Thứ năm, 25/04/2024 09:12 (GMT+7)

Cư dân xóm nghĩa địa đón ánh nắng mặt trời

N Tuấn -  Thứ hai, 29/06/2020 08:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sinh sống trên những bãi đất sình lầy, cư dân gò Mã Lạng như đã quen với không gian lạnh lẽo đầy âm khí, khoảng cách giữa người sống và người chết không hề có.

Sài Gòn phồn hoa nhưng nỗi buồn luôn phảng phất, chơi vơi trong cái không khí cô liêu… bên dòng kênh Rạch Lào nặng mùi và ô nhiễm.  Cuộc sống nơi đây giờ đã được “thay da,  đổi thịt”.

Xóm nghĩa địa, nơi không dành riêng cho người chết .

 Nghĩa trang Bình Hưng Hòa đã có từ hơn nửa thế kỷ trước. Xã hội phát triển, vấn đề về ô nhiễm môi trường cần phải được quan tâm. Năm 2008, UBND TP HCM đã ra quyết định giải tỏa toàn bộ khu vực nghĩa trang. Năm 2013, dự án di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hòa được phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025. Toàn bộ có 92.220 ngôi mộ phải di dời trên diện tích 44 ha. Theo quy hoạch, từ sau năm 2020, 44 ha đất giải tỏa của nghĩa trang sẽ được phân khu rõ ràng, trong đó có 24 ha là công viên cây xanh, 12 ha dành cho trung tâm thương mại và 8 ha còn lại làm khu phức hợp. Tổng kinh phí cho dự án này lên đến gần 2.500 tỉ đồng. 

Nghĩa trang Bình Hưng Hòa trải rộng trên địa bàn 2 phường, Bình Hưng Hòa và Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP HCM. Vào nghĩa trang vào một ngày cuối tháng 5/2010, con đường dẫn sâu vào phía trong nghĩa trang bị xẻ dọc, xẻ ngang trở nên hoang tàn, lầy lội dù thời điểm chưa phải mùa mưa. Những khối bê tông to, nhỏ, có những mảng gần như nát vụn nằm rải rác trên đoạn đường mòn, dấu tích của việc cải táng mồ mã để trả lại đất theo quy hoạch. Đám cỏ dại cao gần bằng đầu người phủ quanh những ngôi mộ hoang tàn chưa được bốc hài cốt tạo nên một không gian heo hút, lạnh lẽo.

Tuy nhiên, toàn khu vực nghĩa trang không phải hoàn toàn là lãnh địa riêng của người đã khuất. Rải rác đó đây vẫn lác đác vài nhóm công nhân bốc mộ, hoặc mấy người buôn bán nhỏ mở sạp hàng tạm bợ dưới những gốc cây già cỗi nhằm đáp ứng các dịch vụ tâm linh cho thân nhân đi thăm viếng mộ. Họ vô tư đặt lưng trong một nhà mồ còn tương đối khang trang để nghỉ trưa, hay quây quần giữa những tấm bia đá cao vút, kín đáo thì thầm trò chuyện. 

Càng đi sâu vào nghĩa địa, càng thấy rõ sự hiện hữu của 2 thế giới âm  - dương cùng chung sống. Dưới gốc cây có tán lớn là một quán cóc, chị chủ quán đã đứng tuổi cho biết quán nước đã tồn tại hơn 30 năm qua 2 thế hệ. Khách ở phần nhiều là cư dân lâu năm quanh quẩn trong lòng nghĩa địa. Đó là một cụ ông tuổi ngoài 70 tuổi có gương mặt chân chất ẩn nét phong trần, chỉ còn một chân, bán vé số cho những người thăm mộ. Hay một người đàn ông đầu trọc, da ngăm, thân hình vạm vỡ, làm nghề bốc cốt; một cụ bà đội nón lá lụp xụp, ít nói, lầm lũi với việc dọn cỏ, giữ gìn những ngôi mộ chưa lấy cốt với hy vọng kiếm được chút tiền công; cũng có khi vài phụ nữ có gương mặt buồn rười rượi làm nghề thu lượm ve chai... Câu chuyện của họ xoay quanh công việc trong ngày, xen vào đó là nỗi lo nghĩa trang đang quy hoạch, việc mưu sinh càng bấp bênh, khó khăn hơn trước.

