Thứ năm, 25/04/2024 22:42 (GMT+7)

Đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng

MTĐT -  Thứ ba, 02/04/2019 16:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ xa xưa, những hành vi tham nhũng, thiên vị và bất công trong giới quan trường thường xuyên bị nhân dân căm ghét.

Ca dao, tục ngữ thường xuyên lên án những kẻ làm quan sống vinh hoa trên máu và nước mắt của nhân dân. Nguyễn Du từng than thở:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
Bác Hồ chỉ rõ: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến, nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ. Nó phá hoại đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính. Tội ấy cũng như tội việt gian, mật thám”.
Ngày 27/11/ 1945, Bác ký sắc lệnh ấn định hình phạt đối với người đưa và nhận hối lộ là từ 2 đến 20 năm khổ sai và nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. Ngày nay chúng ta đã có lần nào làm được thế chưa?.
Ngày 26/01/1946 Bác ký quốc lệnh “khép tội tham ô, trộm cắp của công vào tội tử hình”.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ “Kiên quyết PCTN lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xẩy ra tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm các hành động tham nhũng, lãng phí, bao che dung túng, tiếp tay cho hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc tham nhũng, lãng phí”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Năm 2018, Trung ương đã chỉ đạo quyết liệt nhiều vấn đề mang tầm chiến lược và cả những nội dung rất cụ thể liên quan trực tiếphằng ngày, hằng giờ, đến đông bảo cán bộ, đảng viên, nhân dân và người lao động. Vừa triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ trọng tâm do đại hội XII đề ra, Trung ương tập trung chỉ đạo xây dựng, kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, ý đảng hợp với lòng dân, góp phần tạo lực mới, thế mới cho đất nước vững bền đi lên.[1]

Quán triệt tư tưởng, quan điểm chỉ đạo đó, Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, mang tính chiến lược Năm 2018, Đảng ta tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ, với nhiều kết quả quan trọng trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc xảy ra từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Theo báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ: Cơ quan điều tra của lực lượng Công an nhân dân đã và đang thụ lý điều tra 427 vụ án, 889 bị can phạm tộị vể tham nhũng (tăng 26,8% vụ, 15,6% bị can so với năm 2017); Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 245 vụ, 585 bị can;Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 200 vụ, 472 bị cáo về các tội danh tham nhũng. Điển hình là các vụ: Vụ án Vũ Quốc Hảo; vụ án Phạm Công Danh; vụ án Hà Văn Thắm; vụ án Đinh La Thăng; vụ án Trịnh Xuân Thanh; vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm); vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc); vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phượng;... Cũng theo báo cáo của Chính phủ, đã có 56 người đứng đầu các cơ quan, đơn vị bị xử lý hoặc đang được xem xét, xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó có 5 người bị xử lý hình sự, 45 người bị xử lý kỷ luật và 6 người đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật.

Ông Đinh La Thăng tại tòa. Ảnh TL. 

Kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, suy thoái còn góp phần tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của nước ta tiếp tục có những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đến cuối năm, chúng ta đã hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức... Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.[2]

Một điều khiến dư luận vô cùng ngạc nhiên, theo tờ Thanh Niên, ngày 30/3/2019, dự án trên được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt bản vẽ thi công và dự toán ngày 29/8/2016, tổng kinh phí 31,2 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 20,4 tỉ đồng. Công trình thủy lợi kết hợp hạ tầng đô thị này gồm 1 tuyến mương dài 1.370m, hình chữ V, đáy mương rộng 10m, phía trên rộng 17m và một số cống tiêu nước. Kinh phí xây dựng mương do UBND tỉnh Nghệ An bố trí, UBND xã Hưng Đông chi trả tiền giải phóng mặt bằng (khoảng hơn 7 tỉ đồng.

Hai doanh nghiệp trúng thầu thi công là liên danh Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Vĩnh Quang và Công ty cổ phần TVXD Khang Hiền với hạng mục nào của dự án, nhưng trước đó, tháng 9/2017, UBND xã Hưng Đông đã nghiệm thu khối lượng mương đã thi công và thanh toán cho 2 doanh nghiệp này 6,2 tỉ đồng. Đến tháng 11/2018, UBND xã Hưng Đông nghiệm thu tiếp khối lượng hoàn thành mương và thanh toán cho 2 doanh nghiệp thêm 3 tỉ đồng, dù công trình vẫn chưa hề động thổ, giá bỏ thầu hơn 21 tỉ đồng. Ngày 15/12/2016, UBND xã Hưng Đông ký hợp đồng xây dựng công trình với liên danh 2 công ty này, dự kiến hoàn thành sau 24 tháng. Tuy nhiên, đến đầu tháng 3/2019, liên danh nhà thầu chưa hề thi công. Không cần biết do nguyên nhân gì nhưng đây là việc làm vô nguyên tắc, không thể chấp nhận được.

