Thứ năm, 25/04/2024 05:49 (GMT+7)

Đại tá, nhà báo Ngô Văn Học: Nghề báo có vinh quang, có nhọc nhằn

PHAN NGÂN -  Thứ sáu, 21/06/2019 11:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhân ngày 21/6, chúng tôi có cơ hội trò chuyện cùng Đại tá, nhà báo Ngô Văn Học - nguyên Tổng biên tập Báo Quân khu 1 về nghề báo trong thời đại mới.

Báo chí trong thời đại mới...

94 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã đồng hành cùng đất nước và đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đóng góp to lớn vào công cuộc thống nhất đất nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. 94 năm, kể từ khi báo Thanh niên ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí nước ta đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cách mạng giành chính quyền năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ trong máu lửa của các cuộc kháng chiến, hàng trăm nhà báo - chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trên chiến trường, góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam.

Bước vào thời kỳ mới, báo chí tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền, tổ chức và vận động thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại...

Đồng thời, chính trong quá trình đổi mới đất nước, báo chí ngày càng trưởng thành về mọi mặt. Có thể nói, chưa bao giờ nước ta có nhiều loại hình báo chí với số lượng và chất lượng như hiện nay; chưa bao giờ có nhiều phương tiện thông tin hiện đại và đội ngũ những người làm báo hùng hậu như thế.

Nhà báo Nguyễn Tâm - Trưởng Văn phòng đại diện khu vực Tây Nguyên thuộc tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam trong một lần tác nghiệp.

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 năm nay, nhóm PV chúng tôi có cơ hội trò chuyện cùng Đại tá, nhà báo Ngô Văn Học - nguyên Tổng biên tập Báo Quân khu 1.

Tâm sự về nghề, ông cho rằng: "Người làm báo luôn gắn với vinh quang và không ít nhọc nhằn. Những nhà báo chân chính vẫn luôn làm cho nghề báo trở thành một nghề đáng trân trọng và tự hào.

 Theo kinh nghiệm của tôi, khi tác nghiệp, người làm báo cần thực hiện 5 bước cơ bản, đó là: quan sát, học hỏi, phân tích, phản ánh và đặt vào văn cảnh. Thực hiện đủ những bước đó thì nhà báo, phóng viên mới có thể thu thập được thông tin cần thiết ở mọi khía cạnh".

Đúng là như vậy! Trong xu thế của báo chí hiện đại, bên cạnh việc cạnh tranh thông tin thì mỗi loại hình báo chí cũng cần tìm ra thế mạnh của mình để tạo ra những sản phẩm báo chí đặc trưng.

Điều đó đòi hỏi mỗi phóng viên phải rèn luyện mình trở thành một phóng viên đa năng. Nghĩa là không những viết được bài mà còn có thể làm được cả đa phương tiện, truyền hình, chụp ảnh.

Cá nhân người làm báo thời đại mới đều cần biết quay dựng và biên tập nội dung cho mọi sản phẩm của mình, như vậy chúng ta mới có thể theo kịp sự phát triển của xã hội, thu hút nhiều bạn đọc.

Môi trường và Đô thị Việt Nam hướng tới làm báo đa phương tiện.

Để có được những tác phẩm báo chí nói chung, đặc biệt là tác phẩm báo hình nói riêng cần phải có sự chủ động, đào sâu nhiều khía cạnh thông tin của người làm báo; bên cạnh các yếu tố kỹ thuật về hình ảnh, âm thanh, tiền kỳ, hậu kỳ, thì yếu tố độc đáo nhất lại nằm ở sự tư duy mang tính chuyên nghiệp.

Làm báo đa phương tiện cũng chính là sợi chỉ đỏ mà mỗi phóng viên, nhà báo của tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam nỗ lực hướng đến.

Nhưng cần tôn trọng quá khứ và lịch sử

"Tham gia đồng hành với Môi trường và Đô thị Việt Nam thời gian tuy không nhiều nhưng tôi rất ấn tượng về khả năng tác nghiệp tương đối đa năng, đồng đều của các phóng viên, nhất là khi tác nghiệp báo hình. Các phóng viên luôn giữ được quy tắc nghề nghiệp làm báo và hội tụ nhiều yếu tố cơ bản của báo chí thời đại mới" - Đại tá, nhà báo Ngô Văn Học, Nguyên Tổng biên tập Báo Quân khu 1 chia sẻ.

