Thứ ba, 16/04/2024 17:16 (GMT+7)

Việt Nam không phải đứng thứ 4 về lượng thải nhựa ra môi trường

Lam Vy -  Thứ sáu, 29/11/2019 08:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng ngày 28/11/2019 tại Trung tâm triển lãm quốc tế (I.C.E Hanoi) đã diễn ra Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn - Công thức tăng trưởng bền vững của ngành nhựa”.

Sáng ngày 28/11/2019 tại Trung tâm triển lãm quốc tế  (I.C.E Hanoi) đã diễn ra, Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn - Công thức tăng trưởng bền vững của ngành nhựa”. Hội thảo diễn  ra trong khuôn khổ triển lãm Plastic & Rubber Vietnam, Hanoi 2019- do công ty Informa Markets (Vietnam) và Công ty Revival Waste phối hợp tổ chức.

Ngành nhựa đứng trước nhiều áp lực và thách thức

Hội thảo ra đời trong bối cảnh cuộc chiến chống rác thải nhựa đang nhận được làn sóng ủng hộ tích cực từ cộng đồng và vì vậy ngành nhựa đứng trước rất nhiều áp lực và thách thức to lớn trong việc tìm kiếm hướng đi bền vững, giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường, đảm bảo hai mục tiêu: giá trị kinh tế và thân thiện với môi trường. Mô hình kinh tế tuần hoàn được xác định là chìa khóa vàng gỡ bỏ các vướng mắc và giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp nhựa và ngành nghề liên quan trong “cuộc đua xanh” thông qua các hoạt động quản lý thu gom và tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam hiện nay.

Dưới sự phối hợp tổ chức của đơn vị tổ chức triển lãm Plastic & Rubber Hanoi 2019 – Informa Markets (Vietnam) cùng doanh nghiệp xã hội, đơn vị sáng lập “Hành trình giải cứu rác chết” – Revival Waste, đồng thời cũng là đơn vị tư vấn của Liên minh tái chế bao bì (PRO Vietnam), sự kiện đã mang đến cho cộng đồng một góc nhìn mới mẻ để tất cả chúng ta cũng hiểu rằng: Nhựa là thành phần không thể thiếu trong sản xuất kinh tế và đời sống con người. Chúng ta không thể loại bỏ nhựa nhưng chúng ta có thể tiêu thụ và xử lý đúng cách để nhựa sẽ trở thành nguồn tài nguyên mới, tạo ra các giá trị về kinh tế và môi trường. Mỗi một doanh nghiệp hay một cá nhân đều là mắt xích quan trọng của quá trình này.

Tham dự chia sẻ tại hội thảo gồm những chuyên gia hàng đầu với nhiều kinh nghiệm thực tế về ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới, gồm có: Ông Phạm Hoàng Hải - Trưởng Ban quan hệ đối tác, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VCCI); Ông Hoàng Đức Vượng - Chi hội trưởng - Chi hội nhựa tái sinh, Hiệp hội nhựa Việt Nam; Ông Michael Meisel - Area Sales Manager - Tập đoàn Kiefel Technologies – CHLB Đức; TS. Lại Văn Mạnh - Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường; và PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hà - Trưởng khoa môi trường – Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM...

Tham dự chia sẻ tại hội thảo gồm những chuyên gia hàng đầu với nhiều kinh nghiệm thực tế về ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới.

Nhằm lan toả mô hình của một nền kinh tế nhựa mới, với chủ đề “Kinh tế tuần hoàn – Công thức tăng trưởng bền vững của ngành nhựa”, hội thảo  mang đến bức tranh tổng quan về xu hướng phát triển của ngành thế giới khi đặt mô hình kinh tế tuần hoàn làm trọng tâm. Quy chiếu vào hiện trạng xử lý và tái chế tại Việt Nam để từ đó đề ra những lợi ích, tiến trình áp dụng, chính sách quản lý và giải pháp công nghệ hiệu quả để thu gom – xoay tròn vòng đời của chất thải nhựa hiệu quả. Cũng thông qua hội thảo, các doanh nghiệp nhựa, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ hiểu được vai trò và hướng đi cụ thể trong việc áp dụng kinh tế tuần hoàn.

