Thứ tư, 17/04/2024 04:20 (GMT+7)

Bình đẳng giới, trách nhiệm không của riêng ai

MTĐT -  Thứ hai, 19/11/2018 09:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tạo sự bình đẳng giữa nam và nữ, nâng cao vị thế cho phụ nữ là một trong ba mục tiêu thiên niên kỷ đã được Việt Nam hoàn thành trước thời hạn năm 2015.

Khung chính sách, pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta cũng tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới vẫn tồn tại dai dẳng, thể hiện trong nhiều mặt của đời sống xã hội, nên việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới là trách nhiệm của tất cả mọi người, không phải riêng ai.

Trong số hàng trăm vụ bạo lực gia đình được phát hiện thông qua mô hình “địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” ở thành phố Hà Nội. Trên thực tế, tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em gái xảy ra khá phổ biến. Theo số liệu thống kê cuộc điều tra quốc gia về bạo lực gia đình, 58% số phụ nữ từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực và trung bình cứ 3 phụ nữ lại có một phụ nữ bị bạo lực. Từ năm 2011 đến nay, mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 2.000 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em, trong đó có hơn 1.000 vụ xâm hại tình dục. Đa số nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục là trẻ em gái.

Do định kiến, quan niệm lạc hậu về giới tồn tại dai dẳng, phụ nữ và trẻ em gái ở nước ta vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Trong gia đình, họ phải thực hiện những công việc không tên. Ngoài xã hội, phụ nữ thường không được trả lương nhiều hơn nam giới. “Mỗi phụ nữ Việt Nam sử dụng khoảng 5 giờ/ngày để làm việc nhà, chăm sóc gia đình, cao hơn nam giới từ 2 đến 2,5 giờ/ngày. Trẻ em gái thời gian cho việc học ít hơn trẻ em trai khoảng 4-6 giờ/tuần” - bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phản ánh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngoài xã hội, lao động nữ đang ở vị thế thấp hơn lao động nam trong cơ cấu việc làm. Kết quả nghiên cứu về phụ nữ, việc làm và tiền lương của Mạng lưới hỗ trợ lao động đi cư Việt Nam (M.net) cho thấy, tỷ lệ lao động nữ phải làm công việc dễ bị tổn thương lên tới 59,6% cao hơn nhiều so với mức 31,8% của lao động nam. Cùng trình độ, công việc, lao động nữ đang có thu nhập thấp hơn các nam đồng nghiệp 12% ở vị trí lãnh đạo, 19,4% ở vị trí chuyên môn, kỹ thuật bậc cao và 15,6% ở nhóm lao động giản đơn.[1]

Nhiều phụ nữ đã chọn cho mình con đường khó khăn khi dấn thân vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học - địa hạt mà nam giới vẫn đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, những “trái ngọt” mà họ đạt được đã đem lại những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực khoa học, đời sống.

Không chỉ được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế vinh danh vì đã có nhiều công trình nghiên cứu thiết thực.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài, Trưởng khoa Dược - Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế) đã được trao giải thưởng: Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học của Quỹ L’Oréal và UNESCO 2017 vì tìm ra những sản phẩm ứng dụng làm thuốc từ nguồn dược liệu y học dân tộc cổ truyền và nghiên cứu phát triển tìm kiếm thuốc mới trong định hướng phát triển sản phẩm giảm cân, sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, suy giảm trí nhớ ở người già.

TS.Trần Thị Ngọc Dung, Trưởng Phòng Công nghệ thân thiện môi trường, Viện công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được đánh giá cao vì những nghiên cứu mang tính ứng dụng về vật liệu nano trong các loại sản phẩm như băng gạc điều trị vết thương, vết loét lâu lành, bộ dụng cụ lọc dùng cho mục đích làm sạch nước quy mô gia đình, sản phẩm phòng, chống ô nhiễm môi trường, dung dịch vệ sinh phụ nữ…

Tiến sĩ Trần Phương Thảo, giảng viên Bộ môn Hóa dược, Trường Đại học Dược Hà Nội được chọn trao học bổng Nhà nghiên cứu khoa học nữ tài năng 2017 L’Oréal - UNESCO với đề tài Nghiên cứu phát triển dẫn chất mới ức chế enzyme Glutaminyl cyclase hướng điều trị bệnh Alzheimer.

