Thứ sáu, 29/03/2024 01:15 (GMT+7)

Vì đâu mà hàng nghìn tiểu thương phải rời bỏ chợ sau 20 năm gắn bó?

Đức Vũ -  Thứ ba, 22/01/2019 14:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dù có nhiều đơn cầu cứu lên các ban ngành, nhưng mới đây mọi hy vọng về việc giữ lại chợ của bà con tiểu thương chợ DVH trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi quận Cầu Giấy tiếp tục ra thông báo thu hồi

Như đã ghi nhận và đăng tải thông tin bài viết “Hà Nội: Hàng trăm tiểu thương lo ngại mất chợ Dịch Vọng Hậu” về việc các tiểu thương chợ nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu đến UBND quận Cầu Giấy để đòi quyền lợi và nộp đơn kiến nghị sau khi có thông báo thu hồi đất của UBND quận Cầu Giấy.

Ngày 7/1 hàng trăm tiểu thương đến UBND quận Cầu Giấy đòi quyền lợi và nộp đơn kiến nghị.

Phản hồi của UBND quận Cầu Giấy về thông báo thu hồi đất

Sau khi ghi nhận thực trạng và tiếp nhận đơn kiến nghị, cầu cứu cầu bà con tiểu thương trong chợ nông sản thương phẩm Dịch Vọng Hậu , PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã gửi nội dung cùng giấy giới thiệu đến UBND quận Cầu Giấy để có thông tin chi tiết về thông báo thu hồi đất đang gây xôn xao và ảnh hưởng đến bà con tiểu thương.

Theo đó vào ngày 21/1/2019 UBND quận Cầu Giấy đã có văn bản số 76/UBND-KT về việc phản ánh của Môi trường và Đô thị về việc thu hồi đất chợ Nông sản Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.

Chợ Nông sản Dịch Vọng Hậu  ở ngã tư Xuân Thủy- Phạm Hùng.

Về việc này, UBND quận Cầu Giấy khẳng định ngày 16/1/2019, UBND quận Cầu Giấy đã có văn bản số 56/UBND-KT về việc trả lời đơn của các hộ kinh doanh trong chợ tạm nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu và văn bản số 73/UBND-TTPTQĐ báo cáo UBND Thành phố về việc thực hiện công tác GPMB dự án xây dựng Tòa nhà hỗn hợp Constrexim Complex tại ô đất A1.2 phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.

Văn bản này được UBND quận Cầu Giấu gửi tới Sở Công Thương thành phố Hà Nội, Sở Thông tin truyền thông Hà Nội cùng các cơ quan ban ngành và cư quan báo chí truyền thông. 

Văn bản UBND trả lời đơn kiến nghị của bà con tiểu thương.

Đáng chú ý đi kèm với văn bản trả lời phản ánh báo chí có văn bản số 57/UBND-TTPTQĐ gửi UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện công tác GPMB dự án xây dựng Tòa nhà hỗn hợp Contresxim Complex tại ô đất A1.2 phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.

Theo đó nội dung mà UBND quận Cầu Giấy đang triển khai thực hiện có nêu, hiện dự án chưa phê duyệt 1/148 phương án /3.051,8 m2/1 tổ chức (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy)(phần diện tích đất tại khu vực Chợ đầu mối nông sản thực phẩm).

Tại đây hiện có 116 hộ có Hợp đồng thuê kiot, quầy bán hàng và hơn 600 hộ vãng lai kinh doanh các mặt bằng khác nhau theo từng ca. Từ đêm đến gần trưa hôm sau, kinh doanh các mặt hàng ngày tại Chợ.

Văn bản số 57/UBND-TTPTQĐ về việc thực hiện công tác GPMB.

Sau khi dựa trên các văn bản quy định của Nhà nước thì ngày 11/12/2018, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành thông báo số 147/TB-BQLCQCG về việc không ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh tại khu vực Chợ thông báo tới các tiểu thương.

Ngày 27/12/2018, UBND quận Cầu Giấy tiếp tục ban hành Thông báo số 1871/UBND-TCKH về việc thực hiện công tác GPMB khu vực Chợ. Theo đó, UBND quận yêu cầu Ban quản lý Chợ quận Cầu Giấy thông báo tới các tiểu thương và Chi cục Thuế quận về việc thực hiện công tấc GPMB, không tiếp tục ký hợp đồng, không gia hạn Hợp đồng kể từ ngày 1/1/2019.

Nội dung triển khai thực hiện trong văn bản số 57/UBND-TTPTQĐ.