Khi được hỏi “Sống chung với mồ mả như vầy có sợ không?”, mỗi người trả lời một kiểu, nhưng tất cả cùng chung một điểm là “Sống ở đây cả chục năm nên quen rồi,  giờ biết dọn đi đâu? Mà đến chỗ khác không biết có sống được hay không. Thôi cứ lay lắt ở đây, chừng nào người ta giải tỏa hết nghĩa trang rồi tính, tới đâu hay tới đó”

Càng đến gần cuối giai đoạn đền bù, giải tỏa, các ngôi mộ nguyên vẹn ít đi, những nấm mộ lởm chởm đất đá bị đập phá để bốc cốt xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Nỗi lo về chốn an cư cho ngày mai của cư dân xóm nghĩa địa Bình Hưng Hòa càng thêm héo hắt.

Xóm Gò Mả Sài Gòn, thay áo mới.

Đường đi vào chật hẹp, quanh co, nhà cửa chen chúc nhau. Dù sống cảnh chật chội, ô nhiễm bên cạnh người chết mấy chục năm, nhưng mọi người trong xóm không ai muốn rời đi. Đó là tình cảnh của một nhóm cư dân ở cuối con hẻm 361 phường 15, quận 8, TP.HCM. Người dân ở đây quen gọi là xóm Gò Mả, được hình thành từ trước năm 1975. 

Trước đây, Gò Mả là bãi đất trống, sình lầy. Dân ở khu dân cư có người thân qua đời thì mang ra chôn cất. Lâu dần, nơi đây thành khu nghĩa địa. Sau đó, những người lao động nghèo từ nơi khác đến dùng tôn, bạt ny lon, lá dừa nước, phên… dựng nhà ngay cạnh các ngôi mộ, thậm chí bao trùm trên các ngôi mộ làm nơi che mưa nắng. Ban đầu chỉ một vài nhà. Sau đó, tiếng đồn lan ra, số người nhập cư ngày càng đông nên nơi đây hình thành “xóm nghĩa địa”.

Có nhà, 3-4 ngôi mộ ở trước cửa. Có nhà, mộ của người lạ nằm trong nhà. Mọi sinh hoạt của người sống gắn liền với người chết. Tìm đến khu vực này hầu hết là người nghèo, họ kiếm kế sinh nhai với đủ mọi nghề, từ thợ hồ, bán vé số,làm mướn, nhặt ve chai… Họ khai hoang khoảng đất trống giữa những ngôi mộ rồi dựng tạm mái nhà che nắng, che mưa. Những người lần đầu đặt chân đến đây không khỏi rùng mình bởi không gian lạnh lẽo đầy âm khí, nhưng với người dân trong xóm vốn sinh ra đã quen sống chung với mồ mả thì dường như chẳng còn khoảng cách giữa người sống và người chết.

Sự phát triển theo xu thế văn minh, khang trang, hiện đại là tín hiệu đáng mừng, là cần thiết, nhưng đối với những người dân Xóm Gò Mả là nỗi lo về nơi ăn chốn ở cho ngày mai. Khi các ngôi mộ được di dời thì người dân sống trong xóm phải dọn đi nơi khác. Hiện nơi đây chỉ có khoảng gần 30 hộ gia đình còn tồn tại, trong đó, có 20 hộ nằm trong khu vực đất thổ cư, nhà có giấy tờ đầy đủ. Chỉ còn khoảng 10 căn nhà tôn nằm trên đất công, vì họ là hộ nghèo, chưa có chỗ ở ổn định nên chính quyền tạo điều kiện cho ở tạm. Tới đây, khi khu đất này được cải tạo làm công viên, khu vui chơi thì họ phải dời đi.

 Theo kế hoạch chỉnh trang đô thị, chính quyền quận 8 cũng như TP HCM đã tiến hành giải tỏa, dọn rác, cải tạo khu Gò Mả để làm công viên, khu vui chơi cho người dân trong xóm. Hơn 200 ngôi mộ sẽ được cải táng, di dời. Cuộc sống cư dân nơi đây sẽ không còn cái cảnh đất chật, người đông, con nít thiếu sân chơi nên suốt ngày chỉ quanh quẩn bán đồ hàng, xúc đất bên mộ. Những ngôi nhà nhỏ khang trang, ấm áp được xây dựng san sát nhau, bọn trẻ sẽ được cắp sách đến trường..Ngoài kia ánh nắng mặt trời đang lên cao.                                                                 

Bạn đang đọc bài viết Cư dân xóm nghĩa địa đón ánh nắng mặt trời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành