Thứ năm, 28/03/2024 19:42 (GMT+7)

Quán triệt Quy định 205 của Bộ Chính trị trong công tác cán bộ

MTĐT -  Thứ tư, 09/10/2019 17:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kén chọn hiền tài, đồng thời với nó là ngăn chặn tất cả những hủ lậu trong công việc này được ông cha ta hết sức coi trọng

Bộ Chính trị vừa ban hành quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống “chạy chức, chạy quyền”. câu chuyện về cán bộ được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu, luôn được đặt ra trong suốt cả thời kỳ lịch sử của chúng ta.

Kén chọn hiền tài, đồng thời với nó là ngăn chặn tất cả những hủ lậu trong công việc này được ông cha ta hết sức coi trọng. Thời nhà Trần, chính là một trong những thời kỳ rực rỡ nhất, tiếp tục phát triển nền móng căn bản trong chế độ khoa cử lựa chọn nhân tài của chúng ta.

Một trong những bài học lớn mà nhà Trần để lại cho chúng ta là việc chọn người và thải loại người. Nhà Trần chọn người bằng con đường thi cử, tiến cử và cũng hết sức nghiêm khắc, ngăn chặn lối đi khuất tất, đặc biệt là thân tộc chui vào bộ máy quan lại. nếu buông lỏng điều này sẽ trở thành một nguy cơ gây hủ bại triều đình. Soi vào lịch sử nước ta cũng đã thấy vô vàn bài học thật đáng suy ngẫm, soi gương các bậc tiền nhân trong việc chọn người và dùng người. Đặc biệt thời Lê Thánh Tông đã có hẳn Bộ Luật Hồng Đức, trong đó giành sự quan tâm thích đáng cho vấn đề này. Đến bây giờ, đó cũng là một trong những phương cách đáng suy ngẫm và noi theo trong việc kiểm soát quyền lực.

Nhìn từ quốc lệnh đến nay, qua 73 năm, thì quy định 205 do bộ chính trị ban hành ngày 23/09/2019 là quyết định mang tầm chiến lược, rất căn bản và quan trọng trong công tác cán bộ. Nói cách khác, đây là văn bản bàn quyết định trực tiếp, việc thực thi kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ nói chung, đổi mới và kiến tạo bộ máy và đội ngũ cán bộ nói riêng.

Quan sát mấy chục năm nay, đây là quy định đầu tiên trục tiếp khẳng định công tác cán bộ là một thứ quyền lực, thậm chí quyền lực căn bản, vì nó đụng đến số phận con người và sự sinh tồn bộ máy. Bác Hồ nói: “ Cán bộ là cái gốc của công việc. Công việc thành hay bại là do cán bộ tốt hay kém.” Nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, sau khi có đường lối đúng, nhân tố quyết định thành công là cán bộ tương xứng, cán bộ nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Chưa có quy định nào toàn diện về công tác cán bộ trong mấy chục năm qua như quy định lần này.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, sau khi có đường lối đúng, nhân tố quyết định thành công là cán bộ tương xứng, cán bộ nhất là cán bộ cấp chiến lược  là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Nói gọn lại, quy định 205 là một thông điệp chính trị, một quyết tâm chính trị, một tuyên ngôn về công tác cán bộ chính trị. Thực tế trong nhiệm kỳ qua, đã có những con người không xứng đáng, nhưng lại chui sâu leo cao vào bộ máy, đến mức xử lý kỷ luật, thậm chí bị bỏ tù.

Đây là khiếm khuyết chí tử đã được tiên liệu và giải quyết ở quy định này. Chẳng hạn, chỉ có dấu hiệu “chạy chức chạy quyền” thôi là lập tức anh bị loại ngay. Quy hoạch cán bộ luôn động và mở. Năm trước cán bộ mắc lỗi năm sau tiến bộ thì tiếp tục đưa vào quy hoạch, không phải như thành bất biến. Rồi việc lợi dụng mạng xã hội, nói xấu, vu cáo cán bộ thôi cũng sẽ bị trừng phạt. Nhân dân cũng có vai trò đặc biệt quan trọng, những vấn đề gì nhân dân phản ánh đều được xem xét, nếu có bằng chứng cụ thể thì khỏi bàn định. Nếu quy định này được thực thi một cách nghiêm khắc, đồng bộ với các quy định khác thì chính là cơ chế kiểm soát quyền lực về công tác cán bộ trên mọi phương diện nếu không có quy định này thì thì việc thực thi các quy định xung quanh công tác tổ chức và cán bộ cũng sẽ rất lúng túng.

