Thứ năm, 28/03/2024 21:17 (GMT+7)

Phong tục xông đất ngày đầu năm mới

MTĐT -  Thứ hai, 05/02/2018 06:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tục xông đất là phong tục có từ lâu đời của người Việt, người xông đất là một người tốt bụng và tài giỏi sẽ đem đến những điều tốt đẹp, an lành đến với gia chủ.

Nguyên đ

Ảnh minh họa

án có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của năm, lúc mọi thứ đều được bắt đầu, mới mẻ tinh khôi. Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa, bước vào những giờ phút đầu tiên của năm mới người Việt Nam từ xưa rất coi trọng tục “xông đất đầu năm”.

Theo quan niệm truyền thống, sau thời điểm giao thừa thì người nào bước vào nhà đầu tiên cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Thông thường gia chủ sẽ có ý định mời người nào đó xông đất cho nhà mình. Người được mời xông đất sẽ được gia chủ sẽ dựa vào sức khỏe, đức tài, sự thành đạt…để dự đoán vận hạn của gia đình mình trong năm.

Phong tục xem tuổi xông đất và hướng xuất hành đầu năm xuất phát từ mong muốn của mọi người, trong năm mới gặp nhiều may mắn hạnh phúc, tránh được những điều xui xẻo.

Điều quan trọng nhất khi chọn người xông nhà đầu năm là người vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc thì gia đình được họ “xông” sẽ luôn may mắn, sung túc trong năm mới.

Còn nếu không, kể cả có hợp tuổi, nhưng khó tính thì chưa chắc năm mới đã gặp may. Chọn người thân nào trong nhà ngoan ngoãn, hiền lành, làm ăn tốt cũng là giải pháp.

Ngày Tết Nguyên đán, nghĩ về tục xông đất đầu năm để càng cảm thông cho khát vọng muôn đời của nhân dân ta khi trời đất vào xuân: Khát vọng thịnh vượng, an khang, hạnh phúc! Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Người khách đến xông đất phải đến thăm sáng sớm ngày mùng Một (vì muốn là người khách đầu tiên), mang theo quà biếu như trái cây, bánh mứt và tiền lì xì cho trẻ con trong nhà.

Chủ nhà, do đã sắp đặt trước, sẽ tiếp đón niềm nở và nhận những lời chúc tốt lành. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc Tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước. Người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.

Nhà nào đã có người đến xông đất rồi thì việc tiếp khách trong ngày mồng một Tết không có ảnh hưởng gì đến gia chủ kể cả người tốt vía lẫn xấu vía.

Người Việt thường tránh xông nhà người khác ngày mùng một Tết nếu trong gia đình mình có những chuyện không hay xảy ra trong năm qua. Các gia đình người Việt cũng rất kỵ những người có phẩm chất đạo đức không tốt, lười biếng xông nhà.

Một điều đặc biệt nữa trong Tết là phải kiêng cữ. Từng lời nói, cử chỉ không tích cực, cau có, gắt gỏng, la lối… bị tránh. Quét nhà vào sớm ngày mùng 1 cũng là điều không nên bởi làm như vậy sẽ khiến những của cải trong nhà trôi ra ngoài hết.

Nhiều người mắc tính gọn gàng, nhỡ có dọn dẹp nhà cửa đầu năm, đều phải dồn tạm rác vào một xó rồi chờ đến mùng 3 mới hốt đi.

T/H

An Nhiên

Bạn đang đọc bài viết Phong tục xông đất ngày đầu năm mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.