Thứ sáu, 26/04/2024 05:00 (GMT+7)

“Đi chùa không để lại rác cũng là công đức”

Vân Oanh -  Thứ hai, 05/03/2018 15:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cần thay đổi thói quen, ý thức để những chốn linh thiêng không còn cảnh xả rác bừa bãi vì một môi trường xanh, sạch, đẹp.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quy định rất rõ về việc tổ chức lễ hội nhưng để thực hiện được những quy định ấy thì bài toán đó thật nan giải nếu như chúng ta, toàn dân không đồng lòng thay đổi nhận thức và hình thành nên văn hóa lễ hội.  

Tại điều 8, khoản 6, Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội: “Thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường”.

Nhưng từ quy định đến thực hiện quả rất xa. Hiện thực phản ánh rõ, từ trước đến nay thì nhiều người dân khi tham gia lễ hội, du lịch thì xả rác tại các khu vực linh thiêng, khu vực công cộng đã đi vào lối mòn về tư duy “cha chung không ai khóc” - không phải nhà tôi thì việc gì phải dọn, phải giữ vệ sinh, đã có nhân viên lao công dọn.

Năm nào cũng vậy, báo chí phản ánh về bộ mặt môi trường sau lễ hội, rác vứt lung tung, đồ ăn, đồ uống, chai, hộp tô điểm cho không gian linh thiêng bộ mặt xấu xí.

Tại lễ hội Chùa Hương (xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, quy tụ nhiều du khách đến từ khắp mọi miền thì rác ngang nhiên được vứt xuống suối Yến, rác còn tập kết nơi bậc thang, gốc cây, góc rừng…

Rác vương vãi nơi đường đi lên Chùa Thiên Trù, nguồn Báo Giao thông.

Còn ngôi chùa hút nhiều Phật tử và người dân đến chiêm bái vào những ngày rằm tháng giêng và rằm tháng bảy, tọa lạc giữ lòng thủ đô là ngôi cổ tự Phúc Khánh (phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội). BTC, ban quản lý chùa hiểu tâm lý sợ mắc tội của người dân nên đề ra khẩu hiệu: “Đi chùa không để lại rác cũng là công đức”.

Tấm biển mang khẩu hiệu: “Đi chùa không để lại rác cũng là công đức” ở chùa Phúc Khánh (Tây Sơn, Hà Nội) (Ảnh:Zing News).

Ghi nhận của PV tại đại lễ Cầu quốc thái dân an tại chùa Viên Quang (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An), có hơn 10 nghìn Phật tử, người dân đến tham gia đại lễ cầu an. Các bạn thanh niên hào hứng khi được làm trong ban môi trường vì ai cũng hiểu về rác, phân loại rác và ý thức bảo vệ môi trường, tái sử dụng nguyên vật liệu.

Video Bạn Phan Thanh Huyền, sinh viên trường Đại học Y Dược Hải Phòng, chia sẻ ý nghĩa của việc phân loại, tái chế rác để bảo vệ môi trường:

Nhìn chung, ý thức người dân vẫn chưa thay đổi nhiều nhưng vẫn có những bạn trẻ đang nỗ lực để tuyên truyền, thay đổi quan điểm, thay đổi thói quen, hành động vì một môi trường xanh, sạch, đẹp.

Các bạn thanh niên tham gia treo băng – rôn tuyên truyền bảo vệ môi trường

Những câu khẩu hiệu nêu cao tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước: “Thò tay vứt rác xuống đường thì con người ấy xem thường quê hương”, giữ cho môi trường sống xanh là một trong những cách để quê hương thêm đẹp ngời không chỉ với con người Việt Nam mà còn trong lòng bạn bè quốc tế. 

Bạn đang đọc bài viết “Đi chùa không để lại rác cũng là công đức”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.