Do đó quy định này được xem là quy định gốc, bao quát, để kiến tạo, xây dựng, đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng bộ máy làm công tác tổ chức - cán bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.. chính là vì vậy.

Kỳ họp thứ 39 UBKT T.U đề nghị Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật, bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với nguyên ủy viên Trung ương Đảng khóa X, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn. Hiện cả ông Son và Ông Tuấn, đã bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án hình sự Tổng công ty viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của công ty nghe nhìn Toàn Cầu (VAG).

Liên quan đến vụ gian lận thi cử xảy ra ở Hà Giang và Hòa Bình, UBKT T.Ư cũng đề nghị ban bí thư xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, và ông Vũ Văn Sử bị kết luận là đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra giám sát, để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành GD&ĐT, gây bức xúc trong xã hội, để nhiều cán bộ, Đảng viên liên quan bị xử lý hình sự.

Ngoài ra tại kỳ họp UBKT T.Ư cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương do vi phạm tôi thiếu trách nhiệm gây hậu quả rất nghiêm trọng trong vụ án vô ý làm chết người.

Liên quan đến những vi phạm trong quản lý đất đai, xây dựng ở Khánh Hòa, UBKT Trung ương đề nghị ban bí Thư xem xét thi hành án kỷ luật đối vơi Chủ tịch và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa. Riêng trường hợp ông Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy ,dù bị kết luận (vi phạm khuyết điểm rất nghiêm trọng) nhưng do đang mắc bệnh hiểm nghèo nên UBKT T.Ư chưa xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.

Đối với Ban thường vụ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, theo UBKT T.Ư, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tập đoàn có nhiều vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Ban Thường vụ cũng để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản; hoạt động kinh doanh xăng dầu; cổ phần hóa, tái cơ cấu, thoái vốn nhà nước và thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tải sản của Nhà nước.

Để xảy ra những vi phạm trên UBKT T.Ư cho rằng, ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm chính. Các ông Trần Văn Thịnh, nguyên Tổng Giám đốc, Trần Minh Hải, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy, Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc Cty Petrolimex Singgapore cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công. “Vi phạm của ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và các cá nhân nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, đến mức xem xét kỷ luật” thông báo của UBKT T.Ư nêu rõ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa các tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2017 đối với ông Nguyễn Hồng Trường do có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ban bí thư đã kỷ luật bằng hình thức cách chức ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2011 - 2016 , 2016 - 2021. Lý do khiến ông Thường bị kỷ luật là trong thời gian dữ cương vị Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng, Trưởng Ban, chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ GTVT, ông cũng phải chịu trách nhiệmcá nhân về ký các quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Bộ GTVT.

Đường dây đánh bạc qua game bài Rikvip/ Tip. Club hoạt động từ 18/4/2015 đến tháng 8/2017 thì bị triệt phá. Trong quá trình hoạt động, đường dây đánh bạc phát triển thành một mạng lưới gồm 25 đại lý cấp 1.

5.877 đại lý cấp 2 và khoảng 43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc. Số tiền thu được từ đánh bạc trực tuyến chứng minh được là hơn 9.853 tỷ đồng. đường dây này được “bảo kê” bởi cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an và cưu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về công nghệ cao, Bộ Công an.

Trong đường dây đánh bạc hàng ngàn tỉ đồng tại Phú Thọ và một số tỉnh thành, cơ quan công an phát hiện ngoài hai tướng công an còn có cựu Chánh thanh tra Bộ thông tin - truyền thông (TT - TT) có hành vi tiếp tay bảo kê. Bị can Đặng Anh Tuấn với vai trò chánh thanh tra, lấy quyện hạn là cấp trên trực tiếp để yêu cầu trưởng đoàn kiểm tra phải sửa báo cáo số 03 thêm vào nội dung đề xuất giải thể đoàn kiểm tra. Do ông Dũng không thực hiện theo yêu cầu này nên Đặng Anh Tuấn tự ý quyết định chỉ đạo soạn thảo và ký phiếu trình số 63/Ptr - Ttra để đề xuất nội dung “Dừng hoạt động của đoàn kiểm tra” với những căn cứ không đúng tình hình thực tế. Sau đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn có bút phê, “Đồng ý. Trong trường hợp cần thiết, thanh tra Bộ đề xuất thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra” song Đặng Anh Tuấn với trách nhiệm là chánh thanh tra đã không có đề xuất, kiến nghị gì về việc thanh tra, xử lý đối với 14 cổng game có yếu tố cờ bạc.

Kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án buôn bán thuốc ung thư giả H-Capita, HĐXX kiến nghị một loạt vấn đề liên quan đến quản lý giá thuốc, chất lượng thuốc tại Việt Nam.
Chiều 1/10/2019, TAND TP.HCM tuyên phạt các bị cáo về tội “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bênh” gồm: Võ Mạnh Cường (41 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM hàng hải Quốc tế H&C) 20 năm tù; Nguyễn Minh Hùng (41 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma) 17 năm tù; Nguyễn Trí Nhật và Ngô Anh Quốc (cùng nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma) lần lượt 12 và 11 năm tù; 8 bị cáo đồng phạm còn lại từ 3 năm tù treo đến 7 năm tù.

Về phần dân sự, toàn bộ lô thuốc H-Capita sau khi nhập khẩu vào Việt Nam đã bị phát hiện, thu giữ nên thiệt hại thực tế của VN Pharma là hơn 6 tỉ đồng, HĐXX tuyên tịch thu sung công quỹ.
Đồng thời, thông qua vụ án này, HĐXX nhận định có hiện tượng các công ty kinh doanh nhập khẩu nhập khẩu dược phẩm nâng khống giá thuốc thông qua các hợp đồng nhập khẩu, sau đó nhận lại khoản tiền nâng khống thông qua các công ty chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam rồi sử dụng các khoản tiền này phục vụ cho việc cạnh tranh trong thị trường dược phẩm. Việc này làm giá thuốc nhập khẩu tại thị trường Việt Nam cao hơn so với thực tế, gây ảnh hưởng đến người dân, đặc biệt là những lao động nghèo. Do đó, HĐXX đề nghị Bộ Y tế có biện pháp rà soát lại các loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc nhập khẩu trên thị trường để điều chỉnh giá thuốc cho phù hợp, đúng với giá trị, chất lượng thực sự của thuốc.

Đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thuốc, HĐXX đánh giá hiện vẫn còn một số lỗ hổng pháp lý, dễ dàng để các đối tượng xấu lợi dụng nhập khẩu, sản xuất thuốc kém chất lượng vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, một số cán bộ, nhân viên hoạt động trong ngành y tế vẫn chưa chấp hành nghiêm quy định của Bộ Y tế ban hành mà mang tính đối phó, như việc hồ sơ kỹ thuật thuốc vẫn còn hiện tượng thuê viết trong khi việc này phải do nhà sản xuất thực hiện và tuân theo quy trình chặt chẽ. HĐXX đề nghị Cục quản lý Dược - Bộ y tế nhanh chóng rà soát lại các quy định cũng như quy trình trong việc cấp phép, khắc phục các lỗ hổng pháp lý để không còn tình trạng đã xảy ra như vụ án này trong tương lai.

Chiều 30/9/2019, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã phát đi thông cáo báo chí về việc xử lý việc lắp đặt camera an ninh tại nhà riêng của các lãnh đạo trong Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy.
Theo đó, trước những thông tin của báo chí và dư luận xã hội về việc, BTV Tỉnh ủy Sóc Trăng đã tổ chức cuộc họp để xem xét làm rõ vấn đề. Qua nghe báo cáo của văn phòng Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy Sóc Trăng kết luận: Việc lắp đặt camera an ninh nhằm góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Là chủ trương đúng đắn của tỉnh, trong đó, việc giám sát có khu vực nhà riêng các ủy viên BTV Tỉnh ủy gắn với giám sát an ninh lối xóm, cộng đồng. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện là sai về quy mô, số lượng, nguồn kinh phí lắp đặt camera. Từ đó, BTV Tỉnh ủy Sóc Trăng quyết định hủy Quyết định số 1542/QĐ-TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy.

Đồng thời, thu hồi số tiền hơn 882 triệu đã chi lắp đặt tại nhà của 12 ủy viên BTV Tỉnh ủy. “BTV Tỉnh ủy tiến hành họp kiểm điểm trách nhiệm của tập thể BTV và các cá nhân liên quan đã để xảy ra sai sót này, báo cáo đầy đủ sự việc và xin ý kiến của Trung ương.
Ngày 1/10/2019, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi bị can, lệnh bắt tạm giam của cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đối với ông Bùi Minh Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí - Petroland, để điều tra về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Kết quả điều tra bước đầu xác định, với tư cách là Giám đốc Công ty Petroland, bị can Bùi Minh Chính đã ký hợp đồng, duyệt thanh toán nhiều hợp đồng môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn nhà đất và ký hợp đồng bán bất động sản của Petroland trái quy định pháp luật, gây thiệt hại cho Petroland gần 100 tỉ đồng.

Riêng vụ thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ khi thanh tra tại huyện Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc, sự việc đã xảy ra khá lâu mà không thấy Bộ Xây dựng xem xét kỷ luật. Dư luận đòi hỏi phải xem xét thái độ nghiêm túc của Bộ Xây dựng. Hiện có ý kiến cho rằng đó là “tham nhũng vặt”. Nhưng dư luận rất đồng tình với ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Ủy ban tư pháp của Quốc hội, vụ tham nhũng đến mấy trăm triệu nên không thể xem là tham nhũng vặt. Dư luận đòi hỏi Bộ Xây dựng phải nhanh chóng có kết luận kỷ luật để đáp ứng đòi hỏi của quần chúng.

Qua một loạt vụ việc, vụ án được đưa ra ánh sáng trong thời gian qua, chuyện “sân sau” của quan chức giờ đây không còn là những “dấu hiệu” hay “nghi ngờ” của dư luận nữa mà đã trở thành vấn nạn đáng lo ngại.

Hàng loạt vụ án được đưa ra xét xử thời gian vừa qua đều cho thấy có dấu hiệu cấu kết, thông đồng giữa quan chức với các doanh nghiệp để hình thành cái gọi là “sân sau”, “lợi ích nhóm”.

Sự cấu kết, thông dồng để lợi dụng quyền lực, lợi dụng kẽ hở của chính sách, tạo ra các “nhóm lợi ích”, “sân sau”, công ty gia đình nhằm mục đích tư lợi đang dần lộ diện qua những vụ án tham nhũng lớn được đưa ra ánh sáng.

Cuối tháng 6/2017, tại kỳ họp thứ 15, UBKT T.Ư đã quyết định kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai. Một trong những sai phạm của bà Thanh được UBKT T.Ư nêu rõ là việc trong suốt nhiều năm giữ cương vị Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, bà Thanh tham gia điều hành Công ty TNHH Cường hưng do chồng là cổ đông sáng lập, bà Thanh còn là người ký các văn bản của UBND tỉnh chấp thuận cho công ty của chồng mình đầu tư dự án khu dân cư thương mại xã Phước Tân, cấp phép và gia hạn cho công ty này kinh doanh bến thủy, mặt bằng, vật liệu xây dựng…
Trường hợp của bà Thanh có thể nói là điển hình cho “công ty sân sau”, “công ty gia đình”nhằm thu vén cá nhân.
Vụ việc Tổng công ty MobiFone mua 95% cổ phân công ty AVG gây thất thoát cho nhà nước hơn 7.000 tỉ đồng đã cho thấy có dấu hiệu cấu kết, lợi ích nhóm rất rõ của các quan chức, doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư để tư lợi. Mới đây nhất, vụ việc 2 cựu Phó chủ tịch UBND TP HCM bị bắt vì 2 khu đất vàng giao cho các doanh nghiệp tư nhân cũng cho thấy nhiều dấu hiệu cảu sự cấu kết theo dạng “sân sau”, “lợi ích nhóm” mà người ta nhắc tới lâu nay.

Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng Ban tổ chức Trung ương cho rằng nguyên nhân chính bắt nguồn từ lòng tham của con người. Sân sau hay đỡ đầu, chống lưng, nhóm lợi ích thì cùng có chung một quy luật là sự cấu kết của quan chức và doanh nghiệp để mưu cầu lợi ích cho cá nhân. Tôi có lợi thì anh cũng có lợi. Tôi làm dự án này, tham ô được chứng này thì anh cũng có phần.

Nhưng quan trọng hơn, tôi cho là công tác lựa chọn cán bộ, kiểm soát quyền lực của cán bộ còn nhiều cái sai. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân cuối cùng vẫn là vấn đề con người. Chúng ta lựa chọn người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mà không chuẩn thì dễ dẫn đến cái sai. Hãy hình dung đất nước giống như một kho thóc luôn có những con chuột rình rập, gặm nhấm, phá cái kho ấy. Muốn giữ cái kho ấy thì người giữ kho phải chuẩn. Nếu chọn người giữ kho mà không chuẩn thì anh ta tất sẽ không ngăn chặn được đàn chuột, thậm chí tiếp tay cho đàn chuột phá hoại.
“Hàng loạt vụ việc ở TP HCM, từ khu đô thị Thủ Thiêm, vụ Phước Kiến hay số 8 – 12 Lê Duẩn thì không chỉ một mình Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín làm được mà phải là những người trên cả 2 ông này nữa. Sân sau ở đây là quá rõ rồi vì không có những quan chức này đỡ đầu, chống lưng, cùng nhóm lợi ích thì làm sao họ làm được những việc động trời như vậy?” ông Nguyễn Đình Hương nói.
Để giải quyết triệt để tình trạng sân sau của quan chức như hiện nay, cần có một cơ chế tổ chức kiểm soát lạm dụng quyền lực được Quốc hội phê chuẩn để tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết tình trạng này. Cơ chế tổ chức này có thể do Tổng Bí thư đứng đầu và có quyền huy động các cơ quan hành pháp như công an, kiểm sát, kiểm toán để thực hiện việc thanh kiểm tra khi có dấu hiệu tham nhũng, sân sau. Bên cạnh đó cũng phải hình thành cơ chế để những người đề bạt để xảy ra mà có hành vi tham nhũng, sân sau, sân trước bị cách chức, thậm chí khai trừ Đảng, khởi tố nếu vi phạm pháp luật.
Tình trạng lạm dụng quyền lực trong bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ gây hậu quả rất khó đo đếm hết. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, không ít cán bộ, đảng viên có chức vụ bị kiểm điểm, kỷ luật (thậm chí có người bị xử lý hành sự), trong đó có cán bộ cấp cao: Đinh La Thăng, Phan Thị Mỹ Thanh, Hồ Văn Năm, Tất Thành Cang… Khi xử lý mới vỡ lẽ nhiều cán bộ đã vi phạm trong thời gian dài trước khi được cất nhắc. Có cán bộ trong ngành bảo vệ pháp luật “dính” xã hội đen. Có người để lợi ích nhóm chi phối như trong vụ Vũ nhôm, Út trọc. Có người bảo kê, tham gia đường dây đánh bạc ngàn tỉ, có người nhận hối lộ vài chục ngàn đến cả triệu đô la như Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn… Trong hơn nửa nhiệm kỳ, cấp ủy và UBKT các cấp đã kỷ luật 53.107 cán bộ, đảng viên, trong đó BCH T.Ư thi hành kỷ luật hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (riêng năm 2018 có 38 cán bộ, đảng viên diện trung ương quản lý bị kỷ luật).