Ngày 15/1/2019, UBND quận Cầu Giấy ban hành Thông báo số 02/TB-VP, trong đó có nội dung về thời gian đóng cửa  chợ nông sản Dịch Vọng Hậu. Trong đó, đối với các hộ kinh doanh vãng lai thời gian đóng cửa chợ chậm nhất vào ngày 30/1/2019. Đối vói các hộ truocs đây có ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh thì thời gian đóng cửa chậm nhất vào ngày 4/2/2019.

Như vậy dựa trên các quyết định, cùng các văn bản,  thông báo chính thức thì UBND quận Cầu Giấy và các đơn vị chức năng đang tiến hành công tác GPMB đối với phần diện tích đất tại khu vực chợ tạm nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu thuộc chỉ giới thu hồi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng  Tòa nhà hỗn hợp Constrexim tại ô đất có ký hiệu A1-2 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy theo quy định

Thông báo thu hồi lần 2, nghìn tiểu thương hoang mang

Sau hàng loạt thông báo trước đó, đến ngày 18/1/2019 UBND quận Cầu Giấy, Ban quản lý chợ quận Cầu Giấy tiếp tục ra thông báo lần thứ 2 về việc đóng của Chợ Nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu để phục vụ dự án đầu tu xây dựng tòa nhà hỗn hợp Constrexim.

Theo đó, đối với thương nhân kinh doanh vãng lai phải đóng cửa tù ngày 31/1/2019.Đối với thương nhân trước đây ký hợp đồng thuê kinh doanh (116) trường hợp phải đóng cửa từ ngày 05/2/2019.

Ngày 18/1/2019 Ban quản lý chợ ra thông báo đóng cửa chợ lần 2.

Thông báo này nêu cụ thể, từ ngày 5/2/2019 mọi hư hao, thất thoát, mất mát tài sản của thương nhân tại chợ Nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu, Ban quản lý chợ quận Cầu Giấy không chịu trách nhiệm.

Như vậy, hàng nghìn tiểu thương thời gian được kinh doanh buôn bán tại chợ chỉ còn tính bằng ngày. Điều này gây ra ảnh hưởng tâm lý đối với rất nhiều tiểu thương gắn bó lâu năm với chợ.

Được biết, Chợ nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu bắt đầu hoạt động từ những năm 2000, trải qua 19 năm hình thành và hoạt động giờ đây Chợ gần như trở trở thành một chợ truyền thống đối với người dân.

Tên gọi khác của ngôi chợ hình thành đã được gần 20 năm.

Các tiểu thưởng kinh doanh, buôn bán tại Chợ nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu từ những năm 2000 trên cơ sở các Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập chợ. Kể từ thời điểm Chợ nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu đi vào hoạt động, Chợ đã thu hút được rất nhiều các hộ tiểu thương vào kinh doanh buôn bán tại chợ. Bao gồm các hộ có đất bị thu hồi để làm chợ và các hộ tiểu thương khác.

Việc kinh doanh buôn bán của tại chợ diễn ra đông đúc, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phậm rất lớn cho dân cư thành phố Hà Nội mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập chính cho gần 1000 hộ kinh doanh, nuôi sống hàng chục ngàn người.

Quá trình kinh doanh, buôn bán tại chợ toàn bộ bà con tiểu thương đều tuyệt đối tuân thủ các quy định của Nhà nước đối với hoạt động buôn bán thực phẩm, tuân thủ đầy đủ các quy định của Ban quản lý chợ trong việc sử dụng mặt bằng và kinh doanh tại chợ.

Nhiều tiểu thương vẫn tiếp tục viết đơn cầu cứu đến các ban ngành (ảnh ngày 7/1/2019 các tiểu thương đi đòi quyền lợi).

Đặc biệt, toàn bộ các hộ kinh doanh tại chợ đều đóng tiền thuê điểm kinh doanh đầy đủ, đúng hạn theo yêu cầu của Ban quản lý chợ. Việc duy trì và phát triển Chợ nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu là vô cùng thiết yếu đối với đời sống nhân dân trong khu vực và góp phần quan trọng ổn định đời sống cho hàng nghìn hộ dân kinh doanh tại chợ.

Theo tìm hiểu của PV, hiện tại các tiểu thương vẫn đang tiếp tục làm đơn cầu cứu với hy vọng sẽ giữ lại được chợ gửi tới các cơ quan chức năng.

Chưa biết sau ngày 5/2/2019 khi thông báo của UBND quận Cầu Giấy có hiệu lực thì các tiểu thương sẽ đi đâu về đâu. Chợ nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu sẽ như thế nào?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết Vì đâu mà hàng nghìn tiểu thương phải rời bỏ chợ sau 20 năm gắn bó?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.