Kiến nghị giải cứu hơn 100 dự án bất động sản “đóng băng”

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có công văn số 27 cập nhật các kiến nghị giải quyết những ách tác lớn nhất của doanh nghiệp và thị trường bất động sản hiện nay. Theo đó, HoREA kiến nghị UBND TP HCM và Thanh tra Chính phủ xem xét, giải quyết đối với hơn 100 dự án đang bị “đóng bang” chờ rà soát, thanh tra, phải đảm bảo nguyên tắc không làm thất thoát tài sản công. (TP, 30/3/2019).

Theo HoREA, quá trình rà soát, thanh tra càng kéo dài càng gây bất lợi cho doanh nghiệp vì chi phí vốn, lãi vay ngân hàng tăng, mất cơ hội kinh doanh. Số lượng dự án bị giảm dẫn đến số lượng nhà ở đưa ra thị trường cũng bị sụt giảm mạnh. Bất lợi cả cho người mua nhà và thị trường bất động sản. làm sụt giảm nguồn thu ngân sáchnhà nước. Từ thực tế trên, HoREA kiến nghị cơ quan chức năng rà soát, thanh tra hơn 100 dự án là có kết luận, xử lý cụ thể đối với các dự án, phân loại hơn 100 dự án đang bị rà soát lại.
Cụ thể, nhóm một gồm các dự án cơ bản thực hiện đúng, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì giải tỏa ngay để doanh nghiệp tiết tục triển khai thực hiện nhóm hai gồm các dự án có sai phạm về quy trình thủ tục, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước ở mức độ không lớn, thì cơ quan chức năng nên yêu cầu doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục đầu tư và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung không để thất thoát tài sản công, nhóm 3 gồm các dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì tách riêng để xử lý theo quy định pháp luật. HoREA cũng kiến nghị cơ quan chức năng cho phép các chủ đầu tư của hơn 100 dự án này tiếp tục được: Giả quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính về chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, xác định tiền thuê đất tiền sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch điều chỉnh ranh hoặc mục tiêu dự án theo quy định, cấp giấy phép theo quy định, giấy phép xây dựng của dự án ký hợp đồng thuê đất , “cấp sổ đỏ” cho người mua nhà.

Ngày 29/3 đoàn kiểm tra số 1 Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng (PCTN) do Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình dẫn đầu đã làm việc với thành ủy Đà Nẵng về kết quả kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng kinh tế tại địa bàn. Đoàn đã kiểm tra về các nội dung liên quan trong giai đoạn từ 1.1.2013 đến 30/9/2018 và các bản án, quyết định của tòa án trước ngày 1/1/2013 nhưng chưa được thi hành xong.

“Xẻ” sân Chi Lăng là sai phạm lớn nhất
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh), đoàn kiểm tra cho biết số tiền phải thi hành án (THA) gần 3.947 tỉ đồng (chiếm 99,5% tổng số tiền cơ quan THA của TP Đà Nẵng thụ lý). Tài sản phải thu hồi theo bản án là dự án khu phức hợp dịch vụ cao tầng tại Sân vận động (SVĐ Chi Lăng, nhưng đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc pháp lý chưa giải quyết được.

Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh TL

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định, qua công tác điều tra xét xử, vụ án Phạm Công Danh (liên quan đến SVĐ Chi Lăng) cho thấy có nhiều sai phạm từ công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng của chính quyền Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2015. Trong đó có sai phạm trong quá trình kêu gọi đầu tư, lập thủ tục giao đất, giao đất không đúng thẩm quyền (khi UBND TP giao cho Công ty quản lý và khai thác quỹ đất làm hợp đồng chuyển quyền cho Tập đoàn Thiên Thanh), giao đất không căn cứ (khi làm dự án đầu tư, chưa có quy hoạch được phê duyệt về tổng thể mặt bằng, quy hoạch chi tiết mà chỉ dựa trên bản dồ ranh giới). Ngoài ra, đất sử dụng cho mục đích sản xuất - kinh doanh - dịch vụ nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại ghi thời hạn sử dụng “lâu dài” là không đúng quy định của pháp luật.