Tiến sĩ Hoàng Thị Đông Quỳ, Trưởng bộ môn Vật liệu polymer và composite, Khoa Khoa học và công nghệ Vật liệu, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quôc gia TP Hồ Chí Minh được vinh danh với đề tài có kết quả tổng hợp thành công vật liệu polymer nanocomposite có tính chất nhiệt cao và khả năng chống cháy tốt, nhằm ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Vật liệu này được tổng hợp trên nguồn nguyên liệu tái chế hoặc từ các polyol từ nguồn tự nhiên nhằm thay thế nguyên liệu truyền thống từ nguồn hóa dầu.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lệ Thu, Khoa Công nghệ vật liệu, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được ghi nhận với đề tài Nghiên cứu chế tạo vật liệu silicon thông minh có khả năng “nhớ hình” và “tự lành”, ứng dụng làm vật liệu y sinh cấp phép và màng phủ tự làm lành vết xước.

Là một trong hai nhà khoa học tiêu biểu của Việt Nam trong danh sách 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2017, Tiến sĩ Hà Phương Thư, Trưởng phòng Vật liệu nano y sinh, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trước đó đã vào danh sách “50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017” do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Một trong những nghiên cứu khoa học nổi bật của chị đã được ứng dụng hiệu quả là chế tạo thành công Phức hệ nano FGC với điểm đột phá là sử dụng toàn bộ nguyên liệu từ cây cỏ Việt Nam như tam thất, nghệ vàng và rong biển với mục đích chống ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư mà không làm hại các tế bào lành. Đến nay Tiến sĩ Hà Phương Thư đã có 30 công bố về lĩnh vực nano y sinh trên các tạp chí quốc tế.[2]

GS.TS Đặng Kim Chi, nguyên Phó Viện trưởng Viện KH - CN - MT thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã vượt qua bao nhiêu khó khăn để hoàn thành xuất sắ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa họcvề làng nghề chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được bầu chọn nhà khoa học nữ đạt giải khoa học Kovaleaka.

PGS TS Bùi Thị An, nguyên Viện trưởng Viện nhiệt đới vện KHVN, Phó Chủ tịch Liên hiệp HKHKT Hà Nội. Từng tham gia HĐND thành phố và đại biểu quốc hội khóa XIII, PGS Bùi Thị An nổi tiếng là thẳng thắn. Trong quá trình tham gia HĐND và quốc hội TS An là người luôn luôn thẳng thắn bảo vệ lợi ích của nhà nước, quan tâm đến lợi ích của cử tri được cử tri rất tín nghiệm. Hiện nay không tham gia quốc hội nữa, nhưng với tính chất thẳng thắn trung thực của TS An luôn được các cử tri và giới truyền thông tín nhiệm vì vậy trong các buổi trao đổi về các phát biểu của đại biểu quốc hội hay các vấn đề nóng bỏng của xã hội, bà An luôn được giới báo chí quan tâm và thường được tham khảo ý kiến. Một con người như bà An dù làm gì, ở đâu vẫn được tín nhiệm của mọi người

Công ty Vinamilk hầu hết lãnh đạo là nữ do nữ Tổng giám đốc Mai Kiều Liên lãnh đạo, trong nhiều năm qua đạt lá cờ đầu của Việt Nam về sản xuất và kinh doanh. Năm 2000 Vinamilk nhập giống bò A2 về Việt Nam không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng mà còn chứng minh được sự phát triển của Vinamilk cũng như ngành sữa của Việt Nam trên trường quốc tế. Sữa tươi cao cấp A2 với giống bò A2 thuần chủng nhập khẩu từ New Zealand một lần nữa khẳng định cam kết của Vinamilk luôn tiên phong đem đến những sản phẩm chất lượng quốc tế vượt trội đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày một cao và đa dạng của người dân Việt Nam.