Chắc không phải ngẫu nhiên Vũ Quang Hải, Lê Trương Hải Hiếu, Lê Phước Hoài Bảo, Nguyễn Xuân Anh dễ dàng được bổ nhiệm, nhanh chóng thăng tiến ở vị trí quan trọng, để rồi phải sớm trả lại vị trí cho người xứng đáng. Chỉ đến khi UBKT T.Ư vào cuộc mới vỡ lẽ “hot girl xứ Thanh” thăng tiến thần tốc vì được “nâng đỡ không trong sáng” và không ít “con ông cháu cha” bị kỷ luật và vi phạm đạo đức lối sống…Chuyện Trần Thị Ngọc Thảo dùng bằng cấp và tên chị gái để thăng tiến ở Đắk Lắk, loạt quan chức gian lận thi cử ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang cho thấy yếu tố “lợi ích nhóm”, “người nhà, người thân” rất rõ. Nếu không có lợi ích trước khi về hưu, ông Vũ Huy Hoàng, ông Huỳnh Phong Tranh đã không “bổ nhiệm ồ ạt”, “thần tốc” hàng loạt cán bộ.
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến cảnh báo: Đừng để xã hội giễu cợt anh bổ nhiệm người này, người kia vì có “5C” (con cháu các cụ cả), “5Ê” (tiền tệ, hậu duệ, quan hệ, ngoại lệ, đồ đệ), còn trí tuệ xếp sau cùng. Tất nhiên chúng ta không “vơ đũa cả nắm” vì nhiều người là “con ông cháu cha” có tài đức, bổ nhiệm họ sẽ chỉ có lợi cho đất nước.
Ngày 23/9/2019, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định 205/QĐ/TW-2019, nhằm kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền. Đây là quyết tâm lớn của Đảng. Lần đầu tiên Đảng chỉ rõ hành vi chạy chức, chạy quyền, hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền. Cán bộ có hành vi chạy chức, chạy quyền hoặc bao che, tiếp tay đang công tác thì ngoài bị xử lý kỷ luật hteo quy định, còn bị đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ, cho thôi tham gia cấp ủy, thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, thậm chí buộc thôi việc, khai trừ ra khỏi Đảng.
Quyền lực không được kiểm soát có thể tha hóa, lạm quyền, lợi ích nhóm chi phối. Phải xử nghiêm cán bộ vi phạm mới chống được bệnh chạy chức, chạy quyền; mới đảm bảo quyền lực được trao cho người xứng đáng, những người thực sự là “đầy tớ” của nhân dân.
Câu chuyện “cả họ làm quan” và đều được bổ nhiệm "đúng quy trình" có lẽ không phải là hiếm nữa. Dư luận hẳn vẫn chưa hết “sốc” chuyện cả họ làm quan tỉnh ở Hà Giang; ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế; ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội)… và cái mỹ từ “đúng quy trình” luôn được áp dụng cho việc bổ nhiệm này.

Chiều 30/5, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 14, đại biểu Quốc hội Nguyễn Nhân Chiến - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh phát biểu: "Tôi đề nghị bổ sung quy định không được đưa nội dung tố cáo lên mạng xã hội, với mục đích hạ thấp uy tín danh dự của tổ chức, cá nhân. Đưa đơn lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo chịu ảnh hưởng mặc dù nội dung chưa chắc đúng, nhưng cứ đồn đại từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên trang cá nhân, đưa lên là vi phạm".

Ý kiến của ông Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh ngay lập tức vấp phải những ý kiến phản đối.
Sau khi ý kiến của ông Chiến được đăng tải trên các báo, lập tức thông tin về việc "cả họ làm quan" đối với trường hợp của ông này được nhiều người biết đến. Trước đó, vào tháng 2.2017, ông Chiến đã bị tố cáo về việc này ngay trên mạng xã hội Facebook và đơn thư gửi các cơ quan chức năng, trong đó có Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh.