Theo nhận định của đoàn kiểm tra, sai phạm lớn nhất và gây phức tạp nhất chính là trong khi nhà đầu tư chưa làm thủ tục đăng ký đầu tư thì UBND TP đã cho phép tách SVĐ Chi lăng thành 10 lô đất. Sau đó các công ty thành viên của tập đoàn Thiên Thanh sử dụng thế chấp vay vốn ngân hàng, làm phát sinh về tăng giá trị và lãi vay.

UBND TP Đà Nẵng đã nhiều lần đề xuất xem xét xử lý trên tinh thần giữ lại SVĐ Chi Lăng làm công trình công cộng. Tại buổi làm việc Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ tiếp tục đề xuất xem xét xử lý theo hướng tòa án hủy quyết định hành chính vì việc giao đát, tách giấy chứng nhận không đúng quy định. Từ đó, TP sẽ thỏa thuận hoàn trả 1.200 tỉ đồng để lấy lại SVĐ Chi Lăng. Đề nghị Chính phủ và các cơ quan T.Ư xem xét chỉ đạo giải quyết sớm vì để kéo dài sẽ phát sinh them những hệ lụy phức tạp do một số hộ dân đã giải tỏa, bố trí tái định cư nhưng vẫn chây ì chưa chịu di chuyển…

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhìn nhận việc giải quyết vấn đề SVĐ Chi Lăng cần phải xem xét đến những yếu tố chính trị, lịch sử, văn hóa và tình cảm nhân dân, bởi đây là nơi ghi dấu nhiều sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Đà Nẵng. Nguyện vọng của nhân dân muốn được giữ lại SVĐ làm công trình công cộng là hết sức chính đáng, nhưng theo Phó thủ tướng, việc giải quyết phải trên cơ sở pháp luật và thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan. Theo đó, trên cơ sở ý kiến đề xuất của TP và các cơ quan tham mưu, Chính phủ sẽ làm việc với các cơ quan tòa án, viện kiểm sát tối cao đề nghị xem xét lại bản án đã tuyên trước đây.

Cũng theo Phó Thủ tướng nếu có căn cứ, đề nghị ngành chức năng kháng nghị và tiến hành điều tra xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm. Nếu bản án đúng cũng cần tìm kiếm các giải pháp cả về pháp luật và chính trị để xử lý tiếp trong quá trình THA. “Qua đánh giá, vụ việc có nhiều sai phạm trong việc giao đất, cấp đất, tách sổ nên khả năng tòa án phải xem xét lại các yếu tố này trong giải quyết vụ án.

Thu hồi tài sản bị chiếm đoạn, thất thoát là nhiệm vụ trọng tâm trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Thực hiện Kế hoạch số 192-KH/BCĐTƯ ngày 4/9/2018 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, ngày 29/3 Đoàn kiểm tra số 1 của Ban chỉ dạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm trưởng đoàn đã tổ chức Hội nghị công bố Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.

Sau khi công bố dự thảo báo cáo kết quả công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế giai đoạn 2013 - 2018 tại Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng đề nghị Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, học tập, quán triệt các chủ trương, nghị quyết nhất là các văn bản của Trung ương mới ban hành về công tác phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng. Tiếp tục xác định công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những thước đo quan trọng hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của mỗi cấp ủy Đảng, địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự thành phố phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan lien quan rà soát, đánh giá, đề xuất hướng giải quyết cụ thể đối với từng khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án vụ Phạm Công Danh, từ đó chỉ đạo tháo gỡ và chủ động thực hiện đối với những phần việc thuộc thẩm quyền của thành phố; đồng thời tham mưu, đề xuất hướng xử lý cụ thể đối với từng khó khăn vướng mắc để Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng, Chính phủ, các bộ, ngành lien quan chỉ đạo, bảo đảm thi hành dứt điểm đối với vụ việc này…

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo thành viên được phân công dự thảo báo cáo nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến đề nghị Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng để đưa vào báo cáo chính thức của Đoàn, khẩn trương hoàn chỉnh, trình Trưởng đoàn ký gửi Ban chỉ đạo Trung ương đúng thời hạn yêu cầu. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị, sau khi báo cáo chính thức của Đoàn được ban hành, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kiến nghị của Đoàn kiểm tra, thực hiện việc báo cáo định kỳ với Ban chỉ đạo về kết quả thực hiện…

Đối với vụ án Phạm Công Danh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, vụ án Phạm Công Danh đang được dư luận xã hội rất quan tâm, số tiền phải thu hồi ở thành phố Đà Nẵng rất lớn (gần 4.000 tỉ đồng), trong khi tài sản phải xử lý để thi hành án là dự án khu phức hợp dịch vụ cao tầng Sân vận động Chi Lăng còn nhiều vướng mắc về mặt pháp lý chưa được giải quyết. Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổng hợp đầy đủ, cụ thể những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của thành phố đối với vụ Phạm Công Danh để Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng và Chính phủ chỉ đạo giải quyết.