Một năm có khoảng 15 tỷ sản phẩm của vinamilk được sản xuất tại 13 nhà máy trải dài trên khắp Việt Nam, trong đó có hai siêu nhà máy sữa bột và sữa nước tại Bình Dương được trang bị công nghệ tiên tiến nhất thế giới với hệ thống thiết bị khép kín và tự động hóa hoàn toàn từ khâu chế biến đến thành phẩm và đống gói, bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà máy sữa bột Việt Nam mỗi năm cho ra đời 54.000 tấn sữa bột còn nhà máy sữa Việt Nam (Mega factory) thì có công suất 400 triệu lít sữa nước / năm và đang trong giai đoạn mở rộng qua giai đoạn hai với công suất gấp đôi đạt 800 triệu lít sữa / năm

Ngoài 13 nhà máy sản xuất sữa trải dài khắp Việt Nam. Vinamilk còn đầu tư xây dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 100%), Vianmilk năm 22,8% cổ phần tại nhà máy sữa Miraka (New zeanad), sở hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood), (Mỹ) và đầu tư công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vina milk tai châu Âu.Sản phẩm của Vinamilk hiện có mặt hơn 40 nước trên thế giới, như Camphuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, nga , Ca Na Đa, Mỹ, Úc, … Kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk từ mức xấp xỉ 30 triệu USD vào năm 1998 đã tăng lên gần 260 triệu USD vào năm 2016. Toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đạt chuẩn GMP và các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như tiêu chuẩn ISO 17025, ISO 14000, tiêu chuẩn 22000 và tiêu tiêu chuẩn FSSC 22000, trong đó GMP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm và được khuyến khích áp dụng cho các công ty thực phẩm nói chung.

Tạo môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái.
Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội cho biết, nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, phụ nữ và trẻ em gái ở nước ta được hỗ trợ bảo vệ bằng khung pháp lý và hệ thống chính sách quốc gia về an sinh xã hội. Nổi bật là chính sách thúc đẩy việc làm bền vững và giảm nghèo, chính sách hỗ trợ xã hội, chính sách bảo đảm về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch... Xét thấy bộ luật lao động năm 2012 còn thiếu những quy định rõ ràng về giới, trong qúa trình nghiên cứu sửa đổi bộ luật này, các cơ quan chức năng đang đề xuất bổ sung nhiều qui định liên quan đến giới và bình đẳng giới.

Để nâng cao nhận thức của xã hội, cùng với thực hiện chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới, các ngành, các địa phương đã tích cực hưởng ứng “tháng hành động về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” diễn ra từ 15 - 11 đến 15 - 12 trên phạm vi toàn quốc “tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” năm 2018 sẽ có nhiều hoạt động sôi nổi hấp dẫn nhằm truyền đi thông điệp “ chủ dộng phòng chống bạo lực, xâm hại bà mẹ, trẻ em”

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, số vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em gái giảm dần qua từng năm và vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định. “Hiện nay Việt Nam có hơn 70% số lao động nữ tham gia vào thị trường lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Đáng chú ý phụ nữ tham gia quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021, chiếm 27%, đưa Việt Nam vào nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội cao ở khu vực và thế giới, phụ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm hơn 20% và có xu hướng tăng lên, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng bộ lao động thương binh và xã hội cho biết

Ngoài những chương trình hoạt động chung, các cơ quan chức năng của Hà Nội còn tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những quy định pháp luật về bình đẳng giới, đưa chương trình giáo dục giới tính, bình đẳng giới cho học sinh, sinh viên vào các giờ ngoại khóa , sinh hoạt tập thể. Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các tổ chức plan Intenational. Việt Nam xây dựng mô hình “Thành phố an toàn cho trẻ em gái” từ năm 2012 đến nay. Đặc biệt, TP Hà Nội đã xây dựng hơn 1600 mô hình, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng làm nơi tạm lánh cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, tư vấn, hỗ trợ hàng trăm vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình, bảo vệ các quyền hợp pháp của phụ nữ trẻ em.

