Thứ bảy, 20/04/2024 03:34 (GMT+7)

Nhìn lại các công nghệ xử lý rác hiện nay

MTĐT -  Thứ hai, 27/04/2020 15:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến để xử lý rác thải đã và đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm, khuyến khích đầu tư.

Mỗi năm, Việt Nam thải ra 25 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó, 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, 70% chôn lấp trực tiếp. Tuy nhiên, do tỷ lệ chôn lấp cao gây nhiều vấn đề xã hội bức xúc cũng như tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, nên Chính phủ, Bộ Tài nguyên & Môi trường khuyến khích các địa phương đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để xử lý rác thải.

Hiện có năm mô hình xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam, bao gồm: Đốt rác phát điện; xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh; chôn lấp; điện khí hóa và đốt rác thông thường. Phần lớn, lượng rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Thông thường, các hố rác sẽ được xây dựng và trang bị lớp lót đáy bằng vật liệu chống thấm HDPE toàn bộ bãi rác. Việc lắp đặt lót đáy bằng vật liệu chống thấm sẽ ngăn chặn được khả năng gây ô nhiễm nguồn nước. Phương pháp này chỉ giúp “khuất mắt” nhưng lượng khí thải độc hại rất lớn, gây ô nhiễm môi trường.

Mô hình nhà máy điện rác


Điện rác là bước tiến vượt bậc về công nghệ so với các nước trong khu vực, biến rác thải thành tài nguyên. Công nghệ đốt rác phát điện là một trong những công nghệ xử lý rác thải được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Dùng công nghệ đốt rác để xử lý một lượng rác lớn một cách triệt để và giảm ô nhiễm môi trường. Với công nghệ đốt rác phát điện, rác thải sẽ được đưa vào bể chứa rác để ủ từ 5 đến 7 ngày trong điều kiện áp suất âm. Sau đó, bể chứa rác sẽ tách nước rỉ từ rác được thu gom về trạm xử lý nước thải và khí, mùi hôi được hút đưa vào lò đốt. Nhiệt trong quá trình đốt rác sẽ chuyển qua nồi hơi quay turbin điện để phát điện. Bằng phương pháp phun vôi, than hoạt tính sẽ xử lý khí thải từ lò đốt rác qua tháp phản ứng và qua túi vải xử lý tro bay. Tiếp đến, dây chuyền công nghệ này sẽ sử dụng máy hút khói thải ra bên ngoài bằng ống khói.

Công nghệ đốt rác phát điện đều đáp ứng được các tiêu chí cơ bản về môi trường và điều kiện kinh tế. Chính vì thế nên được rất nhiều nhà máy, các tổ chức lựa chọn để xử lý lượng lớn rác thải hiện nay.

Ngoài những công nghệ xử lý rác thải này ra, hiện nay, các tổ chức, cơ quan môi trường cũng đã cho ra đời những công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao.

Điểm lại các công nghệ xử lý rác thải hiện tại cho thấy, công nghệ HTC, biocarbon có thể sử dụng làm nhiên liệu sạch để đốt. Tuy nhiên, khi đó chi phí năng lượng sẽ cao nên sẽ không dùng phương pháp này để sản xuất điện năng. Công nghệ thiết bị TF, cũng đòi hỏi rác thải được phân loại từ nguồn và chỉ xử lý rác thải hữu cơ để làm thành phân compost. Hơn nữa, chi phí đầu tư thiết bị TF tương đối đắt tiền nhưng không sản xuất ra điện. Công nghệ xử lý rác của Nhật Bản do tổ chức NEDO tài trợ đã dừng hoạt động vì chi phí quá cao và hiệu quả phát điện thấp. Công nghệ Trung Quốc có thể thấy tương đối lạc hậu, độ bền không đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường trong suốt quá trình vận hành lâu dài, thường xuyên, với hiệu quả sử dụng năng lượng từ rác của công nghệ này không cao so với công nghệ Intec của Đức.

Hiện nay phương án đầu tư nhà máy điện rác theo công nghệ Intec-TCP do các nhà đầu tư Việt Nam và EU đề xuất sẽ phù hợp với điều kiện rác thải môi trường và hiệu quả kinh tế cho cho Việt Nam.

Theo Việt Anh/Công nghiệp Môi trường

Bạn đang đọc bài viết Nhìn lại các công nghệ xử lý rác hiện nay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...