Không có số liệu thu gom tái chế  rác thải nhựa ở Việt Nam

Phát biểu tại buổi hội thảo ông Hoàng Đức Vượng- Chi hội trưởng- Chi hội nhựa tái sinh Hiệp hội nhựa Việt Nam cho biết: “Hơn 2.000 doanh nghiệp nhựa trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung chủ yếu ở phía Nam, chiếm hơn 70% cả nước. Ngành nhựa liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng từ 15 - 20% mỗi năm. Năm 2023, ngành nhựa cần khoảng 10 triệu tấn nhựa phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Ngành nhựa ở nước ta còn non trẻ và cạnh tranh rất gay gắt với các nước ở trong khu vực. Đa số các sản phẩm nhựa về công nghiệp, nhựa tiêu dùng của nước ta đa số nhập từ nước ngoài như, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… đó là những nước đi trước chúng ta về ngành tái chế, khi họ đi trước thì ngành nhựa Việt Nam không thể cạnh tranh được. Vậy không có nhựa tái chế, tái sinh và nếu phải đi nhập nhựa nguyên sinh thì chúng ta không có cách cạnh tranh được, chính vì vậy cứ loay hoay với bài toán này. Hơn thế nữa các công ty nhựa lớn ở Việt Nam như Bình Minh, Tiền Phong đã đều bị chủ nước ngoài thâu tóm”.

Ông Hoàng Đức Vượng- Chi hội trưởng- Chi hội nhựa tái sinh Hiệp hội nhựa Việt Nam.

 Ngoài ra khi nói về số liệu mà các tổ chức trên thế giới đã đánh giá trước đó về số lượng rác thải của Việt Nam thải ra môi trường, ông Vượng khẳng định: “Các tổ chức trên thế giới và Liên Hợp quốc đã nói Việt Nam xả rác ra môi trường đứng thứ 4 trên thế giới và xả ra 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra đại dương nhưng tôi muốn hỏi, những số liệu này dựa trên đánh giá nào. Theo tôi thì đây là đánh giá không chính xác, vì họ không có số liệu thu gom tái chế ở Việt Nam. Ở Việt Nam có khoảng 300 làng nghề tái chế nhưng khi bán ra lại không có hóa đơn vì bán theo hộ gia đình nên không có số liệu tái chế. Tôi phải khẳng định ở Việt Nam nhựa, rác thải phải thu gom lại được 90% chứ không phải như các tổ chức thế giới đã đánh giá”.

 Đồng quan điểm  với ông Hoàng Đức Vượng,  đại diện Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VCCI) - ông Phạm Hoàng Hải, Trưởng Ban quan hệ đối tác cho rằng: “Việt Nam có cơ cấu dân số hơn 94 triệu người và Việt Nam cũng là nước nhập khẩu nhựa lớn trong khu vực. Cơ cấu nền kinh tế của nước ta dựa vào xuất khẩu, trong tất cả sản phẩm xuất khẩu đều có nhựa nilon, không thể nói rằng nhựa ở Việt Nam làm tổn hại đến sức khỏe. Chúng ta phải khẳng định với thế giới rằng, Việt Nam không phải nước thứ 4 trên thế giới thải rác thải nhựa ra môi trường. Lượng rác thải nhựa của chúng ta thải ra ngoài bãi rác rất ít và hầu như là không có hoặc nếu có thì là rác thải nhựa khó tái chế, không mang lại giá trị kinh tế. Toàn bộ sản phẩm nhựa có giá trị kinh tế cao chỉ chiếm 10- 15% thì nó được thu gom bởi những người thu gom phế liệu, còn ra môi trường  thì đó là sinh kế của những chị làm công nhân vệ sinh môi trường, còn nếu ra tiếp ngoài bãi rác thì đó là nguồn thu của những người nhặt rác ở bãi rác”.

Ông Phạm Hoàng Hải - Trưởng Ban quan hệ đối tác, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VCCI).

Chính vì những lẽ đó không thể khẳng định Việt Nam là nước thải ra rác thải đứng thứ 4 trên thế giới. Ngoài ra trong buổi hội thảo còn đưa ra các giải pháp tháo gỡ giúp doanh nghiệp và đề xuất những ý kiến để cơ quan quản lý có thể có cái nhìn toàn diện hơn đối với ngành nhựa, từ đó nhấn mạnh và kiên quyết không đánh đổi phát triển kinh tế để hủy hoại môi trường, ủng  hộ các doanh nghiệp hoạt động chân chính và có tâm với môi trường, có trách nhiệm với xã hội.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam không phải đứng thứ 4 về lượng thải nhựa ra môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.