Thứ ba, 19/03/2024 10:27 (GMT+7)

Công nghệ làm sạch sông Tô Lịch của Nhật chưa thật sự phù hợp?

MTĐT -  Thứ tư, 11/12/2019 17:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chuyên gia Nhật Bản khẳng định công nghệ Nano Bioreactor là tối ưu để cứu sông Tô Lịch. Thế nhưng, đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi lớn về công nghệ này.

Mới đây, Tổ chức xúc tiến thương mại và môi trường Nhật Bản (JEBO) đã công bố các dự án mà tổ chức này áp dụng công nghệ Nano-Bioreacter tại các sông hồ của Nhật Bản.

Công nghệ đã được áp dụng thành công trong việc cải thiện chất lượng nước tại sông Onga (tỉnh Fukuoka); xử lý ô nhiễm nước tại kênh Sakishima (tỉnh Osaka) từ năm 2000; các hồ chứa nước đập thủy điện; các ao hồ trong công viên tại Nhật Bản, và hàng trăm các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải chăn nuôi; nuôi trồng thủy hải sản.

Đặc biệt, phát minh về công nghệ Nano này cách đây hơn đã 30 năm, là “công nghệ lõi” được các tập đoàn lớn hàng đầu của Nhật Bản và khoảng 2.000 cơ sở sản xuất tại Nhật Bản và một số nơi trên thế giới hiện đang áp dụng.

Dự án cải thiện chất lượng nước sông Onga (Fukuoka) được thực hiện từ năm 1994, đã trải qua 25 năm nhưng vẫn vận hành tốt.

Dự án cải thiện tình trạng “siêu phú dưỡng” của kênh Sakishima (tỉnh Osaka) thực hiện từ năm 2000 với mục đích xử lý lượng tảo phát sinh gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và mùi hôi.

Sau 3 ngày xử lý bằng công nghệ Nano, tảo dần biến mất, hết mùi hôi thối, nước trong có thể nhìn thấy đáy và hoàn toàn là dòng kênh an toàn, có thể tắm được.

Dự án thứ 3, công nghệ Nano-Bioreactor được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 chọn để xử lý ô nhiễm nước vịnh Tokyo (chỉ số coliform, e.coli vượt quy chuẩn cho phép) để chuẩn bị cho các hoạt động thể thao trên vịnh Tokyo.

Hiện nay, tại khu vực bờ biển Odaiba, vịnh Tokyo có chỉ tiêu về số lượng vi khuẩn có hại coliform, e.coli vượt mức quy chuẩn cho phép của Nhật Bản. Việc chất lượng nước bị suy giảm do phát hiện e.coli nhiều hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần đã dẫn đến cuộc thi 3 môn thể thao phối hợp dưới nước đã bị hoãn lại. Ngoài ra, tại giải đấu Open water được tổ chức tại cùng một địa điểm trước đó, các vận động viên đã chỉ ra việc nước có mùi hôi.

Giữa những lo ngại ngày càng tăng về chất lượng nước, bắt đầu từ tháng 8/2020, sẽ diễn ra các hoạt động thể thao dưới nước của Tokyo Olympic 2020 tại khu vực vịnh Tokyo, JEBO đã được Ủy ban Tokyo Olympic mời xử lý dự án này.

Sau đợt chứng minh thực tế lắp đặt máy nano tại vịnh Tokyo vào ngày 5/10/2019, kết quả sau xử lý cho thấy sau 24 giờ số lượng vi khuẩn có hại coliform, e.coli đã giảm về 0, đảm bảo chất lượng nước an toàn.

Tuy nhiên, nói về công nghệ làm sạch sông Tô Lịch của Nhật Bản, Thạc sĩ Hoàng Minh Sơn,chuyên nghiên cứu về chính sách nhà nước cho rằng, việc xử lý cần được nghiên cứu vào mức độ phức tạp cũng như lượng hóa chất trong nguồn nước thải ở sông Tô Lịch.

Theo ông Sơn, nguồn nước thải ra sông Tô Lịch chủ yếu là từ người dân và các tổ chức… trên địa bàn Hà Nội, chất lượng nước thải, các thành phần có trong nước thải đổ ra cống và ra sông Tô Lịch chúng ta vẫn chưa kiểm soát được.

Ông Sơn cho biết, công nghệ của Nhật Bản đưa vào cũng có tác dụng ở góc độ nào đó. Chúng ta  cảm ơn các bạn Nhật về dự án này, đặc biệt là những khoản tài trợ miễn phí như thế này. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiên cữu kỹ thành phất hóa học, hóa chất có trong nước thải, lưu lượng thì mới có giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Đây cũng là một trong những giải pháp để xử lý giảm thiểu nguồn nước thải trên thế giới hiện nay: “Việc xử lý nước thải cần phải có nghiên cứu thành phần vật lý, hóa học có trong nước thải, bao gồm phân tích các hóa chất vô cơ, hữu cơ và đặc biệt là các hoá chất vô cơ được thải từ nhà dân hoặc trong các tổ chức… như vậy, thì mới cơ sở để có các giải pháp thiết thực và hiệu quả”.

Để lựa chọn công nghệ thì chúng ta phải nghiên cứu chất lượng nước đầu ra, phân tích các yếu tố về vật lý, hóa học về chất lượng nước để đưa ra các giải pháp phù hợp hơn. Đây là vấn đề phức tạp vì các yếu tố trên thay đổi theo thời gian.

Thạc sĩ Hoàng Minh Sơn đưa ra giải pháp: “để xử lý nước sông Tô Lịch tận gốc, phát triển xanh và bền vững thì không để hệ thống cống đổ nước thải ra sông nữa, mà phải gom lại thành một đường đi riêng, ví dụ như xây dựng cống ngầm 2 đường bên sông, và tất cả các cống thoát nước thải sẽ đổ ra 2 cống dưới đường hầm đi dọc hai bên sông”, ông Sơn phân tích.

Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 6/12, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, “Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà máy xử lý mà xử lý được 180.000m3 nước thải xả vào sông Tô Lịch”.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Công nghệ làm sạch sông Tô Lịch của Nhật chưa thật sự phù hợp?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tái tạo rừng sau động đất: Một quá trình đầy thách thức
Sau mỗi trận động đất, các khu vực rừng phải mất thời gian lên tới hàng thập kỷ để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy cần thiết phải quản lý rủi ro để bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng hiệu quả sau trước và sau các thảm hoạ địa chất.

Tin mới

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.