Thứ sáu, 29/03/2024 01:21 (GMT+7)

Giải mã tường tận về ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

MTĐT -  Thứ sáu, 12/10/2018 11:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ai cũng nhớ ngày 20/10 là ngày Phụ nữ Việt Nam, nhưng ý nghĩa và lịch sử của ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 thì không phải ai cũng hiểu tường tận.

Ý nghĩa ngày 20/10

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Hơn 80 mùa thu qua, tổ chức Phụ nữ Liên hiệp hội ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước có tri thức, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.

Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.

Ngày 20/10 hàng năm được chọn là ngày Phụ nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”.

Vào những ngày này, hoạt động chào mừng ngày 20/10 tại Việt Nam được chú ý một cách khá đặc biệt, một số hoạt động liên quan đến phụ nữ đã diễn ra nhằm vinh danh nữ giới, nhiều cơ quan cũng như công ty tổ chức các lễ trao giải thưởng cho những phụ nữ xuất sắc hoặc đạt thành tích trong một số lĩnh vực.

Các chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20/10 cũng được tổ chức nhiều và khá công phu, một số ca sĩ nổi tiếng trong nước được mời để tham gia trình diễn, các bài hát về chủ đề phụ nữ và tình yêu như: “Thu quyến rũ”, “Em hãy ngủ đi”, “Này em có nhớ”… thường được mọi người trình bày trong những ngày này.

Trong những ngày này, thị trường quà tặng cho phụ nữ, nhất là hoa tươi và đồ trang sức rất sôi động và đa dạng. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có những món quà đặc biệt dành tặng cho người mình quan tâm

Lịch sử ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Ngày 20/10 chính là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, gọi tắt là ngày Phụ nữ Việt Nam.

Vào ngày 20/10/1930, hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập.

Để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "ngày Phụ nữ Việt Nam".

Đây là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Vào những ngày này, nhiều hoạt động chào mừng ngày 20/10 tại Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh phụ nữ, trân trọng đóng góp của họ với gia đình và xã hội. Đặc biệt, nhiều cơ quan tổ chức lễ trao thưởng cho nhân viên là nữ nếu có thành tích xuất sắc trong công việc. Các chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20/10 cũng được tổ chức nhiều và khá công phu.

Khác với ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày 20/10 chỉ tổ chức kỷ niệm dành cho phụ nữ Việt Nam trong và ngoài nước.

Theo Người đưa tin (TH)

Bạn đang đọc bài viết Giải mã tường tận về ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.