Muốn chống tham nhũng phải phát động quần chúng, làm cho quần chúng là lực lượng chính tham gia chống tham nhũng. Bác Hồ đã dạy:
“Dễ trăm lần, không dân cũng chịu
Khó vận lần, dân liệu cũng xong”
Tệ nạn tham nhũng lãng phí là nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ. Thờioo0iuj gian qua Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến các chủ trương giải pháp, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng lãng phí như nghị quyết 3 (khoá X), tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN lãng phí. Kết luận 21/KL/TW Hội nghị trung ương V (khoá XI về tiếp tục thực hiện nghị quyết hội nghị lần 3 (BCH khoá X) và nghị quyết XII của đại hội Đảng toàn quốc.

Theo kinh nghiệm của Singapore muốn tham nhũng một thứ gì đó, dù nhỏ cũng rất phiền hà. Ví dụ, khi khách nước ngoài đến Singapore, nếu họ muốn tặng các quan chức nước chủ nhà một món quà để cảm ơn về sự đón tiếp và thắt chặt mối quan hệ thì món quà đó phải mang ý nghĩa văn hoá với giá trị tiền không nhiều. Món quà nào có giá trị 100 đô la Singapore trở lên là họ từ chối hoặc phải xin phép lãnh đạo cơ quan, nếu đồng ý mới được nhận. Nhưng khi nhận rồi lại phải báo cáo với lãnh đạo cơ quan xem xét. Nếu món quà đó có giá trị tiền quá mức quy định và quan chức đó vẫn muốn nhận thì phải nộp tiền. Số tiền nộp thêm đưa vào tài khoản quỹ “nộp phạt” của Chính phủ. Do vậy, muốn chống tham nhũng như ở Singapore trước hết phải thực hiện bốn không: 1) Làm cho quan chức không dám tham nhũng;2)Làm cho quan chức không thể tham nhũng;3)Làm cho quan chức không cần tham nhũng;4)Làm cho quan chức không muốn tham nhũng.

Vì đất nước ta còn nghèo, lương cán bộ công nhân còn thấp nên chúng ta chưa thể thực hiện nội dung thứ 3, nhưng việc phòng ngừa tham nhũng và xử lý nghiêm tội tham nhũng chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được chỉ cầnchúng ta cương quyết và có chủ trương chính sách hợp lý.
- Phải cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững, thực hành triệt để tiết kiệm chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế, chỉ vay trong khả năng trả nợ, xiết chặt kỷ luật kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tham nhũng lãng phí, nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Xử lý có hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém, tiếp tục cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu của nền kinh tế một cách cơ bản và triệt để, từng bước xoá bỏ đầu tư chồng chéo, đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hang thương mại.
- Phải hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng: kiểm soát thu nhập của người có chức có quyền, phải công khai và minh bạch. Các quy định của luật pháp về chống tham nhũng. Phải nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu.
- Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, phải công khai, minh bạch các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Phải xây dựng thực hiện các chế độ định mức tiêu chuẩn, cụ thể.
-Cải cách hành chính và đổi mới công nghệ quản lý.
- Phải thường xuyên thanh kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các vụ tham nhũng. Phải khẩn trương thu hồi nợ thuế, thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, không cho phép “Hy sinh đời bố củng cố đời con”.
- Phải phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử và xã hội trong phòng chống tham nhũng, đặc biệt vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp và cơ quan truyền thông, thông tin. Phải khen thưởng xứng đáng đối với người có thành tích chống tham nhũng, phải bảo vệ những người giám tố giác và đấu tranh với các tiêu cực, tham nhũng.
Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng. Kiên quyết không cho xuất cảnh các phần tử tham nhũng, kịp thời hợp tác với quốc tế truy bắt những kẻ đào tẩu ra nước ngoài như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy… để xử lý nghiêm khắc tội tham nhũng./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, “Ý Đảng lòng dân là sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam”.
2. Đỗ Trung Lân “Dân yêu nhất, ghét nhất điều gì?”, An ninh Môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.