Thứ năm, 28/03/2024 19:28 (GMT+7)

Năng lượng mặt trời cũng có thể gây ô nhiễm môi trường

MTĐT -  Thứ sáu, 17/05/2019 14:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặt trời là một nguồn năng lượng khổng lồ chỉ mới được khai thác gần đây. Nó cung cấp nguồn tài nguyên to lớn có thể tạo ra điện sạch, không gây ô nhiễm và bền vững, do đó không dẫn đến phát thải nóng

Trong những năm gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng sức mạnh của mặt trời có thể được thu thập và lưu trữ, được sử dụng trên quy mô toàn cầu với mục đích cuối cùng là thay thế các nguồn năng lượng thông thường. Khi thế giới đang chuyển trọng tâm sang năng lượng sạch hơn, năng lượng mặt trời đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về tầm quan trọng.

Các hệ thống năng lượng mặt trời mang lại lợi ích đáng kể về môi trường so với các nguồn năng lượng thông thường, do đó chúng góp phần rất lớn vào sự phát triển bền vững của các hoạt động của con người.

Việc đầu tư và khai thác năng lượng mặt trời là rất giàu tiềm năng nhưng theo các chuyên gia môi trường, điện mặt trời sẽ gây nhiều phiền toái đến môi trường sống của con người.

Theo báo Giáo dục VN, nói về mối nguy hại của năng lượng mặt trời với môi trường, PGS.TS Phạm Hoàng Lương, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản (VJIIST) băn khoăn, việc xử lý các vấn đề hậu điện mặt trời như thế nào sau khi thu hồi các tấm pin mặt trời (PMT) rất cần được quan tâm.

Theo các chuyên gia môi trường, điện mặt trời sẽ gây nhiều phiền toái đến môi trường sống của con người. Ảnh minh họa.

Đặc biệt, trong quá trình sản xuất pin mặt trời, nhà sản xuất sử dụng axit HF để làm sạch tấm nền, xử lý bề mặt, người lao động không được trang bị bảo hộ đạt chuẩn sẽ khiến các mô bị phá hủy, giảm canxi trong xương.

Ngoài ra, sau khi tấm pin mặt trời hư hỏng, cũng trở thành nguồn rác thải ảnh hưởng môi trường, cần phải xử lý để hạn chế ô nhiễm. Đối diện với việc giải quyết ô nhiễm từ tấm loại PMT cũng đang khiến nhiều quốc gia đau đầu.

GS.TSKH Trương Quang Học, Viện Tài nguyên và Môi trường (ĐHQG Hà Nội) cho biết: “Bây giờ sử dụng năng lượng tái tạo là đúng, vấn đề đặt ra đó là giá thành. Hơn nữa, chúng ta sử dụng năng lượng mặt trời cũng sẽ gây ô nhiễm nhất định đến môi trường bởi những dụng cụ, máy móc biến năng lượng mặt trời vào bảng chung, nhập rồi lưu trữ nó. Tức là những linh kiện lưu trữ và sản xuất ra năng lượng mặt trời cũng sẽ tạo ra ô nhiễm môi trường”.

Theo vov, một nghiên cứu liên quan đến năng lượng công nghệ mặt trời được công bố vào năm 2009 của Silicon Valley Toxics Coaliation (SVTC) - tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về các tác động của chất thải độc hại từ các ngành công nghiệp công nghệ cao đối với sức khỏe con người cho rằng, vấn đề khiến năng lượng mặt trời không sạch nằm ở vòng đời của những tấm pin quang điện, cụ thể là khi chúng được tạo ra và khi được thải bỏ.

Đến năm 2017, Trung Quốc là quốc gia có số lượng nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới, với tổng công suất lên tới gần 80 gigawatts vào 2016, gần gấp đôi so với Mỹ.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Năng lượng mặt trời cũng có thể gây ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.