Thực tế cho thấy những phụ nữ hiểu biết xã hội, có trình độ chuyên môn thường có thu nhập cao hơn và cũng ít bị bạo lực hơn. Điều đó có đồng nghĩa với việc muốn có bình đẳng giữa nam và nữ, trước hết, mỗi phụ nữ, trẻ em gái cần chủ động học tập, phấn đấu để khẳng định vai trò năng lực của bản thân. Khi bị bạo lực, xâm hại, hoặc có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, nạn nhân không nên im lặng, mà hãy lên tiếng để nhận đước sự trợ giúp kịp thời. các cơ quan chức năng cần hỗ trợ, thúc đẩy, tạo ra môi trường an toàn, bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Theo Thứ trưởng Bộ khoa học và công nghệ Trần Văn Tùng thực tế cho thấy, những năm qua, tỷ lệ phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học không ngừng tăng và ngày càng có nhiều người thành công trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học,phát triển công nghệ. Với những nghiên cứu của mình, các chị đã đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. Thứ trưởng đánh giá cao vai trò và sự đóng góp cũng như cống hiến và tinh thần làm việc của các nữ tri thức với nhiều hoạt động thiết thực và rất có ý nghĩa . Rất nhiều sản phẩm của các nhà khoa học nữ đã và đang đi vào đời sống xã hội, góp phần phát triển kinh tế, đem lại sức khỏe cho người dân.

Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Minh Thi, Viện trưởng Viện nghiên cứu gia đình và giới nhận định, Ở Việt Nam, phụ nữ là lực lượng quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vai trò của họ trong tham gia nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn do rất nhiều yếu tố như rào cản về ngôn ngữ, năng lực hội nhập và khả năng tư vấn phản biện chính sách mới …Bên cạnh đó, so với nam giới, phụ nữ thiếu thời gian tham gia nghiên cứu khoa học và ít được động viên, khuyến khích theo đuổi một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực khoa học tự nhiên. Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong nghiên cứu khoa học, theo phó giáo sư Trần Thị Minh Thi, Cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, sử dụng lao động nữ hợp lý, chính sách xã hội phản ánh được lợi ích và nguyện vọng của phụ nữ.

Giáo sư, tiến sỹ khoa học Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội phụ nữ tri thức Việt Nam cho biết, hiện Hội có khoảng 3.100 hội viên trong đó 70% hội viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên. Tuy nhiên không ít nhà nữ khoa học chưa phát huy được tài nguyên trí tuệ của mình hiệu quả nhất. Theo Giáo sư, tiến sỹ Phạm Thị Trân Châu, cơ hội đang có nhiều, nhưng chị em có tận dụng được cơ hội ấy hay không còn tùy thuộc vào mỗi người. Bản thân phụ nữ phải có quyết tâm cao thì mới tận dụng được những chính sách hiện nay của Đảng, nhà nước đối với lĩnh vực khoa học công nghệ. Vậy nên, theo giáo sư Phạm Thị Trân Châu, đông đảo chị em tri thức hãy luôn thường trực ý thức, quyết tâm tận dụng cơ hội của thời đại để tạo ra nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu thiết thực với đời sống xã hội [2]

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội


Tài liệu tham khảo
1. HNM ngày 15/11/2018
2. HNM ngày 6/11/2018
3. Tạp chí Môi trường và sức khỏe các số 395,396,397

Bạn đang đọc bài viết Bình đẳng giới, trách nhiệm không của riêng ai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.