Nhà báo Ngô Văn Học đồng hành cùng Môi trường và Đô thị Việt Nam cũng là do tình cờ, hay đúng hơn cũng là cơ duyên!

Cuối năm 2018, nhóm tác giả gồm: Đại tá, nhà báo Ngô Văn Học (chủ biên - trưởng nhóm); Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng; Nhà văn, nhà báo Hoàng Thiềng và Lê Anh Sáng - Thường trực Ban liên lạc Quân đoàn 14, mặt trận Lạng Sơn, tập trung xuất bản cuốn sách “Những người đi giữ biên cương” nhân kỉ niệm 40 năm, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc (1979-2019).

Tuy nhiên, sau khi sách in xong, vấn đề đặt ra là phải có cơ quan báo chí với tư cách pháp nhân đứng ra để tổ chức giới thiệu cuốn sách tới đông đảo bạn đọc. Mặc dù nhóm tác giả đã tích cực liên hệ với một số cơ quan báo chí thân thiết nhưng họ đều ngần ngại, từ chối khéo với lý do đang là vấn đề “nhạy cảm”!

Đại tá, nhà báo Ngô Văn Học - nguyên Tổng biên tập Báo Quân khu 1.

"Trong lúc loay hoay không biết giải quyết thế nào, thì nhà văn Đặng Vương Hưng đưa ra ý tưởng, nhờ tòa soạn Môi trường - Đô thị Việt Nam giúp đỡ. Lúc đầu tôi cũng hơi băn khoăn rằng: Liệu Môi trường và Đô thị Việt Nam có phù hợp với “Những người đi giữ biên cương”? Nhưng khi gặp trực tiếp Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam đã khiến tôi thay đổi hẳn quan điểm.

TS. Đồng Xuân Thụ tuy tuổi đời còn trẻ so với chúng tôi, nhưng anh có cái nhìn rất mới và sâu sắc về thời cuộc, nhất là những việc làm mang tính nhân văn, có ý nghĩa tri ân các anh hùng liệt sỹ, những người có công với nước.

Chính vì vậy, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng nhóm tác giả tổ chức thành công giới thiệu cuốn sách “Những người đi giữ biên cương” đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận" - nhà báo Ngô Văn Học bồi hồi nhắc lại.

Tiếp đó, tại buổi gặp mặt đồng đội chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, các cựu chiến binh đề xuất ý tưởng xuất bản tập sách về cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, được TS. Đồng Xuân Thụ đồng tình ủng hộ.

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đứng ra tổ chức vận động nguồn lực kinh phí cũng như tập hợp những người có có khả năng, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, trong đó có nhà báo Ngô Văn Học, tham gia vào nhóm sưu tầm, biên soạn.

Đại tá, nhà báo Ngô Văn Học (ngoài cùng bên trái).

Đặc biệt, nhân kỉ niệm 94 năm, ngày báo chí cách mạng Việt Nam, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tổ chức rất thành công cuộc gặp gỡ báo chí và giới thiệu cuốn sách “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989) - Góc nhìn báo chí”, gây được tiếng vang lớn trong dư luận, đông đảo bạn đọc đều có chung nhận xét: Đây là một cuốn sách hay và quý hiếm, việc làm này của tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam là thể hiện lòng tri ân sâu sắc tới các cựu chiến binh, các gia đình thương binh liệt sỹ, những người đã từng trực tiếp hy sinh xương máu tham gia vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. 

Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tôi chúc toàn thể các anh, các chị, các bạn của tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam nói riêng, báo chí cả nước nói chung luôn giữ mãi ngọn lửa đam mê với nghề, luôn giữ vững “tâm sáng, lòng trong, bút sắc” để trở thành những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa - tư tưởng.

-Đại tá, nhà báo Ngô Văn Học-

Bạn đang đọc bài viết Đại tá, nhà báo Ngô Văn Học: Nghề báo có vinh quang, có nhọc nhằn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành