Thứ năm, 28/03/2024 19:04 (GMT+7)

Sông Tô Lịch chỉ thực sự “hồi sinh” khi làm sạch tận gốc

MTĐT -  Thứ hai, 17/06/2019 17:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dù việc thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano – Bioreactor và chế phẩm Redoxy3C bước đầu đem lại những tín hiệu tích cực, nhưng nhiều chuyên gia vẫn còn hoài nghi.

Sông Tô Lịch dài tổng cộng 14km, trải dài trên địa bàn 6 quận là: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì với tổng dân số trên 1,5 triệu người. Sông Tô Lịch cùng sông Lừ, sông Sét tạo thành hệ thống tiêu thoát nước chính của Hà Nội.

Được biết, dọc sông Tô Lịch có tổng cộng hơn 300 ống cống thải ra khoảng 150.000 mét khối nước thải/ngày đêm. Nước thải ở đây bao gồm hai loại, nước thải sinh hoạt của hơn 1,5 triệu người, nước thải công nghiệp từ các làng nghề... điều này đã khiến nước sông Tô Lịch ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

Mới đây, sau một thời gian thử nghiệm phương pháp làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano – Bioreactor của Nhật Bản và chế phẩm Redoxy3C của châu Âu bước đầu đã đem lại những tín hiệu tích cực.

Cụ thể, từ ngày 16/5, Hà Nội triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản. Công nghệ được cho rằng sẽ xử lý tất cả các vấn đề ô nhiễm trên con sông này trong thời gian ngắn.

Sông Tô Lịch được thí điểm bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật. Ảnh: Internet.

Đến nay, sau hơn một tháng áp dụng làm sạch bằng công nghệ Nano-Bioreactor trên sông Tô Lịch (đoạn Hoàng Quốc Việt), tình trạng ô nhiễm tại dòng sông này đã được cải thiện rõ rệt.

Mới đây, Hà Nội thử nghiệm rải chế phẩm Redoxy3C trên sông Tô Lịch, ở hai vị trí là phố Nguyễn Đình Hoàn (Cầu Giấy) và cầu Khương Đình (Thanh Xuân) với diện tích mỗi nơi hơn 100 m2 được quây bằng tấm sắt.

Theo đánh giá, đến này 12/6, cả hai nơi thử nghiệm đều có mặt nước tĩnh và trong hơn không đáng kể so với khu vực không được rải chế phẩm. Tuy nhiên, mùi nước ở khu vực thử nghiệm đã giảm độ nồng và hôi, xuất hiện một số sinh vật, váng bẩn nổi lên và có hiện tượng sủi bọt ở quy mô nhỏ.

Ông Võ Tiến Hùng - Chủ tịch Công ty thoát nước Hà Nội nói, "bước đầu khu vực thử nghiệm đã cho kết quả khả quan, cụ thể là lượng oxy tăng lên đáng kể, trong khi trước đó nhiều đoạn oxy rất thấp hoặc không có, ngoài ra mùi hôi cũng bớt đi".

Dù những công nghệ này bước đầu đã mang lại kết quả trông thấy, nhưng nhiều chuyên gia vẫn còn hoài nghi vì cho rằng, nước sông Tô Lịch chỉ sạch khi xử lý được tận gốc các nguồn thải.

Đánh giá về việc này, chuyên gia môi trường Đỗ Thanh Bái trao đổi với CAND cho biết, bây giờ mới chỉ là thử nghiệm thì có thể nhận ra đoạn sông đó không có mùi, nước trong hơn nhưng về lâu dài sẽ thế nào? Giải pháp kinh tế sẽ phải tính đến, bởi dọc 14km sông Tô Lịch sẽ phải đặt bao nhiêu máy? Tiền điện sẽ là bao nhiêu? Rồi về sau thay máy móc nếu có hỏng hóc...

Người dân ngồi câu cá trên sông Tô Lịch.

Ông khằng định, dù công nghệ có hiện đại đến đâu, tốc độ xử lý có nhanh đến đâu cũng không bằng người dân xả thải! Với hơn 150.000 mét khối/ngày đêm đó là chưa kể mùa mưa, nước thải từ khắp nơi đổ về thì không biết máy móc kia sẽ phải hoạt động với tốc độ nào? Chuyên gia Bái cũng nhất quán với quan điểm xử lý nước thải phải xử lý từ nguồn.

Cùng quan điểm trên, trao đổi với Vnexpress, chuyên gia môi trường nước, Phó chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam GS Mai Đình Yên cho rằng, thử nghiệm giải cứu ô nhiễm trên sông Tô Lịch bằng chế phẩm của Đức là việc cần làm, tuy nhiên cuộc thử nghiệm này lẫn cuộc thử nghiệm bằng công nghệ nano của Nhật trước đó không giải quyết tận gốc và sẽ rất tốn kém nếu làm ở quy mô lớn.

"Sông Tô Lịch có hàng trăm cống nước bẩn hằng ngày thải ra và kéo dài tới 14 km, để giải quyết được ô nhiễm cần phải xử lý tận gốc nguồn thải, đồng thời xây dựng cơ chế tự làm sạch bằng nguồn nước tự nhiên, ví dụ dẫn nước từ Sông Hồng vào". GS Yên nói.

Từng nhận xét về vấn đề này, PGS.TS Trần Hồng Côn cũng cho rằng: Đây chỉ là giải pháp mang tính tình thế, giải quyết trước mắt những bức xúc về môi trường chứ không phải là giải pháp mang tính lâu dài, bền vững.

“Dù công nghệ hiện đại đến đâu thì về nguyên tắc muốn duy trì việc khử mùi, giảm mùi, chúng ta phải thường xuyên bổ sung các vi sinh hoạt động liên tiếp. Mà việc làm này tôi e là khó khả thi bởi chỉ khi môi trường sạch thì mới là điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật có lợi hoạt động hiệu quả” – PGS.TS Trần Hồng Côn nhấn mạnh.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Sông Tô Lịch chỉ thực sự “hồi sinh” khi làm sạch tận gốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.