Thứ sáu, 19/04/2024 20:52 (GMT+7)

Đồng Tháp xả lũ để lấy phù sa

MTĐT -  Thứ sáu, 13/09/2019 10:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thời gian bắt đầu xả lũ dự kiến từ tháng 8 đến khoảng giữa tháng 10/2019, với tổng diện tích xả lũ năm nay là 90.200 ha, chiều sâu mực nước xả lũ từ 40 – 80 cm.

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, lũ năm 2019 tại khu vực đầu nguồn và nội đồng ở mức thấp, thấp hơn năm 2018 và trung bình hàng năm (TBNN). Riêng khu vực phía Nam, lũ ở mức cao hơn TBNN khoảng từ 0,1-0,2 m. Đỉnh lũ cao nhất năm tại khu vực đầu nguồn xuất hiện vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, ở mức thấp hơn năm 2018 và TBNN với mức báo động cấp I.

Ở khu vực nội đồng vùng Đồng Tháp Mười đỉnh lũ xuất hiện vào giữa tháng 10 với mức báo động cấp I. Mực nước khu vực phía Nam lên mức cao nhất vào tháng 10, 11 với mức báo động cấp III.

Trong điều kiện đê bao chắc chắn, các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đồng Tháp vẫn có thể tiến hành xả lũ có kiểm soát nhằm lấy phù sa, tiêu diệt lúa rài, lúa chét, cắt đứt cầu nối sâu bệnh, hạt cỏ dại lưu tồn trong đất. Ảnh MH

Nhằm giúp đồng ruộng phục hồi dinh dưỡng sau thời gian dài sản xuất,  Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa có kế hoạch xả lũ năm 2019. Dự kiến thời gian bắt đầu xả lũ từ tháng 8 đến khoảng giữa tháng 10/2019, với tổng diện tích xả lũ năm nay là 90.200 ha, chiều sâu mực nước xả lũ từ 40 – 80 cm. Thời gian xả lũ tương đối dài, nên khu vực xả lũ sẽ được cung cấp phù sa, cải tạo đất, tiêu diệt mầm bệnh, giúp cây lúa phát triển tốt, giảm chi phí cải tạo đất.

Sở NN&PTNT giao Chi Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật theo dõi tổng hợp tình hình xả lũ, kịp thời tham mưu cho Sở NN& PTNT điều hành, chỉ đạo sản xuất. Riêng đối với các ô bao không có kế hoạch xả lũ cần theo dõi để khuyến cáo các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm hạn chế sâu bệnh đầu vụ.

Sở NN&PTNT yêu cầu Chi cục Thủy lợi theo dõi thông báo tình hình khí tượng, thủy văn; phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố đánh giá hiện trạng đê bao, khả năng bảo vệ, khả năng xả lũ để tham mưu kịp thời cho Sở NN& PTNT về công tác chỉ đạo sản xuất; theo dõi đầu tư, triển khai thực hiện các công trình tưới tiêu, phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

Sở NN&PTNT yêu cầu các Phòng NN& PTNT, phòng Kinh tế cần chủ động tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố sớm ban hành Kế hoạch xả lũ của địa phương; chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với lũ cao, mưa lớn bảo vệ sản xuất; phối hợp UBND xã, phường, thị trấn lấy ý kiến người dân về kế hoạch xả lũ, công khai thời gian xả lũ từng ô bao; tuyên truyền rộng rãi về thời gian và mực nước xả lũ để tránh xung đột về lợi ích tại những ô đê bao có sự hiện diện cùng lúc của lúa, hoa màu, cây ăn trái; theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng, thủy văn để điều chỉnh kế hoạch điều tiết nước phù hợp để phục vụ sản xuất lúa thu đông và đông xuân 2019-2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết, việc xả lũ lấy phù sa được đa số người dân thống nhất cao. 

Ngọc Bùi

Bạn đang đọc bài viết Đồng Tháp xả lũ để lấy phù sa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...