ý thức của người dân còn hạn chế, có nhiều vùng còn chưa có bãi rác tập chung và không có đội thu gom rác thải.

Theo báo cáo tổng hợp của Viện Môi trường Đô thị và Công nghiệp Việt Nam : Mỗi năm Việt Nam hiện tiêu thụ hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật và hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất rắn công nghiệp và có đến 630.000 tấn chất thải nguy hại ra môi trường. Tổng số 183 khu công nghiệp thì có tới 60% đơn vị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị lớn, chỉ có khoảng 60% chất thải rắn được thu gom nhưng cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường.

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay ở nước ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.

Theo ước tính,mỗi năm sinh hoạt nông thôn thải ra môi trường trên 10 triệu tấn, đa số trong số rác thải này chưa được thu gom và xử lý đúng quy định

Những bãi rác không tường rào, không một bóng cây. Mùa hè, rác thải phát tán theo gió. Mùa mưa, cả bãi rác ngập chìm trong nước rồi chảy trôi lênh láng trên mặt đường, rỉ rác ngấm theo nước mưa xuống lòng đất hay chảy theo nước, gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.

Việc xử lý rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn được thực hiện dưới 2 hình thức, đó là chôn lấp và dùng lò đốt thủ công với chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, giải pháp chôn lấp không còn đáp ứng đủ số lượng rác thải, thậm chí còn gây ô nhiễm nặng hơn.

Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm đến nguồn nước

Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước mặt và nước ngầm.
Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại.Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả…

Thành phần của rác thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy  vậy nên dưới điều kiện môi trường nắng nóng, chúng sẽ phân hủy, sinh mùi gây ô nhiễm môi trường.

Trời mưa, nước mưa, nước từ rác thải theo dòng chảy đi vào các nguồn nước mặt làm ô nhiễm nước mặt hoặc ngấm xuống đất làm ô nhiễm nước ngầm. Thông thường sẽ mang vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu cơ…từ rác thải vào nguồn nước. Điều đáng chú ý là các chất ô nhiễm này sẽ có mặt trong nước sinh hoạt hoặc nước canh tác từ đó đi vào cơ thể người dân, tích lũy qua thời gian và gây các bệnh nguy hiểm như vô sinh, ung thư…
Hiện nay, đã có rất nhiều con sông bị ô nhiễm do chất thải mà con người vẫn đang phải sống chung với nó.

Trước thực trạng như vậy thì chất lượng nước mặt và nước ngầm ngày càng kém đi, các mẫu nước giếng khoan và nước máy có tỷ lệ ô nhiễm ngày càng cao, đặc biệt là các chỉ tiêu về vi sinh hay amoni, nitrit với hàm lượng gấp nhiều lần cho phép. Môi trường nước ô nhiễm kéo nhiều căn bệnh nguy hiểm, những làng ung thư xuất hiện nhiều hơn nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng nước không đảm bảo chất lượng.

Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, việc Việt Nam có tới 70% rác xử lý bằng chôn lấp là quá cao, gây tốn đất, ô nhiễm nước ngầm. Chính phủ cần đưa tỷ lệ chôn lấp rác giảm xuống dưới 20%.

Ngoài ra, quy định hiện nay bãi rác chỉ cần cách khu dân cư 500 m, theo ông Võ là "quá gần, ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ khiến người dân phản ứng chặn xe rác".

Một số giải pháp nhằm bảo vệ nguồn nước

Thứ nhất : Giữ sạch nguồn nước.
 Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

Thứ hai : Tiết kiệm nước . Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Thứ ba : Xử lý phân người. Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoạ ,hai ngăn, thấm dội nước).

Thứ tư : Xử lý phân gia súc . 
Cần có kế hoạch thu gom với  hố ủ hợp vệ sinh,chuồng trại cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

Thứ năm : Xử lý chất thải . Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

Thứ sáu : Xử lý nước thải. Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt ,cống ngầm kín, rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế  phải xử lý theo quy định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.

Những vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt từ đô thị đến nông thôn ảnh hưởng đến nguồn nước thời gian qua, chính quyền các địa phương cần phải chỉ đạo quyết liệt và phối hợp với đơn vị chuyên ngành xử lý chất thải để tăng cường biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng môi trường và dân cư xung quanh; từng bước cải tạo, nâng cấp công nghệ xử lý chất thải hiện đại, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, địa phương cần có các chính sách giải quyết với những hộ dân bị ảnh hưởng như đền bù, tái định cư phù hợp./.

Bạn đang đọc bài viết Ảnh hưởng của rác thải đến nguồn nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Tận dụng phế phẩm để chăn nuôi
Tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các bếp ăn tập thể, hội viên Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã xử lý, chế biến để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.

Tin mới

Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần
Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.