Thứ năm, 18/04/2024 22:57 (GMT+7)

Đầu tư công nghệ tự nhiên để tái chế rác thải nhựa

MTĐT -  Thứ năm, 18/04/2019 14:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Michael Stephen - Chủ tịch Hiệp hội Nhựa phân hủy sinh học tại châu Âu cho rằng Châu Âu và Mỹ nên đi theo sự dẫn dắt của các quốc gia đã tiến hành phân hủy sinh học oxo.

Ngày 16/4, theo các nhà khoa học, bài viết của Michael Stephen với chủ đề “Thảm họa nhựa: Các hạt nhỏ có thể đến bất cứ nơi nào trên hành tinh” cho thấy khoảng 335 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm; mặc dù con số này giảm rất chậm nhưng lại có thể bị vỡ thành các mảnh nhỏ hơn và bị gió thổi bay khắp thế giới.

Michael Stephen cho biết: “Nếu muốn nhựa biến mất khỏi hành tinh, phải tìm ra phương pháp khiến rác thải nhựa có thể phân hủy sinh học nhanh hơn, để nó có thể được tái chế trở lại tự nhiên bằng vi khuẩn và nấm tự nhiên”.

Học sinh dọn rác thải nhựa gây ô nhiễm trên bãi biển ở làng Ujong Blang, Indonesia. Ảnh: Zikri Maulana/REX/Shutterstock.

“Thực tế, công nghệ đã có sẵn. Nó được gọi là phân hủy sinh học oxo và được áp dụng theo luật pháp ở Ả Rập Xê-út, UAE, Pakistan và 7 quốc gia khác mà chính phủ đã thực hiện nghiên cứu cho thấy công nghệ có thể hoạt động và không tạo ra độc tính. Đã đến lúc châu Âu và Mỹ áp dụng và làm theo công nghệ của các nước trên” - Michael Stephen nhấn mạnh.

Theo báo TN-MT

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư công nghệ tự nhiên để tái chế rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Biến xơ mướp thành nguyên liệu thời trang độc đáo
Nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ phí từ cây mướp, vốn rất dồi dào tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Loofaa đã có cách làm sáng tạo biến xơ mướp thành nguyên liệu “xanh” cho những sản phẩm thời trang độc đáo và thân thiện với môi trường.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.