Cụ thể, ông Nguyễn Nhân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh bị tố có vợ là bà Ngô Thị Khường - Phó trưởng phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh; con trai Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) là Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh và con trai Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) là Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh…
Qua phân tích các vụ án trên, chúng ta thấy văn bản 205 vô cùng quan trọng đối với công tác tuyển chọn cán bộ và xử lý đối với các cán bộ thoái hóa, biến chất, là văn bản mang tính chiến lược nối tiếp và phát triển trực tiếp bản quốc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới.
Trước tiên, Quy định 205 đã tiên lượng và giải quyết các mối quan hệ lớn giữa cá nhân với cá nhân cán bộ; mối quan hệ giữa cá nhân với đơn vị công tác của cán bộ; mối quan hệ giữa cá nhân với cơ quan tổ chức cán bộ; và mối quan hệ giữa cơ quan tổ chức cán bộ với các thành phần liên quan và nhân dân. Tất cả các mối quan hệ về cán bộ và liên quan đến cán bộ và công tác cán bộ đều được đặt trong vòng kiểm tỏa. Một quy định mang tính tổng thể như thế nhưng lại rất cụ thể, rất dễ thực hiện. Đây là vấn đề mấu chốt nhất của cơ chế kiểm soát quyền lực.
Thứ hai, vấn đề trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong công tác cán bộ. Kiểm soát theo trách nhiệm. Giao trách nhiệm cho ai, tổ chức nào thì kiểm soát người đó, tổ chức đó; giao trách nhiệm tới đâu thì kiểm soát tới đó. Không có vấn đề này thì coi như không có công việc kiểm soát.
Thứ ba, căn cứ theo trách nhiệm, để xử lý, với mức độ rõ ràng về khen thưởng, cũng như xử lý kỷ luật. Không vô đoán, không đạo lý suông và không chung chung vô thưởng vô phạt. Xưa nay, ít có quy định nào lại đưa ra chế tài xử lý rõ ràng, nghiêm khắc như vậy, cũng ít có bản quy định nào đúng nghĩa là những điều bắt buộc phải làm. Đó cũng chính là tinh thần của bản Quốc lệnh ngày 26/1/1946 của Hồ Chủ Tịch.
Chúng ta không thể kỳ vọng một bộ luật có thể bịt được tất cả các kẽ hở của cuộc sống. Nhưng phải nói đây là quy định căn bản, quy định gốc trong việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Và lần đầu tiên Đảng ta đặt thẳng một quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống “chạy chức, chạy quyền” là sự tiên liệu và thực thi một vấn đề mang ý nghĩa thanhfbaij mang tầm chiến lược về công tác vô cùng khó khăn nhưng hết sức quan trọng này.
Đề cập việc Bộ Chính trị vừa ban hành quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, ngăn chặn “chạy chức, chạy quyền”, ông Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đảng viên phải biết thông tin thì mới có thể kiểm soát được. Từ đó ông đề nghị nên công khai danh sách 200 nhân sự quy hoạch trung ương khóa mới để đảng viên biết và giám sát.
Nhằm đóng góp cho việc chuẩn bị các nội dung của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, nhất là nội dung về công tác xây dựng Đảng, ngày 25/9/2019, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, ông Phạm Chí Thành, Quyền Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn còn những bất cập, chậm, lúng túng; chưa xử lý tốt mối quan hệ giữa việc bảo đảm đầy đủ điều kiện phát huy tối đa quyền lực, vừa có cơ chế kiểm soát quyền lực, không lộng quyền, lạm quyền. Trong khi đó, đảng viên nắm giữ hầu hết các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước, có quyền lực rất lớn và nguy cơ tha hóa quyền lực, quan liêu, tham nhũng, “lợi ích nhóm” rất cao.
“Trong công tác nhân sự thì phải công khai thông tin cho đảng viên biết xem những ai quy hoạch vào đâu, chứ nếu quy hoạch mà chỉ cấp ủy biết, không công bố cho đảng viên thì đảng viên không thể kiểm soát được nhân sự sẽ đại diện cho mình cầm quyền. Ví dụ chúng ta quy hoạch hơn 200 nhân sự vào Trung ương khóa XIII thì phải công khai danh sách đó để đảng viên biết và giám sát”, ông Thông nêu ý kiến.
Có chương trình hình động để đại biểu giám sát “lời hứa”.
Đề cập việc Bộ Chính trị vừa ban hành quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, ngăn chặn “chạy chức, chạy quyền”, ông Thông cho rằng, muốn kiểm soát được thì phải biết thông tin, chứ không biết thì không thể kiểm soát được. Ông Thông đề nghị, danh sách các ứng cử viên được triệu tập đại hội cần được công bố, công khai để các đại biểu có đủ thời gian nghiên cứu kỹ nhân thân.
Về tranh cử, theo ông Thông, hiện nay các ứng cử viên trong đảng thường không có chương trình hành động nên không rõ sẽ làm gì sau khi được bầu. Do đó, trong hồ sơ bắt buộc của các ứng cử viên cần phải có chương trình hành động để các đại biểu nghiên cứu và giám sát “lời hứa của người trúng cử”?
Ông Thông cũng đề nghị, trong đại hội cần tổ chức các diễn đàn cho các ứng cử viên trao đổi, lắng nghe, giải trình, “tránh trường hợp bầu mà không biết mặt”. Bên cạnh đó, tăng số dư ứng viên và tổng kết về đại hội bầu trực tiếp bí thư, để tiến tới bầu trực tiếp bí thư ở các đại hội. “Nếu bí thư do đại hội bầu thì mọi thứ sẽ khác. Như thế sẽ là người đứng đầu tổ chức đảng, vị thế sẽ rất khác. Đây là con đường chúng ta phải đi để tìm kiếm người tài trong đảng hiệu quả hơn”, ông Thông nêu ý kiến./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Quán triệt Quy định 205 của Bộ Chính trị trong công tác cán bộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.